6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Mùa hạ rực rỡ trong thơ Nguyễn Trãi và mùa hạ ngột ngạt trong thơ Nguyễn
nói lên tâm tƣ, tâm trạng buồn của mình.
2.2.2. Mùa hạ rực rỡ trong thơ Nguyễn Trãi và mùa hạ ngột ngạt trong thơ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến
Mùa hạ trong sáng tác của hai thi nhân chúng tôi thống kê đƣợc 18 bài; tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến, mỗi ngƣời đều có 9 bài viết về mùa hè.
Theo quy luật vận động tuần hoàn thì mùa hạ là sự tiếp nối của mùa xuân. Thế nhƣng trong sáng tác của hai thì nhân thì số lƣợng rất hạn chế. Hè rất đẹp rất rộn ràng trong khúc nhạc đồng quê. Ngoài tiếng cuốc kêu, tiếng chim tu hú, tiếng sáo diều, tiếng ve râm ran, tiếng nói cƣời của con ngƣời. Trong cái nóng bức của mùa hè, một cơn mƣa cũng đã tạo cho cảnh sắc thiên trở nên mát dịu hơn:
Vũ quá đình kha trƣởng lục âm Thiên thanh cung chủy tấu Ngu cầm Song tiền hoàng quyển công môi thụy Hộ ngoại thanh sơn cố sách ngâm
( Hạ nhật mạn thành II)
Dịch nghĩa: (Mƣa tạnh, cành cây ngoài sân thêm sắc xanh Tiếng ve ngâm nhƣ tấu nhạc vua Ngu Thuấn Trƣớc song cửa cuốn sách vàng ru giấc ngủ Ngoài kia núi non xanh biếc giục ngâm thơ).
Trong các bài thơ viết về mùa hè của Nguyễn Trãi, bài thơ Cảnh ngày hè là một tác phẩm tiêu biểu nhất:
Rồi hóng mát thửa ngày trƣờng, Hòe lục đùn đùn tán rợp trƣơng Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hƣơng Lao xao chợ cá làng ngƣ phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dƣơng. Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phƣơng.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)
Bức tranh ngày hè đƣợc tác giả đón nhận và vẽ lên thực rực rỡ, tƣơi đẹp với nhiều màu sắc. Đây quả là phong cảnh chiều hè của đất nƣớc thanh bình, có hòe biếc, có thạch lựu đỏ, có sen hồng, có tiếng ve dắng dỏi. Mặc dù khung cảnh tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhƣng nó vẫn căng tràn sức sống với những từ ngữ “ đùn đùn”, “ giƣơng”, “phun”, “ tiễn”, “ lao xao”, “ dắng dỏi”. Điều mà nhà thơ hi vọng nữa là tiếng đàn của vua Ngu Thuấn. Từ những bão táp cuộc đời mình, ông đã thể hiện cái nhìn sâu sắc về cuộc đời đầy phức tạp cùng tình cảm nhân hậu và chân thành đối với đất nƣớc, con ngƣời. Có thể nói, ƣớc mơ của Nguyễn Trãi chính là mong nhân dân có một cuộc sống no đủ, một xã hội thái bình:
Trong thơ của Nguyễn Khuyến bức tranh mùa hè dƣờng nhƣ lại đối lập hoàn toàn với bức tranh mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi. Với óc quan sát tinh tế cộng tâm hồn chan chứa với cảnh vật đã đem lại cho ông những vần thơ biết bao nhiêu cung bậc, sắc thái, hình vẽ…chƣa từng thấy trong thơ ca trƣớc đó. Một mùa hè với cái nóng nực đặc trƣng đƣợc diễn tả thật hàm xúc trong những vần thơ ngũ ngôn :
Tháng tƣ đầu mùa hạ Tiết trời thật oi ả Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ Biếng nhắp năm canh chầy Gà đà sớm giục giã.
( Than mùa hè )
Cảnh mất ngủ khổ sở vào những đêm hè nhiệt đới ngột ngạt oi bức rất quen thuộc với mỗi ngƣời Việt Nam, kể cả với những du khách đã sống qua ở Việt Nam trong những điều kiện giản dị vào mấy tháng hè. Âm thanh của tiếng dế và sự quấy rầy của đàn muỗi là hai nét chấm phá điển hình cực tả đƣợc cái oi ngột ngạt vừa ngoại cảnh vừa nội tâm ấy.
Thời tiết và cảnh vật nhƣ thế càng làm cho lòng ngƣời thêm u buồn và nặng trĩu, sự khó chịu của con ngƣời trƣớc cái khắc nghiệt của thiên nhiên cộng thêm sự khó chịu trƣớc tình cảnh của đất nƣớc đã làm cho không khí ngày hè trở nên nóng giờ lại càng nóng hơn:
Kim hạ khổ khái nhiệt Thảo khô trạch diệc kiệt Ích chi dĩ Tây phong Hà vật bất mĩ diệt?
(Hè này nóng khổ quá! Cỏ khô, đầm cạn cả Lại thêm ngọn gió Tây Vật gì chẳng tàn tạ?)
(Mùa hè năm Nhâm Dần)
Có thể nói trong bốn mùa, có lẽ mùa hè là mùa nóng nhất, ngột ngạt nhất và cũng dễ làm cho ngƣời ta dễ bực bội, bức xúc nhất. Nhƣng mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp đặc trƣng riêng của nó; mùa xuân sao có đƣợc không khí nhƣ mùa hè hay mùa thu và ngƣợc lại. Thơ Tam Nguyên Yên Đổ tuy có những bứt rứt, khó chịu nhƣng vẫn rất đặc trƣng :
Cá vƣợt khóm rau lên mặt nƣớc Bƣớm len lá trúc lƣợn rèm thƣa Nhân hứng cũng vừa toan cất chén Sấm động rầm rập gió nồm qua.
( Vịnh mùa hè)