1.2.2 .Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn
2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.2.1. Kết cấu
Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận. Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định, gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó, kết cấu cũng có nhiệm vụ tổ chức hệ thống tính cách nhân vật, sự kiện, cách biến cố, hình ảnh, cảm xúc, … làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại ngay từ bên trong tác phẩm, tạo cho văn bản một chỉnh thể nghệ thuật không thể chia tách được. Có nhiều hình thức kết cấu trong văn bản văn học. Tuy nhiên, trong hầu hết các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu lựa chọn hai hình thức kết cấu: kết cấu theo trình tự thời gian và kết cấu tâm lý.
2.2.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian
Bồ câu không đưa thư, Thằng quỷ nhỏ và Mắt biếc là ba tác phẩm được Nguyễn Nhật Ánh viết kết cấu theo trình tự thời gian. Từng câu chuyện được trình
bày theo thứ tự và phát triển trước sau của thời gian, các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng.
Câu chuyện bắt đầu của Bồ câu không đưa thư là từ lá thư làm quen để trong hộc bàn của Thục – một cô nữ sinh trong bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương. Tác phẩm là những hồi ức trong sáng, dễ thương của tuổi học trò: tình bạn, tình yêu tuổi học trò, những lá thư bâng quơ bỏ vội hộc bàn, những trò nghịch ngợm, tếu táo nhất quỷ nhì ma. Những lo lắng về chọn trường, ngành học những ngày cuối cấp. Người đọc dễ dàng tìm thấy hình ảnh của mình của các bạn mình trong những Thục, Phán Củi, Cúc Hương, Xuyến. Rồi theo trật tự tuyến tính, tác giả viết về thực tại khi các nhân vật trưởng thành, bị cuốn theo những lo toan của cơm áo gạo tiền. Nhưng có lẽ những kí ức ngày xưa sẽ là nơi chốn cho ta quay về, xoa dịu tâm hồn ta với những điều trong sáng, hồn hậu nhất.
Thằng quỷ nhỏ mở đầu là ngày đầu tiên đi học tại trường mới của nhân vật Nga và cô bé hiểu nhầm Luận – một cậu trai nghịch ngợm, khoái trêu ghẹo bạn bè là “thằng quỷ nhỏ. Tuy nhiên, “thằng quỷ nhỏ” ở đây lại là biệt danh của Quỳnh, một bạn nam trong lớp có vẻ ngoài khác lạ, cổ quái và những trò tiêu
khiển đặc trưng. Tuy nhiên, Nga không hùa theo đám đông để chòng ghẹo Quỳnh. Cô đã bỏ qua vẻ ngoài đặc biệt của Quỳnh và dành cho cậu bạn cùng bàn một sự cảm mến bởi sự tốt bụng và nhiệt tình của anh. Khải là một cán bộ lớp đẹp trai, học giỏi, thích Nga từ ngày đầu cô bé chuyển đến. Khải tận dụng lợi thế gần nhà, luôn tìm mọi cách chiếm được cảm tình của Nga nhưng lại luôn bị nhắc đến là “bạn của chị Ngàn”, bị Nga từ chối mọi đường. Nhờ em trai của mình là Ngoạn, Nga tìm được lời giải đáp cho những cuốn sách Quỳnh tặng và những bông hoa cắm trên mặt tủ. Cảm thông cho hoàn cảnh éo le của Quỳnh, Nga cũng nhận ra một Quỳnh khéo léo, ấm áp, tốt bụng với lũ trẻ con hàng xóm, nhận ra được tình cảm đặc biệt Quỳnh dành cho mình. Tuy nhiên, Nga lại cảm thấy bối rối, ngượng ngùng, cô bé nhận lời đi chơi với Khải. Biến cố ập đến với gia đình Quỳnh, cậu phải đưa mẹ bệnh về quê chăm sóc, để lại sau lưng lớp học và gửi tặng Nga quyển sách đóng bìa mạ vàng. Câu chuyện kết thúc với chi tiết Nga cầm dao lam cạo dòng chữ “mến tặng Nga – Khải” trên cuốn sách Quỳnh tặng.
Mắt biếc là câu chuyện mở đầu với tuổi thơ của Ngạn, một cậu bé thuộc trường phái cổ điển và cô gái hơi hướng hiện đại Hà Lan. Hai người bên nhau từ thời cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành cái trống trường, cho đến những tháng ngày lặng lẽ làm đôi bạn cùng tiến, và nổi giông bão ở cái thời điểm
Hà Lan lên thành phố học hành. Nguyễn Nhật Ánh đã cố giành lấy sự đồng cảm của độc giả khi để dành nhân vật “tôi” trong vai Ngạn tự kể lại tuần tự cuộc đời mình nhưng với một giọng điệu phức hợp, kể về tuổi thơ một cách trong trẻo hồn nhiên, kể về quãng đời trưởng thành lạnh lùng, logic. Và cuối cùng luôn tạo điểm nhấn bằng cái kết ám ảnh.
Kết cấu theo trình tự thời gian trong các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh không hề gây ra sự rườm rà, nhàm chán. Ngược lại, kết cấu này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân thức của thanh thiếu niên. Trong từng trang văn, người đọc dễ dàng cảm nhận được tính tính triết lý gắn liền với hiện thực đời sống được nhà văn khéo léo đưa vào.
2.2.1.2. Kết cấu tâm lý
Nhìn chung, kết cấu các tác phẩm về sự trưởng thành của Nguyễn Nhật Ánh thường diễn ra theo cốt truyện như sau: Nhân vật tham gia vào câu chuyện sẽ lần lượt trải nghiệm từng thất bại, mất mát, trải qua những khó khăn, thử thách và đến cuối tác phẩm thì nhân vật thay đổi, trưởng thành trong suy nghĩ và cách nhìn nhận về mọi chuyện. Mặt khác, với văn học tuổi mới lớn, sự trưởng thành có thể được biểu hiện ở việc “vỡ lẽ” sau những hiểu lầm hay “ngộ nhận” bồng bột của lứa tuổi hoặc nhận ra chính xác một giá trị nào đó ở phần kết thúc của tác phẩm. Đó là bài học giáo dục dành cho tuổi mới lớn đầy sâu sắc và kín đáo toát ra từ câu chuyện.
Mắt biếc được viết dưới góc độ tâm lý của nhân vật Ngạn. Từ khi quen biết Hà Lan, diễn biến tâm lý của Ngạn trải qua nhiều biến động phức tạp trong suốt quá trình lớn lên, trưởng thành. Trong suốt tuổi ấu thơ và tiểu học, Ngạn hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình và người bạn gái thân thiết Hà Lan. Lớn thêm chút nữa, Ngạn cảm nhận được những rung động đầu đời với cô bạn thân thiết. Những tình cảm mới chớm, những hờn giân vu vơ cứ dần dần được Nguyễn Nhật Ánh khắc họa tài tình. Đến khi trưởng thành, Ngạn lại vướng vào mối quan hệ “éo le” với hai mẹ con Hà Lan. Bối rối và bế tắc, anh chọn cách ra đi để tìm con đường giải thoát cho bản thân cũng như tâm trạng của mình. Xen kẽ với tâm lý tình cảm, độc giả cũng cảm nhận được một chàng trai Ngạn có tấm lòng yêu quê hương, làng xóm sâu sắc.
Giống với Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây cũng được viết dựa trên tâm lý của nhân vật chính là Đông. Từ thành thị về thăm quê, Đông thấy quê hương mình và con người nơi đây sao mà đẹp và bình yên đến vậy. Hòa chung với tình yêu quê hương, làng xóm, tình cảm đối với những người thân trong gia đình là những cảm
xúc đặc biệt của tuổi mới lớn với cô bé Rùa. Mới đầu, Đông hoài nghi tình cảm của mình là thương hại. Sau “sự cố” khi trú mưa trong rừng, mới đầu Đông cảm thấy bối rối, rồi chuyển sang nghi ngờ chính cảm xúc của mình. Dần dần, những lần gặp gỡ, khám phá làng quê, khu rừng cùng Rùa và lầm tưởng Rùa đã chết làm Đông càng thêm chắc chắn với tình cảm dành cho cô bé 14 tuổi. Khi nhận được giấy báo của bệnh viện, tâm trạng Đông rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tưởng như câu chuyện có một kết thúc buồn nhưng không, Rùa còn sống và Đông nhận được thông báo gửi nhầm kết quả của bệnh viện. Truyện kết thúc có hậu, Đông khẳng định được tình cảm của mình và có lẽ trong tương tai, câu chuyện tình cảm của hai bạn trẻ sẽ thật tươi sáng và rực rỡ.
Bồ câu không đưa thư và Cô gái đến từ hôm qua cũng được Nguyễn Nhật Ánh xây dựng trên tâm lý tình cảm của các nhân vật. Với anh chàng Thư là tình cảm rung động đầu đời e thẹn, lém lỉnh với cô bạn Việt An lạnh lùng. Cũng là tình cảm đầu đời nhưng với anh chàng Phong Kê (Phán củi) lại có phần bí ẩn, mang sắc màu trinh thám làm bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương và cả anh bạn Hoàng Hòa tội nghiệp phải đau đầu. Hơi khác một chút so với các truyện trên, Thằng quỷ nhỏ là câu chuyện tổng hợp quá trình diễn biến tâm lý của cả bốn nhân vật là Nga, Quỳnh, Khải và Luận. Với Quỳnh là tình cảm thầm kín với cô bạn cùng bàn tốt bụng, với Khải là tình cảm rung động và cách thể hiện phần “mạnh dạn” của cô bạn mới nhẹ nhàng, duyên dáng, với Luận, sau những trò nghịch ngợm là tâm lý biết suy nghĩ, hối hận và cảm thông với hoàn cảnh của cậu bạn Quỳnh cùng lớp. Còn với Nga, bề ngoài tâm lý có phần dửng dưng, khó đoán nhưng bên trong lại là cô gái tốt bụng, kín đáo, đằm thắm với không chỉ Quỳnh mà còn cả các bạn cùng lớp.
Nói chung, tâm lý tuổi mới lớn của các nhân vật được Nguyễn Nhật Ánh xây dựng trên những rung động, những tình cảm đầu đời giản dị, thơ ngây, trong sáng nhưng cũng rất tinh tế. Như vậy, điểm mạnh của một câu chuyện tuổi mới lớn không phải là đưa ra đạo lý, mà đem lại sự trưởng thành qua các cuộc trải nghiệm. Bởi vì trong văn học tuổi mới lớn, chúng ta không học đạo lý, mà học các bài học từ thực tế.
2.2.2. Cốt truyện chứa đựng tình huống truyện độc đáo và kết thúc bất ngờ
Tình huống là vấn đề cốt tử của tác phẩm truyện. Nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức Hegel trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã định nghĩa rất rõ rang về tình huống. Nói một cách khái quát thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh
bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.
Vẫn là những câu chuyện về tuổi mới lớn với các mối quan hệ về tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu, tình thầy trò, làng xóm,… nhưng mỗi câu chuyện lại được Nguyễn Nhật Ánh tạo dựng những tình huống độc đáo khác nhau, khiến bạn đọc không có cảm giác nhàm chán, lặp lại. Đồng thời thông qua những tình huống đó nhà văn đã để nhân vật bộc lộ tính cách của mình và nói lên tư tưởng của tác phẩm.
Màu sắc trinh thám được Nguyễn Nhật Ánh tạo dựng, trước hết ở những tình huống nảy sinh trên lớp học. Bồ câu không đưa thư là cuộc điều tra của ba cô nữ sinh lớp 12 Xuyến, Thục, Cúc Hương về những lá thư bí ẩn làm quen, tỏ tình với Thục để trong ngăn bàn ở lớp buổi sáng có ký tên “Phong Khê”. Ba cô nàng đã lên kế hoạch tìm ra “thủ phạm” lá thư. Kế hoạch được sự giúp đỡ của Phán củi – một chàng trai giỏi làm thơ trong lớp. Phán củi có nhiệm vụ làm thơ để trả lời thư cho anh chàng Phong Khê. Theo sự điều tra, theo dõi của ba cô thì lá thư được để trong ngăn bàn của lớp học buổi sáng là chỗ ngồi em gái của anh bạn lớp trưởng Hoàng Hòa. Mối nghi ngờ lớn nhất tập trung vào Hoàng Hoà, người cũng có cảm tình với Thục. Nhưng rồi mọi bằng chứng cũng cho thấy lá thư đó không phải do Hoàng Hòa viết. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc điều tra của ba cô gái nhưng không kém phần hấp dẫn bởi những dự định nghi ngờ về “thủ phạm” lá thư đều dần dần không đúng như dự đoán ba cô bạn. Bất ngờ của tình huống truyện tập trung ở phần kết thúc khi tác giả để “thủ phạm” lộ diện. Không ai khác người viết thư cho Thục là Phán củi. Người mà ba cô gái không bao giờ nghĩ đến, đã vậy lại còn nhờ làm quân sư đối đáp thư với Phong Khê. Thú vị của câu chuyện nằm ở chỗ Phán củi đã tạo ra một bức màn bí mật ở biệt danh Phong Khê. Phong Khê chính là nơi đóng đô của An Dương Vương Thục Phán, ghép tên Thục và Phán vào thành “Thục Phán”. Phán Củi kèm học toán cho em gái Hoàng Hòa là Hoàng Hoa và đã nhờ cô em này để những bức thư tỏ tình vào ngăn bàn của Thục học buổi chiều.
Cũng mang màu sắc trinh thám, tuy nhiên cuộc điều tra của Nga trong
Thằng quỷ nhỏ lại xuất hiện vỏn vẹn ở chương 8, 12, 13. Nga nhận thấy sự khác lạ từ những cuốn sách Quỳnh tặng, những bông hoa được cắm ngay ngắn trong lọ trên nóc tủ ngoài phòng khách. Đến chương 15, mọi thắc mắc của Nga đều được
hé lộ. Hóa ra nhà Quỳnh chỉ cách nhà Nga vài trăm mét và thằng Ngoạn – em trai Nga rất hay sang nhà Quỳnh chơi. Chính Ngoạn đã nói cho Quỳnh biết Nga thích sách gì, và cũng chính Ngoạn giúp Quỳnh đem những bông hoa về cắm trên tủ buýp-phê. Nhờ có Ngoạn, Nga mới có thể lờ mờ nhận ra tình cảm đặc biệt mà bấy lâu nay Quỳnh dành cho mình.
Truyện là bức tranh về thế giới học trò tinh nghịch hồn nhiên. Vẫn là những cảm xúc rung động đầu đời của những ngày mới lớn nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã tạo dựng một tình huống truyện mang màu sắc trinh thám, có điều tra, phân tích, theo dõi, có giải mã, biệt danh,… Chính điều đó đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện từ đầu tới cuối. Ngay cả bạn đọc cũng bất ngờ với kết thúc của truyện. Nhưng đằng sau sự bất ngờ của tình huống là sự xúc động của tình bạn. Đây cũng là giá trị nhân văn sâu sắc mà tình huống truyện đem lại.
Kết thúc bất ngờ là một trong những nét độc đáo khi xây dựng tình huống truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Viết về tuổi mới lớn tác giả khai thác nét tâm lí nổi bật của các em là những cảm xúc rung động đầu đời. Vẫn là các cung bậccảm xúc của các chàng trai cô gái mới lớn. Nhưng với mỗi thiên truyện, tác giả lại khéo léo tạo dựng tình huống khác nhau khiến các câu chuyện trở nên hấp dẫn bạn đọc. Đến với Cô gái đến từ hôm qua tác giả đã để anh chàng Thư kể lại câu chuyện của mình về hai người bạn gái. Một cô bạn tên Tiểu Li là người bạn thuở nhỏ ở cạnh nhà. Và cô bạn thứ hai là Việt An, một người bạn mới chuyển tới lớp mà Thư có cảm tình muốn làm quen. Song nếu cô bạn Tiểu Li thưở nhỏ ngoan ngoãn, hiền lành luôn để cho Thư bắt nạt bao nhiêu thì cô bạn Việt An lại kiêu kỳ, khó chinh phục bấy nhiêu. Sự đối nghịch này là lí do để mỗi lần thất bại với các chiêu tán tỉnh Việt An thì Thư lại ngậm ngùi nhớ về cô bạn Tiểu Li thưở nhỏ. Cũng bởi thế câu chuyện luôn song hành giữa quá khứ và hiện tại. Đến khi Việt An chấp nhận làm bạn gái của Thư, Thư đã kể cho Việt An nghe về những kỷ niệm tuổi thơ cùng cô bạn gái Tiểu Li. Cô bạn nhỏ có vết sẹo mờ trên trán do một lần Thư đẩy ngã Tiểu Li đập đầu vào cạnh bàn. Tình huống nảy sinh vào phút cuối của câu chuyện. Trong phút chốc Việt An sững sờ và bức màn bí mật về cô bạn Tiểu Li được hé mở: “Tôi chưa kịp nói dứt câu, nó đã nhẹ nhàng vén tóc lên và tôi