Ngôn ngữ giàu chất tạo hình

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 79 - 87)

1.2.2 .Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn

4.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ

4.3.2. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình

Từ láy được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Theo cách hiểu này, có thể nói, trong các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, từ láy xuất hiện dày đặc; nhiều từ láy xuất hiện với tần số cao. Trong các kiểu từ láy, từ láy hoàn toàn ít được sử dụng; trong các từ láy bộ phận, từ láy âm đầu xuất hiện nhiều hơn từ láy vần. Những từ láy xuất hiện nhiều lần là: thỉnh thoảng, thầm thì, hồi hộp, phập phồng, thảnh thơi, háo hức, rõ ràng, thẫn thờ

Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác tối đa giá trị tạo hình, gợi cảm của từ láy trong các câu văn viết về tuổi mới lớn của mình. Trong một câu văn, ông kết hợp nhiều từ láy để diễn tả các trạng thái cảm xúc, các cung bậc tình cảm và thái độ của mình đối với hiện thực đời sống. Chẳng hạn, các từ láy ngắm nghía, ríu rít, lênh đênh, chầm chậm, chen chúc dùng để miêu tả không gian mênh mang sông nước Nam bộ và bộc lộ cái nhìn trìu mến, tình cảm gắn bó với không gian sống của nhà văn. Bên cạnh những từ láy toàn dân, Nguyễn Nhật Ánh còn dùng những từ láy rất lạ, đặc hữu địa phương; đó là những từ láy đôi như lềnh khênh, rác rến, lằm bằm, sừng sực, lỏng le, lủ khủ, nháy nhổm, lơn tơn, rôm rốp, lụp bụp, lệt xệt,…; những từ láy tư: đỏ lơ đỏ lưởng, lỏng le lỏng lét, cà lăm cà lơ,…

Có nhiều trường hợp, Nguyễn Nhật Ánh dùng từ láy để miêu tả ngoại hình nhân vật, phác họa chân dung những người được nói đến. Bằng các từ láy, Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả khá tinh tế về dáng vẻ “đáng thương”của những cô cậu học trò gặp vấn đề trong tâm lý tình cảm. Nhiều trường hợp, các từ láy được sử dụng để giãi bày những tâm sự, bộc lộ những suy nghĩ, những hoài niệm tuổi thơ. Đó là những câu chuyện của bà, của bố kể trong giấc ngủ tuổi thơ đem đến cho tác giả một thế giới đầy âm thanh, màu sắc vừa ngọt ngào hấp dẫn, vừa trĩu nặng ưu tư. Các từ

láy tất bật, hì hục, mấp mé, lung tung, bâng khuâng, day dứt dùng để nối quá khứ với hiện tại trong dòng suy nghĩ của Nguyễn Nhật Ánh. Những kỉ niệm tuổi thơ gọi về từ kí ức được neo lại trong các từ láy mà tác giả sử dụng thật khéo léo.

Sự tìm tòi, sáng tạo trong các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh là thuộc lĩnh vực ngôn từ. Hành văn, cách dùng từ của anh có một lối đi riêng, giản dị mà thâm trầm, hồn nhiên nhưng rất hóm hỉnh. Để hồi tưởng quá khứ tuổi thơ, để trần thuật sư việc, sự tình, sự kiện, có khi Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu dùng từ hội thoại, có khi dùng từ thuần Việt, có khi dùng từ láy, dùng từ ghép nhưng có khi, nhà văn dùng kết hợp các lớp từ hết sức hợp lí và tài tình. Ẩn dấu sau nghệ thuật dùng từ đặc sắc, người đọc có thể thấy một tâm hồn nhà văn tài hoa, tinh tế nhưng cũng rất đỗi bình dị, thân quen.

Tiểu kết chương 4

Ngôn ngữ là phương tiện để nhà văn xây dựng hình tượng và truyền tải những ý đồ sáng tạo nghệ thuật của mình, là chất liệu để tạo nên những tác phẩm văn chương. Trong các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng rất thành công ngôn ngữ tiếng Việt. Hệ thống “khẩu ngữ” học đường, tiếng lóng, ngôn ngữ đối thoại, những từ láy gợi hình ảnh, âm thanh và hàng loạt những từ thuần Việt, phương ngữ Nam bộ, thành ngữ, tục ngữ … được lồng ghép, khéo léo tinh tế. Từng câu chữ trong các câu chuyện không hề khó hiểu, xa cách mà rất gần gũi với hiện thực đời thường.

Văn học tuổi mới lớn thường hướng đến những rung động sâu xa trong lòng người, kết hợp với lối viết đơn giản, không khoa trương, tô vẽ, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những trang văn trong trẻo, gợi sự êm đềm, tĩnh lại, sự thư thái nhẹ nhàng giữa dòng đời nhiều bội bề, ồn ào của lối sống hiện đại. Thứ ngôn ngữ vừa đúc kết, vừa gợi mở giàu nhạc điệu ấy trong các trang văn viết về tuổi mới lớn đã thực sự gây ấn tượng, khiến bạn đọc nhiều lúc cũng chợt ngừng lại để cho lòng mình bình yên, lắng sâu trở lại trong suy nghĩ và cảm nhận riêng.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, văn học tuổi mới lớn chỉ thực sự trở thành một xu hướng văn học nổi bật kể từ sau thời kỳ đổi mới, với sự xuất hiện của rất nhiều tác giả, tác phẩm hướng tới lứa tuổi này. Tuy nhiên văn học tuổi mới lớn vẫn cần được định hình và có một chỗ đứng vững chắc hơn nữa trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Bởi chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị về mặt giáo dục tư tưởng mà văn học tuổi mới lớn đã đem lại cho đối tượng tiếp nhận chính là bạn đọc tuổi mới lớn. Đó là độ tuổi đang có sự chuyển biến và giao thời phức tạp về tâm lý lứa tuổi, rất cần có những định hướng về giáo dục nhân cách. Văn học tuổi mới lớn đã làm được điều đó trong việc bồi đắp tâm hồn trong sáng, giàu tình yêu thương, nhân ái, chắp cánh ước mơ cho các em và ngày càng hoàn thiện chính mình.

Viết nhiều, viết hay, viết thành công và luôn tạo sức hấp dẫn cho bạn đọc ở mỗi thiên truyện là đặc điểm nổi bật của sáng tác Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Với trên hai mươi tác phẩm viết cho lứa tuổi này, nhà văn đã góp phần tạo dựng được một thế giới nhân vật đầy màu sắc. Đúng như tên gọi của nó, thế giới nhân vật tuổi mới lớn của tác giả hiện ra với đầy sự phức tạp của những thay đổi tâm lý lứa tuổi, những phức hợp cảm xúc đầu đời thiêng liêng, đáng nhớ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng đem đến một thế giới tràn ngập tiếng cười, vô tư, hài hước của những tâm hồn trẻ tinh nghịch và hồn nhiên. Song, đó cũng là những trái tim rất giàu tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia, đồng cảm.

Để tạo nên được một thế giới nhân vật mang đúng đặc thù của tuổi mới lớn sống động, chân thực như vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn cho mình một hình thức thể hiện phù hợp nhất. Đó là nghệ thuật tổ chức cốt truyện độc đáo. Trong các tác phẩm viết cho tuổi mới lớn, nhà văn khéo léo lồng ghép hai kiểu kết cấu là kết cấu theo trình tự thời gian và theo tâm lý nhân vật, kết hợp với tình uống truyện phong phú, khi thì dung dị, đời thường, lúc lại kịch tính, căng thẳng. Nhà văn đã đem đến một thế giới tràn ngập tiếng cười, vô tư, hài hước của những tâm hồn trẻ tinh nghịch và hồn nhiên. Song, đó cũng là những trái tim rất giàu tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia, đồng cảm.

Về không gian và thời gian nghệ thuật, Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn điểm nhìn rất dung dị và đơn giản, điểm nhìn từ hiện tại, từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai đều gắn liền với từng không gian cụ thể. Nhà văn đã vận dụng nguồn tư liệu quý giá của tuổi thơ, của những năm tháng giảng dạy để tạo nên thành công cho từng câu chuyện giản dị của mình. Không gian làng quê, thiên

nhiên hay học đường đều được nhà văn miêu tả gắn liền với dòng chảy thời gian và tâm lý nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh đã tự chọn cho mình một con đường đi riêng, lối viết văn của ông khiến trẻ em cảm nhận chính mình trong đó còn người lớn thì bật cười, bật khóc khi nhớ về tuổi thơ đẹp đẽ của mình. Ông đã xây dựng thời gian qua con mắt trẻ thơ, làm nên kết cấu thời gian quá khứ - hiện tại song hành từ đó tạo nên những khoảnh khắc ngưng đọng đầy xúc động.

Hỗ trợ cho sự thành công trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh không thể không nói đến một yếu tố thi pháp quan trọng là ngôn ngữ. Viết cho tuổi mới lớn, nhà văn đưa vào tác phẩm một hệ thống tiếng lóng, khẩu ngữ học đường, ngôn ngữ đối thoại đời thường và phương ngữ Nam bộ dày đặc. Tuy nhiên, câu chuyện hiện lên không hề thô thiển, cứng nhắc mà rất nhẹ nhàng, trong sáng, thơ ngây như chính đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn. Bởi lẽ, trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh thường xuyên khéo léo lồng ghép nhiều thành ngữ, tục ngữ, những từ láy gợi hình, gợi cảm. Ông cũng không ngừng tìm kiếm những hình thức cấu trúc phù hợp nhất với sáng tác của mình thể hiện qua việc kết hợp những kiểu ngôn ngữ khác nhau. Điều này đã vô hình chung tạo thành phong cách độc đáo, riêng biệt của nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn này.

Có thể nói trên hành trình sáng tạo văn chương, Nguyễn Nhật Ánh đã chứng tỏ một cách tuyệt vời sự kết hợp khéo léo vai trò người nghệ sĩ và nhà giáo dục. Chính vì thế, nhà văn đã liên tục đạt được nhiều thành công trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã mang đến cho người đọc những bức tranh hiện thực về thế giới tuổi thơ, nhất là về lớp người đang ở độ tuổi mới lớn. Ông cho thấy lứa tuổi này không chỉ có mộng mơ, bao bọc; các em còn phải vất vả mưu sinh, gặp không ít sai lầm khi chưa thực sự là một người lớn. Bằng khả năng quan sát tinh tế cộng với vốn tiếng Việt phong phú, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những dòng văn nhẹ nhàng, sinh động và giàu sức gợi. Mỗi em nhỏ khi bước vào trang văn của ông là chúng được ca hát, nhảy múa vui đùa, được vẽ nên những gam màu của tự nhiên mà chúng yêu thích, được thả hồn vào những hình ảnh giàu chất thơ. Mỗi câu chuyện đều truyền tải đến các em một ý nghĩa, bài học nhất định. Đó là tài sản của một tình yêu lớn, một trái tim lớn và một trí tuệ tuyệt vời.

Samuel Edwards đã khẳng định: “Người sáng tạo chỉ có một thứ duy nhất để bán, đó là thời gian”. Sức chảy của thời gian chính là nguồn sống bất tận của những sáng tạo nghệ thuật. Trải qua hơn ba mươi năm tồn tại với biết bao thăng trầm, truyện Nguyễn Nhật Ánh đang dần dần khẳng định được nguồn sống bất diệt

ấy. Truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ còn là mảnh đất màu mỡ hứa hẹn nhiều khám phá, phát hiện độc đáo cho các nhà nghiên cứu văn học và độc giả yêu văn chương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Thằng quỷ nhỏ, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Mắt biếc, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2014), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

6. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

7. Mikhain Mikhailovich Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục.

8. Ngọc Bi (01/01/2015), Nguyễn Nhật Ánh: “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ em”, [Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/nguyen-nhat-anh-nha-van-la-tru- do-tinh-than-cua-tre-em-522086.html]

9. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

11. Minh Hoa, (20/10/2005), Văn học cho tuổi mới lớn: Đất màu mỡ nhưng ít người cày, [Nguồn: http://vietbao.vn/Van-hoa/Van-hoc-cho-tuoi-moi-londat- mau-mo-nhung-it-nguoi-cay/45178842/181/]

12. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục. 13. Phạm Ngọc Hiền (2018), Tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ Thi pháp học, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Thu Huyền (25/10/2004), Văn học tuổi mới lớn: Ngày càng trẻ hơn, [Nguồn: http://nld.com.vn/103083P1002C1020/van-hoc-tuoi-moi-lonngay- cang-tre-hon.htm]

15. Nguyễn Thị Dư Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

16. Đăng Khoa, Thủy Uyên (2014), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm.

19. Văn Thành Lê (11/01/2015), Văn học tuổi mới lớn những suy nghĩ vụn chung và riêng, [Nguồn http:vanvn.net/news/12/2705-van-hoc-danh-chotuoi- moi-lon-nhung-suy-nghi-vun-chung-va-rieng.htm].

20. Khánh Linh (08/10/2011), Nguyễn Nhật Ánh: Trong tôi luôn sống mãi tuổi 15, [Nguồn: http://danviet.vn/hau-truong-giai-tri/nguyen-nhat-anh-trong-toi- luon-song-mai-tuoi-15-80697.html].

21. Lê Phương Liên (21/03/2015), Văn học cho tuổi mới lớn hiện nay [Nguồn: http://www.phongdiep.net/default.asp].

22. Y.M. Lotman (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch) (2015), hiệu học văn hóa, Nxb ĐHQG HN, H.

23. Mi Ly (26/12/2012), Sách cho tuổi mới lớn cần nhất nhưng thiếu nhất, [Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/sach-cho-tuoi-moi-loncan- nhat-nhung-thiau-nhat-n20121226025126137.htm].

24. T. Minh (26/11/2010), Khám phá tâm hồn tuổi hồn nhiên với văn học tuổi teen, [Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/hanoimoi.com. vn /Kham-pha-tam-hon-tuoi-hon-nhien-voi-van-hoc-tuoi-teen/ 5269626.epi]. 25. Lê Minh Quốc, (2012), Nguyễn Nhật Ánh hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ, NXB Kim Đồng

26. Hồ Sơn (12/03/2019), Hồi sinh dòng văn học cho tuổi mới lớn, [Nguồn: https://baomoi.com/hoi-sinh-dong-van-hoc-cho-tuoi-moi-lon/c/29945210.epi] 27. Trần Đình Sử (1989), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục. 29. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. 31. Trần Đình Sử (2017), Dẫn luận thi pháp học văn học, Nxb ĐH Sư phạm. 32. Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Lý luận văn học (tập 2) – Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm.

33. Bùi Thị Thu Thủy (2015), Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Thương (2016), Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007),

Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.

36. Tường Vy (03/06/2018.), Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Hãy làm chủ cảm hứng trong sáng tác, Baomoi.com.

37. Nhiều tác giả thuộc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học – Nghệ thuật trẻ em, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)