1.2.2 .Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn
3.2. Nhận diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong một số tác
3.2.1. Không gian của hoài niệm và kí ức
Không gian hồi tưởng đối lập với không gian thực tại. Nếu không gian thực tại là không gian của người lớn, của những lo toan, suy nghĩ về cuộc sống và con người, là không gian mà con người phải bon chen, xô bồ thì không gian hồi tưởng về tuổi thơ lại hoàn toàn khác. Không gian hồi tưởng đó đơn giản là những khung cảnh làng quê thơ mộng với những sắc màu nhẹ nhàng, thuần túy, không chút pha tạp, ở đó chỉ có tiếng cười hồn nhiên ngây thơ của trẻ em. Đó là không gian mà người lớn nào cũng mong ước được trở về lần thứ hai trong đời. Gắn liền với không gian này là dòng kỉ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy không gian của hoài niệm, kí ức hiện lên cụ thể với hai biến thể chính: không gian làng quê và không gian học đường.
Bảng 3.1. Bảng khảo sát không gian hoài niệm trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh
STT Không gian Tác phẩm xuất hiện Số lân xuất hiện
1 Không gian làng quê
Cô gái đến từ hôm qua 0
Mắt biếc 9
Ngồi khóc trên cây 10
Bồ câu không đưa thư 0
Thằng quỷ nhỏ 0
2 Không gian học đường
Cô gái đến từ hôm qua 11
Mắt biếc 5
Ngồi khóc trên cây 0
Bồ câu không đưa thư 14
Thằng quỷ nhỏ 19
3.2.1.1. Không gian làng quê thơ mộng, lãng mạn
Trong hầu hết các tác phẩm viết cho lứa tuổi thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, không gian trong dòng hoài niệm của nhân vật hiện lên như những thước phim sống động. Từ ngòi bút tác giả, độc giả thấy một bức tranh làng quê toàn cảnh đầy màu sắc, không hề lộn xộn, đơn điệu. Viết về không gian làng quê, dường như mạch truyện dần chậm lại theo hồi tưởng của nhân vật. Từ những không gian khuôn viên nhỏ thân quen (khu vườn, sân nhà) đến những không gian xã hội (chợ), thiên nhiên rộng lớn hơn (làng Đo Đo, rừng sim, …), tất cả tạo thành một bức họa tuyệt phẩm của những miền kí ước xa xăm mà gần gũi.
Thứ nhất là không gian khuôn viên nhỏ. Không gian này trong các tác phẩm là những sân nhà, mảnh vườn, nơi thân quen gần gũi nhất với tuổi thơ. Đây cũng là kiểu khônggian phổ biến trong truyện Nguyễn Nhật Ánh – nơi lưu giữ những dấu chân kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Góc sân nhỏ bé, mảnh vườn gia đình chính là thế giới đầu tiên trong con mắt tuổi thơ, là không gian đầu tiên mà nhân vật nhận thức được. Tuổi thơ thì phải biết vui chơi, những trò chơi tạo nên thế giới trẻ thơ ngộ nghĩnh, do đó Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nên một không gian để các em thỏa sức vui đùa.
Trong Cô gái đến từ hôm qua, xuất hiện muôn vàn những trò chơi gắn với những ngày tháng kỉ niệm vui tươi thời thơ ấu của Thư và Tiểu Li trong bối cảnh không gian trước sân nhà. Lần đầu Thư làm quen với Tiểu Li cũng chỉ đơn giản từ
việc muốn chơi chung: "Mày cho tao chơi chung với nghen?" rồi lúi húi đào đường hầm thật dài xuyên qua đống cát mà Tiểu Li đang chơi trò xây nhà. Tình bạn của hai đứa trẻ bắt đầu và cứ thế lớn dần lên cùng những trò chơi hồn nhiên. Không gian sân nhà là nơi Tiểu Li và Thư làm quen và cũng chính là nơi bắt đầu tình bạn của hai đứa trẻ. Trong câu chuyện quá khứ của Tiểu Li và Thư thì không gian sân nhà xuất hiện đến 6 chương trong 10 chương truyện. Trên không gian đó, hai đứa trẻ cũng nhau chơi những trò chơi tuổi thơ trong suốt mùa hè như trốn tìm, nhảy dây, bắn chim. Trên cái nền của không gian này, chúng ta thấy được sự láu lỉnh của Thư khi tranh ổ bánh mì của Tiểu Li, thấy được sự hiền lành, ngây thơ của cô bé Tiểu Li, thấy được những khoảnh khắc hai đứa trẻ giận dỗi và làm hòa với nhau.
Trong Mắt biếc, không gian đầu tiên trong hoài niệm của Ngạn là không gian sân nhà, tiếp đến là không gian chợ Đo Đo in đậm bước chân tuổi thơ, là rừng sim nơi chứa đựng những kỉ niệm từ lúc bé thơ đến khi trưởng thành của các nhân vật. Trong dòng hồi tưởng của Ngạn, không gian sân nhà được tác giả miêu tả ngay ở chương đầu của tác phẩm, là nơi có “đống cát cao nghệu”, đằng sau nhà là một khu vườn rộng trồng chuối, giữa vườn lẻ loi một giếng đá mốc rêu chỉ dùng để
“tưới cây và rửa chân”. Không gian sân nhà luôn là sân chơi lý tưởng của Ngạn cùng cô Thịnh và hai chị Nhường, Quyên chơi những trò chơi tuổi thơ.
Thứ hai là không gian làng quê và không gian xã hội rộng lớn. Không gian làng Đo Đo hiện lên chầm chậm trong tiềm thức của Ngạn là một làng quê rất đỗi yên bình. Theo lời Ngạn, làng Đo Đo có ba cái giếng, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả một cộng đồng: Giếng Duối, giếng Bổng, giếng Mới. Trong dòng hồi tưởng của Ngạn, ta bắt gặp một làng quê như bao làng quê khác, Đo Đo có những
“lũy tre xanh suốt ngày kẽo kẹt và trên ngọn tre cao lủng lẳng những tổ chim chào mào”, có “cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàng mùi phân bò và mùi đất ải”. Vào mùa hè, làng Đo Đo hiện ra với màu đỏ rực của phượng vĩ, hoa phượng nở khắp đường làng mà theo Ngạn đây chính là con đường “hạ hồng” đầy sức sống. Đến mùa thị chín, Đo Đo lại được người dân làng tô điểm thành một “rừng hoa mênh mông và vàng rực” khiến lũ bướm cũng hiểu lầm. Làng quê Đo Đo trong hoài niệm của Ngạn hiện lên với cuộc sống nông thôn tĩnh lặng nhưng cũng rất đỗi bình yên, thơ mộng, tưởng như một miền cổ tích xa xăm mà con người vẫn luôn khát vọng chiêm ngưỡng, cảm nhận.
Một không gian xã hội xuất hiện trong không gian làng Đo Đo là không gian chợ quê. Chợ có tên là Đo Đo, chỉ họp vào ban đêm, từ lâu tên chợ đã trở thành tên làng. Cây bàng già giữa chợ, những căn lều trống trải ọp ẹp ban ngày nhưng đông đúc, náo nhiệt vào ban đêm là không gian lý tưởng cho không chỉ Ngạn và các bạn đồng trang lứa mà còn cho cả người dân làng. Nổi bật trong phiên chợ là hình ảnh đoàn xiếc rong với những tiết mục biểu diễn kì bí quen thuộc hớp hồn trẻ thơ. Phiên chợ quê cũng khép lại trong khi bầu trời trên đầu đã đầy sao, đem theo những cảm xúc choáng ngợp của trẻ thơ.
Một không gian thiên nhiên rộng lớn mà bạn đọc không thể không quên trong Mắt biếc là không gian rừng sim. Rừng sim ở ven làng Đo Đo, trong hoài niệm của Ngạn là hình ảnh khu rừng mùa xuân phủ đầy lộc non, xung quanh “toàn một màu tơ biếc”, những “bụi sim lá nõn, lốm đốm hoa tím”. Dưới gốc bàng bìa rừng, phía trước có đồng cỏ xanh rì “chạy thoai thoải, đổ xuống thung lũng nằm khuất bên kia gò”. Một khu rừng đầy màu sắc hiện lên qua ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh với màu tím của sim, màu xanh của cỏ cây, màu vàng của dủ dẻ, màu tím thẫm của trái trâm và cả màu đỏ buông xuống của ánh hoàng hôn buổi chiều tà. Trong suốt thời niên thiếu cũng như khi trưởng thành, rừng sim là không gian được nhân vật Ngạn “ưu ái” lui tới nhiều nhất mỗi lần về thăm quê. Đây cũng là nơi Ngạn nhận thấy những rung động đầu đời, những bối rối trong cảm xúc của mình với Hà Lan, cũng là không gian để anh có thể suy nghĩ về cảm xúc cá nhân, về tình cảm và mối quan hệ của mình với Hà Lan và cả con gái cô sau này – Trà Long.
Cũng miêu tả bức tranh làng Đo Đo, tuy nhiên Nguyễn Nhật Ánh lại không miêu tả theo hoài niệm của một người trưởng thành, từng trải là Ngạn trong Mắt biếc mà lại theo hoài niệm của chàng sinh viên 18 tuổi tên Đông – người vừa bước vào ngưỡng cửa trưởng thành. Ở Ngồi khóc trên cây, hình ảnh đầu tiên trong kí ức về làng của Đông là dòng sông Kiếp Bạc chảy xiết, để sang được bên kia sông phải lần mò qua cây cầu dây luôn đong đưa. Mỗi lần qua sông của cậu bé Đông thửa nhỏ luôn là “nhắm tịt mắt, tay lần theo dây bám giò từng bước một” và “không bao giờ đủ cam đảm nhìn xuống lòng sông”. Kí ức về con đường về làng chỉ được đổ bê tông một nửa, một nửa vẫn là con đường “đất đỏ lồi lõm” vẫn vẹn nguyên trong Đông không thay đổi. Cậu nhớ lại những lần ba dừng lại trước đường ray để chỉ cho cậu xem đoàn tàu “tiếng còi tàu văng vẳng, ngay sau đó một chiếc đầu đen sì, vuông vức, khói mù mịt phun ra từ chiếc ống cũng đen sì hiện ra sau một khúc quanh. Những toa sắt dài lê thê như một con
rồng bằng kim loại sầm sập lao đến, mỗi lúc một lớn dần” [3; 56]. Làng Đo Đo không chỉ mang lại cho Đông niềm vui mà còn cả nỗi buồn. Ta thấy làng Đo Đo hiện lên thật đẹp, cái làng Đo Đo được miêu tả chi tiết đó là làng Đo Đo của quá khứ và cả hiện tại. Trong 56 chương thì có 49 chương còn lại đều được xây dựng trên không gian làng Đo Đo. Tuy nhiên, làng Đo Đo đã gắn bó với Đông như một phần máu thịt, Đông rời xa làng Đo Đo nhưng những kỉ niệm về ngôi làng vẫn xuất hiện trong suy nghĩ của anh kể cả vô thức. Làng Đo Đo gắn liền với những kỉ niệm đẹp của Đông với bé Rùa, thứ tình yêu đầu đời mới chớm nở trong lòng cậu sinh viên này khiến cậu không thể không nhớ về ngôi làng này. Có thể nói rằng, làng Đo Đo đã trở thành sự “ám ảnh” về quá khứ trong lòng nhân vật Đông. Điều đó không chỉ thể hiện qua nỗi nhớ của nhân vật Đông về làng Đo Đo (gắn liền với những kỉ niệm với Rùa) khi trở về Sài Gòn mà còn được biểu hiện qua việc Đông luôn nhớ một ngôi làng Đo Đo nữa trong quá khứ, gắn liền với những kỉ niệm ấu thơ của Đông (chương 1, 2, 3, 4, 17, 24, 25).
Không chỉ Đông mà trong kí ức của bé Rùa cũng có một “ngôi làng Đo Đo hồi xưa” qua câu chuyện kể của người ông ngoại đã mất. Từ cuốn truyện tranh “Asterix và lưỡi hái vàng”, ông ngoại Rùa xây dựng lên câu chuyện về làng Đo Đo dưới thời Pháp thuộc với những nhân vật như bác Bụng Bự (làm nghề đục đá trên núi), bác Bông Gòn (là người duy nhất biết nơi cất giấu kho báu của nhà vua), bác Ria Vàng. Ông ngoại Rùa đã biến câu chuyện của Rene Goscinny thành câu chuyện về làng Đo Đo, để bồi đắp trong tâm hồn đứa cháu gái mồ côi tội nghiệp tình yêu làng mạc, tình yêu quê hương đất nước. Như vậy, qua lời kể và hồi tưởng của nhân vật, làng Đo Đo của quá khứ, làng Đo Đo của thời xa xưa, làng Đo Đo của hiện tại cứ giao hòa, gắn kết vào nhau.
Có thể nói trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, không gian làng quê yên bình chính là khung cảnh, là phông nền để các nhân vật của mình tự do hoạt động và bộc lộ dòng chảy hồi ức. Đây cũng là dấu ấn thu hút độc giả của truyện Nguyễn Nhật Ánh.
3.2.1.2. Không gian học đường với những kỉ niệm ngọt ngào, hồn nhiên của tuổi ấu thơ
Viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn, đương nhiên các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không thể thiếu những không gian học đường hết sức sống động. Không gian học đường trong hoài niệm và kí ức của các nhân vật thường là không gian trường học, lớp học với các trò chơi nghịch ngợm, những tiết học, giờ ra chơi, các
mối quan hệ bạn bè thân thiết, với những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng… Tất cả đều gắn bó chặt chẽ với kí ức ấu thơ (lứa tuổi mầm non, tiểu học) của các nhân vật.
Cô gái đến từ hôm qua là câu chuyện diễn ra trên cái nền là không gian học đường. Không gian lớp học hiện tại xuất hiện song song với không gian lớp học mẫu giáo khi còn nhỏ của Tiểu Li và Thư tạo sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Không gian học đường trong quá khứ gắn với câu chuyện của cậu bé Thư và cô bé Tiểu Li xuất hiện trong 4 chương truyện (chương 5, 6, 7, 8) trong tổng số 12 chương. Ở quá khứ, Thư và Tiểu Li chỉ là những đứa trẻ 4 đến 5 tuổi vì thế không gian lớp học hiện lên không nhiều và nó còn phải nhường cảnh cho những xung đột, sự phát triển tình cảm của hai nhân vật trên cái nền của không gian sân chơi, không gian khu nhà. Trong không gian lớp học quá khứ, Tiểu Li luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ Thư trên cương vị là một người bạn thân, một người hàng xóm thân thiết. Trên cái nền của không gian lớp học đó, ta nhận thấy sự quan tâm sâu sắc mà Thư và Tiểu Li dành cho nhau, cho thấy tình cảm mà hai nhân vật dành cho nhau không hề thay đổi mà ngược lại, càng ngày càng thân thiết hơn.
Giống với Cô gái đến từ hôm qua, không gian học đường trong hoài niệm của nhân vật Ngạn ở Mắt biếc cũng được xuất hiện không nhiều. Không gian học đường đầu tiên xuất hiện là không gian tại nhà Ngạn. Sở dĩ đây là không gian học đường, bởi nơi đây là nơi đầu tiên Ngạn biết đến con chữ, biết đến 24 chữ cái tiếng Việt. Tại đây, Ngạn cảm nhận được những vất vả đầu tiên trên con đường chinh phục tri thức của cuộc đời nhờ sự giáo dục nghiêm khắc của ba và sự yêu thương, đùm bọc vô bờ bến của bà nội.
Không gian học đường thứ hai là lớp học vỡ lòng tại nhà của thầy Phu, khi nhân vật Ngạn và các bạn khoảng 6 tuổi. Ngay từ chương hai, Ngạn đã lý giải cho sự tồn tại của lớp học đặc biệt này: “Trường tiểu học làng tôi thửa ấy chỉ có bốn lớp, từ lớp hai đến lớp năm. Vì trường không có lớp một nên đa số trẻ con trong làng khi xin vào lớp hai đều học qua lớp vỡ lòng của thầy Phu” [2; 24]. Lớp học do thầy Phu làm chủ - một thầy giáo làng nổi tiếng nghiêm khắc - có địa điểm kế nhà Ngạn, đối diện lớp học là cơ ngơi rộng lớn của ông Cửu Hoành. Tại đây, Ngạn và các bạn đồng trang lứa lần đầu tiên cảm nhận được không khí học đường: Có lớp, có thầy, có bạn bè. Đây là nơi Ngạn gặp và quen Hà Lan, là nơi đong đầy những kỉ niệm “đắng cay và ngọt ngào” của Ngạn và các bạn. Những trò chơi thửa bé, những lần bị phạt, những “tai nạn” xấu hổ và cả kỉ niệm bên gốc thị già,
… tất cả như thước phim đầy sống động minh họa cho những bước chân đầu tiên trên con đường học tập của trẻ thơ.
Không gian học đường thứ ba trong Mắt biếc là trường tiểu học làng với
“những dãy lớp tường vôi ngói đỏ và một sân chơi rộng mênh mông” [2; 24]. Tại ngôi trường tiểu học này, hồi ức tuổi thơ cùng chúng bạn của Ngạn được lấp đầy kỉ niệm. Những trò nghịch ngợm, những trò chơi trẻ con từ nhẹ nhàng cho đến “đầy tính đàn ông”, những lần giành nhau đánh trống trường, những lần trèo thang lấy trứng chim và cả những quan tâm, chăm sóc của Hà Lan cứ lần lượt được ùa về, tô điểm trở thành bức tranh tuổi thơ đẹp đến nao lòng.
Nguyễn Nhật Ánh cũng kể đến hai không gian học đường khác trong Mắt biếc là không gian lớp học của Ngạn và Hà Lan tại trường huyện và cổng trường Nữ (nơi Hà Lan theo học lớp 10). Tuy chỉ được tác giả nhắc đến thoáng qua trong vài câu văn nhưng cũng đủ để cho người đọc cảm nhận được không khí học đường. Khi đã là học sinh trung học, đã “người lớn” thêm một chút, Ngạn và Hà Lan ngày một xa cách. Kí ức một thời của cậu học sinh Ngạn chỉ là những buồn vui không người