1.2.2 .Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn
3.1. Giới thuyết về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
3.1.1. Không gian nghệ thuật
Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức biểu tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền tảng nào đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể qui nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. Trong tác phẩm ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dòng sông,… Nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới của con người.
Không gian nghệ thuật cũng thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Không gian vật chất tồn tại khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý thức con người còn không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả nhằm biểu hiện cách nghĩ về thời gian, quan niệm nhân sinh, thái độ sống, cảm xúc của tác giả. Ví dụ trong tiểu thuyết hiện thực Sống mòn của Nam Cao có một không gian sống mòn. Thứ muốn rời bỏ làng quê nghèo khổ, tù đọng mà cuộc sống cầm chắc là mốc lên, mòn đi, rỉ ra để đi tìm một chân trời xa rộng cho lý tưởng của mình, nhưng rồi cái không gian ấy cứ teo lại mãi, và kết thúc cuốn tiểu thuyết, nhân vật Thứ lại lên tàu trở về nơi xuất phát.
Như vậy, không gian nghệ thuật là một khía cạnh thi pháp quan trọng trong văn học, nó không chỉ phản ánh các mặt của đời sống xã hội mà còn mô hình hóa không gian của bức tranh thế giới về mọi mặt, vẽ nên “những mô hình về thế giới” [30; 144], thể hiện điểm nhìn, quan điểm của tác giả trong tác phẩm, tạo nên một thế giới đa sắc màu mang một diện mạo hoàn chỉnh.