Không gian mơ ước và hi vọng của tương lai

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 65 - 70)

1.2.2 .Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn

3.2. Nhận diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong một số tác

3.2.3. Không gian mơ ước và hi vọng của tương lai

Thế giới trong con mắt tuổi mới lớn được đánh thức từ hoài niệm với nhiều cung bậc của cảm xúc từ hồn nhiên sáng trong, niềm vui cho đến giận hờn. Nhưng hơn tất cả là một niềm vui sống, là ước mơ và những khát khao đẹp đẽ được thắp lên trong trái tim căng tràn nhựa trẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa người đọc đến với không gian mơ ước, nơi những điều tốt đẹp nảy nở, nơi sự sống và niềm tin gieo mầm giữa cuộc sống cũng như công việc học tập đầy thử thách, cam go.

Cô gái đến từ hôm qua, cuối tác phẩm có đoạn những “một cơn gió lướt qua mang theo những cánh hoa dại và rắc lên mái tóc óng mượt của Việt An những chấm vàng li ti khiến một vài cánh bướm cứ ngẩn ngơ lui tới chập chờn” [5; 218]. Cơngió đó đã gợi đến trong nhân vật “tôi” (Thư) nhớ đến cô bé Tiểu Li ngày nào trong sâu thẳm kí ức về thời thơ ấu. Thư như đang tự nói với chính mình

Chào Tiểu Li, cô bạn nhỏ”. Có lẽ, anh chàng Thư mộng mơ, đa cảm như đang muốn gửi gắm câu nói đó với quá khứ và tương lai của mình.

Sang đến Thằng quỷ nhỏ, ở phần cuối truyện có đoạn Khải đến nhà Nga chơi lúc cô đang dùng lưỡi lam cạo hàng chữ “Mến tặng Nga – Khải” mà Quỳnh gửi lại cho cô. Có lẽ cũng như tôi ai cũng tiếc hùi hụi cho chuyện tình không thành của Quỳnh và Nga, nhưng tôi nghĩ rằng dừng lại ở giới hạn là tình cảm bạn bè đơn thuần sẽ sâu sắc hơn. Nga dùng lưỡi lam cạo hàng chữ không ai biết được tình cảm Nga dành cho Quỳnh bao nhiêu nhưng biết rằng nó vẫn chầu chực trong hành động và cách nghĩ của cô. Cả ba nhân vật Nga, Quỳnh và Khải dường như đã đặt niềm tin của chính mình vào tương lai. Thằng quỷ nhỏ được Nguyễn Nhật Ánh cho kết cục mở, trong tương lai chưa biết Quỳnh có thể trở lại hay không nhưng theo cách nghĩ của mỗi người, truyện sẽ có nhiều cánh cửa khép lại cho những rung động chân thành ấy.

Không gian mơ ước trong Bồ câu không đưa thư chính là không gian lớp học trong buổi liên hoan cuối năm. Tại đây, bao hiểu lầm, bao ngờ vực của câu chuyện được tháo nút: Phán “củi” chính là anh chàng Phong Khê. Bao vỡ lẽ khiến bọn họ thật sự bất ngờ nhưng chính lúc ấy cũng là lúc Phán phải về quê, từ bỏ việc học mà trông nôm mẹ già ở quê, mơ ước vào giảng đường phải dừng lại. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương có bao cảm xúc. Dẫu có ranh mãnh thế nào thì họ vẫn rất ngây thơ, vui vẻ biết bao khi đọc những lá thư trong hộc bàn của Thục, khi nhận được bánh kẹo, ổi, xoài, socola từ anh chàng Phong Khê. Có cái cảm giác thoáng bối rối, thẹn thùng cùng mong ước gặp mặt Phong Khê của Thục. Có cả cảm giác bùi ngùi, lưu luyến khi phải chia tay với Phán. Tất cả như một giấc mơ đẹp trong lòng của mỗi nhân vật cũng như trong mỗi chúng ta. Bài thơ Phán viết chợt trở về trong tâm trí Thục như nhắc nhở cô trong tương lai đừng quên có một quãng đời học trò áo trắng với những tình cảm đầu đời non trẻ, hồn nhiên. Tiếng pháo báo hiệu buổi liên hoan bắt đầu, cũng là tiếng pháo đưa Thục dứt ra khỏi tâm trí xa xăm, là tiếng pháo báo hiệu của một tương lai mới rạng rỡ, cũng nhiều điều cần phải khám phá hơn đang chờ đón phía trước.

Không gian khu rừng xuất hiện cuối tác phẩm Ngồi khóc trên cây cũng chính là không gian ước mơ. Dường như Nguyễn Nhật Ánh muốn để cho nhân vật nhỏ tuổi của mình mơ ước dù ước mơ đó có xa vời. Cô bé Rùa đã tìm ra một nơi yên bình cho các loài thú tránh xa khỏi bẫy thợ săn – "thế giới bình yên, thơ mộng và hầu như không có thật". Không gian của khu rừng đẹp đẽ đằng sau thác gần như là

một thế giới của mơ ước, tượng trưng cho một không gian thiên nhiên nguyên sơ, nơi con người và các loài thú sống hòa bình, gắn kết với nhau. Phải chăng đó là một ước mơ thấp thoáng về tương lai xanh cho thế giới. Bên cạnh đó, không gian này cũng đã cứu sống người mà chàng sinh viên Đông yêu thương nhất. “Giai điệu bị thiên nhiên pha loãng” đã dẫn Đông đến với cô bé Rùa:

Bầy châu chấu khiêu vũ Bọ chét ơi, bọ chét à

Con kiếntrong hang đã ngủ Đố mày tìm cho ra”. [3; 337]

Trong những giây phút tưởng như tuyệt vọng và đau khổ nhất, Nguyễn Nhật Ánh vẫn vẽ ra một tia ánh sáng hi vọng để nhân vật của mình tìm được hạnh phúc. Khác với các tác phẩm khác, ở Mắt biếc chúng ta thấy có sự xuất hiện của ba không gian mơ ước là không gian rừng sim, không gian làng Đo Đo và không gian đoàn tàu. Rừng sim là nơi bộc lộ, cũng là nơi cất dấu bao nhiêu ước mơ tuổi mới lớn, ước mơ về tình cảm tương lai với Hà Lan của Ngạn bừng lên theo từng năm tháng cuộc đời. Đến khi đã trưởng thành, bên cạnh là cô bé Trà Long, Ngạn vẫn mắc kẹt trong tâm tư rối bời của mình, rồi mơ ước viển vông. Sau “sự cố” với Trà Long trong rừng sim, dường như Ngạn nhận thấy cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, anh mãi mãi mắc kẹt trong hình bóng của Hà Lan, không thể nào thoát ra được.

Không gian làng Đo Đo được Nguyễn Nhật Ánh cho xuất hiện ở cuối tác phẩm, trong bức thư Ngạn gửi Trà Long trước lúc anh đi xa. Ánh trăng vẫn xanh vời vợi, trăng vẫn “lung linh trên tàu lá chuối” và vẫn “rụng từng giọt vàng xuống giàn hoa thiên lý”. Nhưng đêm này, trong con mắt của Ngạn – người đàn ông trưởng thành đã ngoài 30 tuổi, làng Đo Đo mặc dù vẫn đẹp nhưng lại “ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn”. Tuy nhiên, làng vẫn là làng, Ngạn hi vọng làng Đo Đo vẫn mãi là một thế giới còn vẹn nguyên và tốt đẹp trong những tâm hồn trẻ trung, thơ ngây của Trà Long và nhiều bạn trẻ khác.

Không gian mơ ước thứ ba nữa trong Mắt biếc là không gian đoàn tàu. Đoàn tàu xuất hiện hai lần trong tác phẩm, một là khi Ngạn và Hà Lan còn bé, một là khi Ngạn đã trưởng thành. Nguyễn Nhật Ánh thật tinh tế khi lựa chọn đoàn tàu, bởi đâu là nơi chất chứa tương lai của Ngạn. Ngạn chạy trốn tình cảm thơ ngây của Trà Long, chạy trốn thực tại nhưng cũng là đi tìm lối thoát cho bản thân, tâm hồn mình. Câu chuyện kết thúc mở, dường như tiếng đoàn tàu vẫn mãi vang vọng

trong lòng độc giả một nỗi buồn vấn vương về mối tình đơn phương của chàng trai ngốc nghếch.

Ước mơ cho tương lai hay khát khao những điều đẹp đẽ cho thế giới xung quanh dạy cho chúng ta nhiều điều về cuộc sống. Những ước mơ có thể sẽ không trở thành sự thực, nhưng nó nuôi dưỡng niềm hi vọng xây nên một cuộc đời mới tốt đẹp, nhân văn. Những tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh luôn mở ra những điều tốt đẹp, khuyến khích lứa tuổi này ước mơ và khát khao cho tương lai tươi sáng hơn. Với những câu chuyện về bao điều tốt đẹp được kể một cách tự nhiên, nhà văn đã trở thành người nâng niu giữ gìn những ước mơ trong sáng không chỉ cho tuổi thơ mà cả lứa tuổi mới lớn đầy mộng mơ, đa cảm.

Tiểu kết chương 3

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là hai phạm trù lớn trong Thi pháp học. Hai phạm trù này có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề, nội dung và ý thức nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm. Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong một số tác phẩm viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh có thể nhận diện qua ba bình diện: không gian của hoài niệm và kí ức, không gian của hiện tại đầy trải nghiệm và không gian mơ ước với hi vọng của tương lai.

Về thời gian nghệ thuật, Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn điểm nhìn rất dung dị và đơn giản, đó là điểm nhìn từ hiện tại, từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai. Không sử dụng nhiều kĩ thuật viết văn như các nhà văn hiện đại khác, Nguyễn Nhật Ánh đã tự chọn cho mình một con đường đi riêng, lối viết văn của ông khiến trẻ em cảm nhận chính mình trong đó còn người lớn thì bật cười, bật khóc khi nhớ về tuổi thơ đẹp đẽ của mình. Ông đã mã hóa thời gian qua lăng kính trẻ thơ, xây dựng kết cấu thời gian quá khứ - hiện tại song hành từ đó tạo nên những khoảnh khắc ngưng đọng đầy xúc động.

Về không gian nghệ thuật, nhà văn đã vận dụng nguồn tư liệu quý giá của tuổi thơ, của những năm tháng giảng dạy để tạo nên thành công cho từng câu chuyện giản dị của mình. Không giạn làng quê, thiên nhiên hay học đường đều được nhà văn miêu tả bằng những nét giản dị, tinh tế. Đi liền với không gian là những cảm xúc của con người, đặc biệt là những đứa trẻ bước vào tuổi mới lớn. Bằng khả năng quan sát tinh tế kết hợp với vốn tiếng Việt phong phú, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những dòng văn nhẹ nhàng, sinh động và giàu sức gợi cảm.

Chương 4

THI PHÁP NGÔN TỪ TRONG TRUYỆN VIẾT CHO TUỔI MỚI LỚN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm văn học không phải do nhà văn tự sáng tạo nên theo một kiểu riêng, hoàn toàn độc lập mà thực chất là ngôn ngữ của đời sống đã được lựa chọn, sáng lọc và sắp xếp để trở thành ngôn từ của tác phẩm. Công việc của nhà văn đã từng được ví như công việc của một người thợ mỏ đang khai thác những vỉa quặng quý hiếm hay ví như công việc của một người nông dân đang canh tác trên “cánh đồng chữ nghĩa”. Mỗi loại tác phẩm (thơ, tự sự hoặc kịch) có một đặc điểm riêng về cách sử dụng ngôn từ, nhưng về cơ bản, ngôn từ văn học thường có các tính chất như tính chất xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Khai thác trên cùng một chất liệu nhưng mỗi nhà văn bằng cá tính sáng tạo của mình sẽ có những cách thể hiện khác nhau, tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của nhà văn.

Viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã dần định hình cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Song có thể thấy phong cách ngôn ngữ đó vẫn nằm trong không khí đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu của văn xuôi sau năm 1975 nói chung. Hướng nhiều hơn đến đến cái thế sự, đời tư, phức tạp, đa chiều của cuộc sống vì thế mà ngôn ngữ văn xuôi cũng trở nên suồng sã, đời thường. Dành những trang viết cho tuổi mới lớn, ngôn ngữ Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn cũng thật gần gũi, tự nhiên như chính tâm hồn các em.

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện viết cho tuổi mới lớn của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)