Tô Hoài và mảng sáng tác về đề tài miền núi

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 38 - 41)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

2.1. Tô Hoài và mảng sáng tác về đề tài miền núi

Thực tế ai cũng biết Tô Hoài không phải là nhà văn sinh ra ở miền núi hay sống lâu ở miền núi như Mạc Phi, Vi Hồng, Ma Văn Kháng… Ông từng nói “trước cách mạng, rừng núi hoàn toàn xa lạ đối với tôi [14; 49]. Một số sáng tác về miền núi của ông trước cách mạng, trong đó có Đội nữ du kích Ba Bể được ghi theo chuyện kể của những cán bộ cách mạng, những đồng chí giải phóng quân. Tô Hoài đã từng tri nhận những bước khởi đầu ấy chính là “duyên nợ”, là “ngọn nước của tình cảm tôi sau này” đối với vùng cao.

Cách mạng tháng Tám thành công, cuộc sống rộng lớn sôi động, mở ra một chặng đường mới cho sáng tác của ngòi bút Tô Hoài. Vượt qua ngỡ ngàng choáng ngợp của buổi ban đầu, các nhà văn đã dần đi sâu, gắn bó với cuộc sống mới. Phong trào “kháng chiến văn hóa”, những chuyến đi thâm nhập thực tế, “ba cùng” với nhân dân… là điều kiện vô cùng thuận lợi để các nhà văn nắm bắt được tình hình thực tế, hiểu sâu rộng, đúng với cuộc sống

34

mới, con người mới với quan điểm nghệ thuật mới để tạo nên nền văn học mới. Ông có điều kiện để thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, sống cùng đồng bào dân tộc Tày, Dao ở Việt Bắc; Mường, Thái, Mông ở Tây Bắc… Cảm quan hiện thực đời thường khiến Tô Hoài thâm nhận nhanh chóng phong tục tập quán các dân tộc nơi đây. Sau các mạng, ông trở về vùng cao như một người con về với gia đình. Ông cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, như một chàng trai Mông thực thụ. Cuộc sống “ba cùng” đã dần thấm trong từng trang sách Tô Hoài. Ông tâm sự: “trước kia tôi không biết điều gì về miền núi đâu, nhưng bây giờ tôi dám viết về miền núi. Tôi say sưa viết về miền núi. Tôi đã để công phu vào việc học tiếng miền núi, và tha thiết yêu người miền núi, yêu tha thiết người miền núi, coi miền núi là quê hương mình vậy” [14; 532]. Thế là con mắt quan sát tinh tế đượm tình đời lại có dịp thể hiện trên mảnh đất mới màu mỡ. Từ đây mảnh đất máu thịt cho cuộc đời, trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật được nhà văn cảm nhận theo một lăng kính hoàn toàn nhất quán. Tô Hoài không chỉ mở lòng mà còn bám riết lấy cuộc sống để tung hoành ngòi bút.

Tập truyện Núi Cứu quốc (1948) là tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi. Giá trị hiện thực của tập truyện được đề cao (cảnh sống vất vả, thiếu thốn, nhưng giàu nghĩa tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi). Tuy nhiên, hạn chế của nó không thể tránh khỏi bởi đây là tác phẩm đầu tay, còn nặng về miêu tả, liệt kê các tài liệu bề mặt mà chưa thể hiện được chiều sâu cũng như bản chất của đời sống.

Sự ra đời của Truyện Tây Bắc đánh dấu thành công đặc sắc cũng như trưởng thành của ngòi bút Tô Hoài ở mảng đề tài này. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện ngắn: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Hiện thực cuộc sống bị áp bức dưới gót giày của thực dân phong kiến chúa đất vùng cao trở thành bản cáo trạng đầy nước mắt xót xa trong ba tác phẩm. Đặc

35

biệt, thân phận những người phụ nữ như Mị, như Ảng đã để lại không ít day dứt cho độc giả. Họ không chỉ biến thành món tiền trả nợ truyền kiếp (Mị), họ còn là món đồ chơi lăn lóc qua tay quan châu, quan lang, chúa đất (Ảng). Lỗi không phải tại họ quá đẹp, cũng không phải tại họ quá nghèo, lỗi là tại vòng cương tỏa nặng nề của xã hội thực dân phong kiến. Chính sách áp bức, hủ tục lạc hậu, khắt khe đã khiến họ không thể ngẩng đầu. Bên cạnh giá trị tố cáo hiện thực, Tô Hoài còn mang đến niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người dân miền núi Tây Bắc. Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ, tác giả lí giải về sự thành công của con đường cách mạng, con đường ánh sáng tất yếu giúp người dân vùng cao thoát khỏi cuộc sống địa ngục.

Thành công tiếp nối thành công. Tô Hoài tiếp tục khẳng định bút lực dồi dào qua hàng loạt tác phẩm khác, đặc biệt từ sau 1955 (Miền Tây, Tuổi trẻ

Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,...). Vẫn tiếp tục chủ đề

ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tô Hoài xây dựng khá nhiều tấm gương anh hùng điển hình nơi Tây Bắc, những chàng trai, cô gái đã hi sinh vì sự bình yên của núi rừng.

Trong số tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc sau 1955 của Tô Hoài, tiểu thuyết Miền Tây được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất. Tác giả đã cho thấy ánh sáng cách mạng chan hòa khắp nẻo vùng cao dù trong bước đầu xây dựng cuộc sống mới, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do đời sống kinh tế thấp kém, sự phá phách của bọn phản động và nạn mê tín dị đoan vẫn đè nặng lên đời sống tinh thần. Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu này không phải là dễ Câu chuyện của gia đình bà Giàng Súa được đổi đời nhờ cách mạng, nhiều bà con dân bản (Thào Khay, Thào Mỵ) trở thành cán bộ gương mẫu thực sự thuyết phục nhờ nghệ thuật triển khai cốt truyện, cách khai thác các chi tiết và xây dựng nhân vật điển hình của Tô Hoài. Với tiểu thuyết này, ông đã phát

36

huy thế mạnh của bút pháp hiện thực và lãng mạn, đem lại cái đẹp chân thật mà không kém phần thơ mộng của miền Tây.

Có thể nói, trên dưới mấy chục năm, Tô Hoài đã bám sát đề tài miền núi và nhà văn đã viết về hầu hết các dân tộc Tây Bắc và Việt Bắc. Những tác phẩm của Tô Hoài viết về đề tài này có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất viết về những vấn đề xã hội nói chung (chính trị, xã hội) trong phong trào các mạng dân tộc dân chủ và xây dụng xã hội chủ nghĩa như (Truyện Tây Bắc,

Miền Tây…); loại thứ hai viết về người thật việc thật, về các anh hùng tiêu

biểu của miền núi như Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Vừ A Dính, Giàng A Thào (dân tộc HMông). Trong những tác phẩm này thì tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) là thành công hơn cả.

Như vậy, ở đây có một cách nhìn mới biểu hiện nhất quán trong toàn bộ các câu chuyện của nhà văn. Quá trình giác ngộ các mạng của người dân miền núi được Tô Hoài miêu tả chân thực theo quy luật vận động biện chứng của cuộc đấu tranh các mạng, là sự tiếp cận của Tô Hoài ở mảng hiện thực và mảng tâm hồn con người miền núi. Theo tiến trình sáng tác ta có thể thấy sự trưởng thành rõ nét của cây bút Tô Hoài. Mảng đề tài này không chỉ thể hiện sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác Tô Hoài mà còn là sự thành công cả về quan niệm và bút pháp nghệ thuật. Tô Hoài không chỉ là người viết hay nhất, nhiều nhất về dân tộc vùng cao mà các sáng tác của ông đã minh chứng ông là người góp công làm rạng rỡ thể loại văn xuôi viết về đề tài miền núi.

Trong tiến trình sáng tác, Vợ chồng A Phủ đóng vai trò quan trọng. Truyện cũng được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 đã được trao cho tác giả tài năng sáng giá Tô Hoài.

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)