Nghệ thuật miêu tả tạo hình trong Vợ chồn gA Phủ

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 49 - 54)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

2.2. Vợ chồn gA Phủ mối giao thoa với điện ảnh

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tạo hình trong Vợ chồn gA Phủ

Khi miêu tả kết hợp với dựng cảnh, dựng hình tốt, tác giả thường tạo ra những bức họa tuyệt bút, vừa khái quát, vừa cụ thể. Kết hợp tả và dựng cảnh, Tô Hoài được xem là một nhà văn có khiếu sử dụng kĩ thuật lắp ghép

45

của điện ảnh để cho ra đời những bức tranh ngôn từ sống động về con người, thiên nhiên và cảnh sinh hoạt, phong tục.

Trước hết nói về nghệ thuật miêu tả và dựng cảnh để làm rõ chân dung của tác giả. Một lần nữa xin nhắc lại kĩ thuật dựng cảnh mở đầu với hai hình ảnh đối lập: một bên là Mị - rười rượi, cô độc, một bên là nhà thống lý với cảnh giàu sang, vào ra tấp nập. Sự đối lập này là một chủ ý làm bộc lộ rõ chủ đề: cuộc sống cơ cực của tớ và cuộc sống vương giả của chủ; mâu thuẫn giai cấp bộc lộ ngay từ bề ngoài.

Bức tranh thứ hai: cuộc đời Mị được hình dung qua căn buồng “kín mít”, “chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay” khiến căn buồng không phân biệt được là ngày hay đêm, sương hay nắng. Chỉ cần hai chi tiết: một là: căn buồng kín – như chiếc lồng; hai là: cửa sổ nối với thế giới thì chỉ giống như cái lỗ thông hơi, không thể nắm bắt được cái gì đang diễn ra ngoài nó. Biểu trưng cho sự cầm tù của cuộc đời Mị có lẽ cũng chỉ đến thế là hết, không còn cách nào khác.

Bức tranh thứ ba: hiện thực kết hợp hư ảo. Mị ngồi trơ một mình với rượu – hiện thực; Mị “phơi phới” trong tiếng sáo xuân - ảo. Bức tranh này vừa phản ánh được hiện thực đau buồn, vừa đánh thức khát vọng hạnh phúc, khát vọng tự do của các cô gái vùng cao... Cách sử dụng lối viết hình ảnh như kịch bản phim khiến độc giả càng dễ dàng hình dung về bi kịch tâm hồn của Mị.

Cái đẹp luôn tồn tại trong thực tại khách quan. Thiên nhiên và con người Tây Bắc vốn dĩ tuyệt đẹp. Nhưng tả thế nào, kể thế nào để vẫn thấy bức tranh ấy không phai mà vẫn thắm? Tô Hoài đã đem lại cái bâng khuâng lòng người chờ đợi Tết, chờ đợi xuân, cho dù thiên nhiên chẳng thể hiền hòa: “Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì kịp đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và

46

rét rất dữ dội”; “Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”; “những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”[1; 134 -135]. Sự sống và tạo vật như được khởi động, bừng tỉnh nhờ sự sắp xếp các chi tiết: cỏ gianh, gió, rét, những chiếc váy hoa, đám chơi ngày tết... Đặc trưng tết vùng cao thổi bừng rực rỡ qua sắc bướm xòe của váy Mông, xua đi ái ngại về gió và rét. Ai đã từng đến Tây Bắc cũng chẳng thể quên trập trùng mây núi, khăn voan trắng vắt lưng chừng chiều, những đồi lau trắng nhạt gợi tứ thơ, và gió bạt cả những đồi cỏ gianh nhòa sắc nắng. Núi rừng nên thơ nhưng nhiều khi vắng dấu chân người. Rồi xuân đến, những rừng mận trắng tinh khôi chúm nụ sương, hoa ban ngút ngàn vừa dào dạt vừa mỏng manh lẫn vào mây núi, và tiếng sáo vút lên lơ lửng không chịu buông lơi lưng trời… Thiên nhiên Tây Bắc mang những nét đẹp riêng của vùng rẻo cao. Nhà văn đã phóng tầm nhìn ra xa để ghép trọn các cảnh sắc thiên nhiên khi xuân đến tràn đầy sức sống. Đó là cảnh nương ngô xếp bên nương lúa mới gặt xong, đó là màu vàng ửng cỏ tranh trong gió rét dữ dội. Hay không gian “những ngày quang trời trông thấy dòng sông và cánh đồng Bản Pe có ruộng xòe như cái quạt”[1; 145]. Có khi nhà văn lại ghé ống quay lại thật gần, thật nhẹ, dõi theo thật kĩ sự chuyển đổi tinh tế của cái đẹp thuần khiết, đỗi hoang sơ của thiên nhiên và tạo vật nơi này: “Hoa thuốc phiện nở trắng rồi lại đổi sang màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát” [1; 135].

Thiên nhiên vùng cao dưới gót giặc đôi khi đậm sự thê lương: “Nhưng trong đồi cỏ tranh mênh mông, gió cứ giật từng cơn vàng rực và trong cảnh khô héo từa tựa mọi năm, mỗi khi gặt hái xong, năm nào cũng như năm nào, trời cao mà như gần, cỏ tranh đã bắt đầu úa dần, có những con đường đất đỏ ối, dài hun hút, vờn lên từng nét ghê rợn bên sườn núi chọc. Có những chiều buốt, lạnh teo, thì trong khi ấy tết đầm ấm thong thả tới”[1; 160]. Cái tinh của nhà văn là nhặt được nhiều chi tiết nổi, đặc trưng nhất: cỏ tranh mênh mông;

47

gió giật đến khô héo; đường đỏ ối do bị đào đắp; dài hun hút gợi cái chết vì súng ống Tây đồn. Và cái tài còn ở sự nắm bắt thần thái cảnh. Không thể không đung đưa khi gặp cảnh dân bản nghỉ đi làm nương, bếp rúc lửa thơm mùi gỗ thông tí tách, tiếng sáo thổn thức suốt đêm đầu núi tranh, rộng ràng tiếng chày giã bánh và náo nức không khí giết lợn làm tết... Quả thực là sự ghép cảnh tài tình. Nếu so với Tết Hồng Ngài thì ở Phiềng Sa khi Tây về đóng bề ngoài có vẻ lạnh lẽo hơn (trai gái không chơi tết ngoài sân đầu làng, sợ tiếng sáo tiếng reo hò sẽ kinh động xuống cánh đồng, khiến Tây đồn nghe tiếng...). Nhưng thực tế, không khí tết nằm ở khu du kích: “cái tết khu du kích hoàn toàn vui bởi vì người nào cũng khéo dành dụm: các chị Mèo đỏ, váy thêu áo khoác, khăn hoa cùm đỏ rực. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp nếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn. Con trai thì áo trẽ, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh”[1; 160]. Tác giả dành riêng cho Mị và A Phủ một khung hình riêng, ắp đầy hạnh phúc (khi Mị lấy ống sáo mà mấy chục năm không thổi từ áo A Phủ ra thổi còn A Phủ thì thổi khèn vừa đi vừa hát theo Mị). Tiếng sáo lại nổi lên, nhưng không còn là sự réo rắt mời gọi trong tâm thức, nó say sưa theo tiếng lòng khi lứa đã có đôi.

Bên cạnh biệt tài dựng những bức tranh thiên nhiên, nhà văn rất thành công trong miêu tả phong tục tập quán của dân tộc vùng cao. Tục cướp vợ, đón tết lễ hội đầu xuân, tục trình ma, cho vay nặng lãi… đều được nhà văn miêu tả rất cụ thể. Phong tục hôn nhân của người Mông được Tô Hoài miêu tả độc đáo nhất là tục cướp vợ. Kể ra đây sẽ là thủ tục hợp lí hóa cho một đôi trai gái yêu nhau (nhưng không phải lúc nào trường hợp này cũng xảy ra). Chàng trai – với sự đồng thuận ngầm của cô gái – trong một đêm nào đó đã cùng một số bạn thân của mình đến nhà cô gái, bí mật “cướp” cô dâu. Để rồi, ngày hôm sau báo tin cho phụ mẫu, buộc đấng sinh thành theo tục lệ mà phải nhận lời. Trai Mông hay “cướp vợ” vào mùa xuân. Cho đến giờ, phong tục

48

này vẫn còn rất được yêu thích.

Mị là đối tượng của vụ “cướp”, quan trọng là Mị bị nhầm lẫn giữa cái “cướp” của người Mị yêu với cái “cướp” của kẻ trừ nợ: “Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi” [1; 132]. Tục cướp vợ đã bị A Sử lợi dụng tục để cướp dâu gạt nợ. Nỗi đau của Mị được sóng đôi đồng thời với thời điểm nhà thống lý rộn ràng cúng ma trình dâu mới: “Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”[1; 123]. Đây cũng là hai bức tranh đắt giá, phân lập cực rõ bi kịch tâm hồn con người và niềm vui của kẻ cướp được nợ. Yếu tố mê tín dị đoan –thực chất là một hủ tục, cũng là nguyên nhân khiến cuộc đời Mị rơi vào bi kịch. Như bao người phụ nữ khác, Mị phải chịu nhiều nỗi khổ một lúc, nỗi khổ áp bức của cường quyền, nỗi khổ trói buộc phần tâm linh của thần quyền.

Vụ xử kiện A Phủ cũng không thể bỏ qua. Cái cách dựng cảnh hết sức chi tiết của Tô Hoài đã mang đến cho độc giả nhiều cung cảm xúc mãnh liệt. Vụ xử kiện hiện lên trước mắt như một bức tranh sống gồm: “năm cái bàn đèn”; “khói phiện tuôn ra các lỗ cửa xanh như khói bếp”; bọn trai làng khoanh tay cạnh A Phủ đợi lệnh để quất roi; “bọn chức việc nằm dài bên khay đèn”; trên cùng là Thống lý; thuốc thì được chuyển lần lượt cho nhau hút; A Phủ quỳ chịu tội; đàn bà thì túm trong buồng hoặc ngó nghiêng cảnh xử kiện; giữa mỗi đợt hút phiện là cảnh A Phủ quỳ chịu đòn; đòn nhiều đến mức “mặt A Phủ xưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu”; Pá Tra thì liên tục “vuốt ngược cái đầu trọc dài, lè nhè gọi A Phủ”… Cuộc xử kiện diễn ra “suốt chiều, suốt đêm”, say tỉnh, tỉnh say, đánh mệt thì nghỉ, hết mệt lại đánh…

49

Đây có lẽ là vụ xử kiện quái đản và dã man bậc nhất của thống lí Pá

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)