Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 62 - 69)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

3.2. Vợ chồn gA Phủ sự kết giao nhuần nhuyễn văn học và điện ảnh

3.2.1. Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo

Kịch bản là sự khởi đầu, mở màn cho quá trình phức tạp chế tác tác phẩm điện ảnh. Trong các thời kì phát triển khác nhau, với trường phái khác nhau đều có những yêu cầu khác nhau đối với kịch bản phim. Thời kì đầu hầu như không đòi hỏi phải có kịch bản dành riêng cho việc quay phim. Nhưng càng về sau với sự phát triển nhanh chóng của nghệ thuật biểu hiện, ngôn ngữ nghệ thuật kể, xử lý không gian thời gian cũng như dưới sức ép của nghệ thuật montage, buộc câu chuyện phim phải phát triển trong một cốt truyện nhất định. Sự hình thành cốt truyện phim thông qua nghệ thuật montage đã đem đến cho điện ảnh một sức thể hiện hiệu quả, trao cho nó những lợi thế lớn lao trong trọng trách phản ánh hiện thực. Cốt truyện, hay đường dây thuật kể, là cái sườn bao hàm hàng loạt chi tiết, sự kiện mang tính kịch tính làm cơ sở hình thành hình tượng tác phẩm; do đó, kịch bản đã trở thành yếu tố quan trọng đầu tiên của quá trình chế tác phim.

58

Phương pháp viết kịch bản thông thường là sử dụng lời diễn đạt hình tượng, lời giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện và lời thoại nhằm cấu trúc câu chuyện phim. Nếu trường phái Xô Viết trước đây coi kịch bản điện ảnh như một loại thể có khả năng tồn tại độc lập, thì trường phái Holywood và phương Tây nói chung coi kịch bản văn học chỉ là công cụ phục vụ việc làm phim. Các nhà làm phim Việt Nam từ lâu đã đi theo con đường làm phim Xô Viết trong sáng tác kịch bản. Họ đã tạo ra hàng loạt kịch bản chứa đựng nhiều ý tưởng văn học phong phú, tạo nên một nền tảng văn học ban đầu với chủ đề tư tưởng rõ ràng, xuyên suốt có sức khái quát cho bộ phim tương lai. Tuy nhiên nó thường ít cụ thể, đặc biệt khả năng gợi hình của ngôn ngữ kịch bản còn hạn chế. Hiện nay, công tác viết kịch bản chế tác phim, thường giảm tải tối đa việc miêu tả dông dài, tỉ mỉ theo kiểu lí thuyết mà đi thẳng vào mô tả trực tiếp và quy định cụ thể các biện pháp xử lí hình ảnh, ánh sáng, không gian... đã khiến cho công việc của đạo diễn và diễn viên trở nên rõ ràng hơn.

Để tạo ra một kịch bản chuẩn mực, hữu dụng cho chế tác tác phẩm điện ảnh hiện đại; nhà biên kịch trên cơ sở phát huy tinh hoa văn hóa điện ảnh dân tộc, tiếp thu có chọn lọc sáng tác kịch bản hiện đại của thế giới, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau.

Tạo các hệ thống chi tiết và sự kiện phù hợp - Tổ chức chặt chẽ hệ thống ngôn ngữ - Xây dựng nhịp diệu hài hòa và nhất quán

- Chọn hệ thống cảnh trí có ý nghĩa nổi bật; sáng tạo hệ thống động tác mang tính nghệ thuật cao

- Thể hiện biểu cảm sâu sắc ý nhị - Có nội dung gắn bó với đời sống - Bộc lộ tinh thần nhân loại

59

miêu tả trung thực

- Hình thành giá trị văn học và nghệ thuật cao cả của Chân- Thiện - Mỹ - Xây dựng hệ thống xung đột kịch sắc sảo, không ngừng tạo sóng gió - Dành nhiều đất diễn thuận lợi cho diễn viên

- Gắn kết khéo léo, dẫn dắt chặt chẽ chủ đề tư tưởng của câu chuyện trong mọi tình tiết chi tiết, khiến người xem có hệ thống và sâu sắc ý đồ tác giả

- Chú trọng thể hiện chính xác động tác nhân vật, từ đó bộc lộ tính cách - Nắm vững và thể hiện chính xác vai trò, mối quan hệ không gian – thời gian trong tác phẩm lẫn ngoài đời.

- Ngoài ra một nguyên tắc lớn cần quan triệt là xây dựng chủ đề, hay nói cách khác là ý đồ tổng thể của tác giả phải được bộc lộ ở mọi chi tiết được huy động vào tác phẩm. Cái ý đồ tổng thể đó, trong kịch nghệ gọi là “chủ ý”. Kịch bản cần bộc lộ càng rõ càng tốt chủ ý của câu chuyện, từ đó tạo ra giao điểm cho xung đột, bồi đắp đến đỉnh điểm các đường dây mâu thuẫn, theo đó là những tranh đấu gay cấn giữa các nhân tố khác nhau để thể hiện chủ ý của bộ phim.

Khi chuyển thể thành phim, Vợ chồng A Phủ nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả. Phép so sánh đơn giản trong ghi chép về các phân cảnh cho thấy bộ phim này không nhiều thay đổi so với cốt truyện: Khung thời gian sự kiện phim diễn ra trong giai đoạn cuối thời kỳ thuộc Pháp cho đến sau Cách mạng tháng Tám 1945. Mị và A Phủ - hai nhân vật chính - một đôi trai tài gái sắc dân tộc Mông bị thống lí Pá Tra bắt, người thì làm dâu gạt nợ kẻ bị phạt vạ phải ở không công suốt đời. Vô tình để hổ ăn thịt mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cột, chờ chết. Cảm thương thân phận chàng trai đồng cảnh, Mị đã cắt dây trói và cả hai cùng chạy trốn. Không may chỉ mình A Phủ trốn thoát, Mị tiếp tục làm dâu gạt nợ, tưởng không còn có thể thoát ra được

60

nữa. A Phủ đến Phiềng Sa, tham gia du kích, đợi ngày đưa du kích và bộ đội về giải phóng Hồng Ngài, cứu được Mị.

Kịch bản phim Vợ chồng A Phủ được chia thành các phân cảnh cụ thể như sau:

Stt Nội dung

1 Mị đem nắm lá ngón về nhà gặp người cha.

2 Thống lý Pá Tra và quan tư Pháp cưỡi ngựa trên núi và trò chuyện về hoạt động của Việt Minh.

3 Chị dâu và Mị đi cõng nước.

4 Mị uống rượu ngày tết và hồi tưởng về thời trẻ của mình. 5 Mị muốn bị đi chơi, bị A Sử bắt được, trói đứng vào cột. 6 Cảnh vui chơi ngày xuân của thanh niên vùng cao.

7 Cảnh A Sử sau khi bị A Phủ đánh được người nhà đưa về nhà. 8 A Phủ chịu kiện tại nhà thống lý.

9 A Phủ ở nhà thống lý Pá Tra sau khi chịu kiện. 10 A Phủ chăn ngựa ngoài đồi.

11 A Phủ để hổ bắt mất ngựa.

12 A phủ bị trói đứng trong nhà thống lý.

13 Quan tư Pháp, thống lý Già Lầu và Thống lý Pá Tra ngồi ăn bàn việc xây đồn Hồng Ngài.

14 Phu xây đồn Hồng Ngài.

15 A Sử bắt A Châu và A Sinh đưa về nhà . 16 Mị cắt dây trói cho A Phủ.

61

Stt Nội dung

18 A Sử và đầy tớ đi tìm Mị và A Phủ. 19 A Phủ được du kích đưa đến Phiềng Sa. 20 Thống lý Pá Tra và A Sử bàn về việc bắt phu. 21 A Phủ và du kích ở Phiềng Sa.

22 Bộ đội và du kích tiến quân về giải phóng đồng Hồng Ngài.

Nhìn từ bản tóm lược phân cảnh, chúng ta thấy sự sắp xếp của kịch bản phim đã loại bỏ yếu tố phân chặng, phân kì (điều mà rất nhiều tác phẩm cùng thời với Tô Hoài có cách xử lí tương tự). Bên cạnh đó, kịch bản đã duy trì mối quan hệ của ba nhân vật chính A Phủ - Mị - A Sử song hành suốt mạch phim. Điều này khiến kịch bản hấp dẫn hơn, đồng thời khắc phục được hạn chế của thiên truyện như chúng ta đã nhận định: đó là sự thiếu kết dính giữa các nhân vật Mị - A Phủ - A Sử (nhất là trong phần hai của câu chuyện, tác giả chỉ nhắc đến việc Mị và A Phủ tham gia đấu tranh chống đế quốc mà ít lưu tâm tới các nhân vật trong phần một, đặc biệt là với nhân vật A Sử. Kết cấu mới của kịch bản đã để tạo thế tam giác chặt chẽ giữa ba nhân vật chính. Tính gượng ép trong hành trình đến với cách mạng của A Phủ cũng như yếu tố “nặng về mô hình” đã được nhào nặn và thay đổi. Nhân vật A Châu, A Sinh được đưa vào bộ phim với sự cảm thông, thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân vùng cao dưới ách thống trị của phong kiến chúa đất và quan Pháp. Các nhân vật này chính là đầu mối để mở ra con đường đấu tranh giải phóng, tìm đến tự do của dân tộc vùng cao. Các nhân vật quan tư Pháp, thống lý Già Lầu và các hoạt động xử kiện, xây đồn, bắt phu… đã thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa thống lý Pá Tra và Pháp, nói khác đi là thể hiện mối quan hệ giữa thực dân và phong kiến. Toàn bộ sự đổi mới này đã tạo ra những giá trị nhất định cho bộ

62

phim khi phản ánh hiện thực con người vùng cao Tây Bắc trong giai đoạn đương thời.

Kịch bản phim mở đầu với lời dẫn chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Mị: “Mùa thu năm 1952, quân và dân ta mở chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Ở Tây Bắc trước kia trong ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất, đời con người chìm nổi như đời cô Mị, biết bao cay đắng xót xa”. Đây chính là khúc dạo đầu, sự sáng tạo đầu tiên, đồng thời là tiền tố cho phân cảnh một: sự xuất hiện nhân vật Mị với nắm lá ngón trên tay. Mị về từ biệt cha để đi chết. Chi tiết vô cùng đắt chính là chi tiết người cha già yếu nằm trên giường ho sặc sụa và nói với Mị những lời gan ruột: “Con ơi mày không muốn làm người nữa ư. Mày định về lạy tao để mày đi chết à, chết không được đâu. Con ơi ăn lá độc ư, mày chết rồi cha con nhà thống lý Pá Tra nó lại đến đòi nợ tao. Nó đã cướp được mày rồi, mày nghĩ lại xem. Con ơi chết không được đâu”! Mị chỉ biết khóc vì thương cha và đã vứt nắm lá độc, lặng lẽ ra về. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt trong tâm hồn Mị. Thay đổi cách giới thiệu nhân vật so với nguyên tác, Tô Hoài có chủ ý nhấn mạnh vào hành xử của cô trước tình huống phải lựa chọn: được chết theo ý mình, bảo toàn khát vọng hoặc tiếp tục tồn tại vì cha và món nợ nặng nề. So với khả năng truyền đạt của ngôn ngữ truyện, kịch bản phim đã dùng hình ảnh, cảnh quay khá đắt để tạo ấn tượng và gợi phán đoán của khán giả về cuộc đời đau khổ bất hạnh của nhân vật này.

Kịch bản phim còn bổ sung phân cảnh cha con thống lý bắt dân đi phu cho Pháp. Cảnh những người dân đi phu bị đánh đập rất dã man làm rõ hơn bi kịch bị áp bức của tầng lớp bị trị, đẩy cao sự ác độc của những kẻ thống trị. Không những vậy, kịch bản còn tăng cường các huống cảnh Mị và A Phủ gần gũi bên nhau, cùng chia sẻ tâm tư, cùng trò chuyện. Khi viết kịch bản phim, Tô Hoài đã khá chú trọng diễn tả tình tiết hai người có tình ý với nhau. Tình huống A Phủ mải mê bẫy nhím thì bị hổ ăn mất bò cũng được thêm thắt chi

63

tiết (Anh đã trốn trong rừng không về. Chính Mị khuyên A Phủ nên về lấy súng để bắt hổ, tránh tội chết). Cốt truyện cũng không có chi tiết cha con Thống lý bàn với quan tư Pháp về việc bắt phu xây đồn và đánh du kích; chi tiết A Châu và A Sinh đi phu, bàn bạc khuyên mọi người bỏ trốn, A Sinh và A Châu bị A Sử bắt để giải về nhà Thống lý giao cho người Pháp, Mị sau khi cắt dây trói cho A Phủ thì vẫn bị A Sử bắt trở về nhà thống lí (kèm lời dẫn hết sức xót xa: “Mị đi không được Mị trốn không được, đời người đau khổ tưởng không bao giờ thoát ra được nữa”).

Phân cảnh cuối bộ phim là một sáng tạo độc đáo mà các đạo diễn dày công xây dựng, làm thỏa mãn tâm lí của khán giả về một chiến thắng cụ thể: A Phủ cùng bộ đội và du kích về đánh đồn Hồng Ngài, cứu sống Mị. Thống lí Pá Tra bị quan tư Pháp bắn chết khi không chịu sang Lào cùng. Quan tư Pháp vì bỏ chạy nên cũng chúng đạn mà thiện mạng. Chi tiết được đánh giá cao của kịch bản phim chính là cảnh A Phủ bắn chết A Sử cứu Mị. Phân cảnh khép lại bộ phim với cảnh hai người dựa và nhau trước ngọn lửa bừng sáng. Người dân đã tìm được tự do. Mị và A Phủ đã tìm được hạnh phúc. Chi tiết này không chỉ phản ánh hiện thực của cuộc kháng chiến du kích của đồng bào dân tộc mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Những thế lực áp bức chịu sự trừng trị, những con người nhỏ bé được đứng lên làm chủ cuộc sống của mình.

Với những tiếp nhận và sáng tạo trong chuyển kịch bản, bộ phim Vợ

chồng A Phủ đã thực sự chinh phục người xem, đồng thời tác động mạnh đối

với lí luận phê bình điện ảnh. Cái tài của Tô Hoài là đã rút ngắn khoảng cách giữa hai ngành nghệ thuật, tăng cường sóng giao thoa, tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên ngôn ngữ, tạo điều kiện cho tác phẩm điện ảnh phát huy thế mạnh. Có thể nói, quá trình chuyển thể không dễ dàng. Vậy nên, một cốt truyện thành công không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực. Nó cần được mở rộng, tăng cường sự giao thoa đối với các ngành nghệ thuật, trong đó có điện ảnh.

64

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)