Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
3.1. Mai Lộc và điện ảnh cách mạng Việt Nam
Đạo diễn Mai quê ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Ông sinh năm 1923, mất năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong hơn 60 năm gắn bó với nghệ thuật điện ảnh, ông đã cho ra đời nhiều bộ phim hay, góp phần phát triển điện ảnh cách mạng Việt Nam. Di sản quý giá của ông là những thước phim tài liệu về một thời khói lửa. Trong đó, có những trường đoạn đã trở thành ngữ liệu hiếm, tạo nên thành công của bộ phim tài liệu màu nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam: Trên đường thắng lợi.
Một số bộ phim tiêu biểu của ông phải kể đến: Trận Mộc Hóa (1947),
Chiến thắng Tây Bắc (Giải Bông Sen vàng Liên hoan phim Việt Nam), Giữ
làng giữ nước (Giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam, Hà Nội,1971),
Quyết chiến thắng giặc Mỹ xâm lược (Giải vàng Liên hoan phim Leipzig,
Cộng hòa dân chủ Đức cũ). Phim: Vợ chồng A Phủ (Giải Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam, Hà Nội 1973)....
Năm 23 tuổi, khi toàn quốc kháng chiến, ông gia nhập vệ quốc đoàn và theo học ngành điện ảnh khi ấy còn vô cùng non trẻ. Những năm đầu chống Pháp, ông được đàn anh dìu dắt tận tình trong làm và học. Cùng với nhà quay
56
phim Khương Mễ, Mai Lộc được tham gia thực hiện bộ phim tài liệu đầu tiên có tên “Trận Mộc Hóa”. Bộ phim này được xem là tác phẩm điện ảnh điển hình về chiến tranh ở Việt Nam, đồng thời được coi là một trong những tác phẩm đặt nền móng cho điện ảnh cách mạng Việt.
Năm 29 tuổi (1952), ông được chuyển ra chiến khu Việt Bắc phục vụ cho công cuộc trường kì kháng chiến. Giữa chiến khu ông bắt tay làm bộ phim tài liệu nhựa 35 ly có thời lượng 75 phút về “Chiến thắng Tây Bắc”. Bộ phim được xác định là dấu mốc phát triển mạnh của điện ảnh cách mạng. Bộ phim tài liệu “Giữ làng giữ nước” được ông thực hiện ngay sau đó ở Hải Phòng. “Phim này có hình ảnh đoàn tàu trở xăng của Pháp bị du kịch bắn cháy trên đường 5, là những tư liệu hết sức quý”[33].
Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có nhiều thước phim của ông được dùng làm tư liệu quý cho bộ phim tài liệu màu “Việt Nam trên đường
thắng lợi” của đạo diễn Liên Xô Karmen. Bộ phim không chỉ phản ánh những
giây phút huy hoàng của dân tộc sau chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, mà còn là thước phim tài liệu vô cùng quý giá về con người và cuộc sống Việt Nam trong thập kỉ 1950. Các cảnh quay quý giá về vị chỉ huy đại tài Võ Nguyên Giáp, cảnh xung trận tấn công hầm chỉ huy De Castries của bộ đội, cảnh quân giải phóng tiếp quản thủ đô Hà Nội trong niềm tưng bừng hân hoan của người dân mang đậm giá trị lịch sử, được đánh giá rất cao trong giới chuyên môn lúc bấy giờ.
Không chỉ dừng ở việc làm phim tài liệu, Mai Lộc khiến không ít nhà nghiên cứu tâm phục khi cho ra mắt bộ phim “Vợ chồng A Phủ” - một trong bốn bộ phim truyện nổi bật của điện ảnh miền Bắc lúc bấy giờ. Với kịch bản hấp dẫn, cảm động, có tính thời sự cao, bộ phim thực sự đã lôi cuốn được khán giả trong mỗi lần công chiếu.
57
đến phim Vợ chồng A Phủ. Sự tiếp nhận hào hứng của người xem càng khẳng định thành công của đạo diễn. Giải Bông sen bạc là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà bộ phim đạt được.
Chuyển thể thành công từ chính thiên truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài, Mai Lộc đã thừa nhận yếu tố thuận lợi nhất đối với ông chính là ở chỗ: người viết kịch bản phim và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một. Dĩ nhiên kịch bản phim là một sự sáng tạo mới của Tô Hoài từ nguyên tác, dù đã kế thừa gần như vẹn nguyên chủ đề, tư tưởng của truyện.
Với những thành tựu trong cái nghiệp đạo diễn, Mai Lộc xứng đáng là nhà điện ảnh cách mạng tiên phong. Những thước phim tài liệu quý báu của ông về lịch sử, về cách mạng luôn là những tư liệu quan trọng có giá trị gợi mở và là tiền đề cho điện ảnh cách mạng Việt Nam phát triển.