Âm nhạc, hội họa trong phim Vợ chồn gA Phủ

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 69 - 78)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

3.2. Vợ chồn gA Phủ sự kết giao nhuần nhuyễn văn học và điện ảnh

3.2.2. Âm nhạc, hội họa trong phim Vợ chồn gA Phủ

3.2.2.1. Âm nhạc trong phim “Vợ chồng A Phủ”

Theo Hegel thì có 7 loại hình nghệ thuật chính, trong đó âm nhạc được coi là một trong những môn nghệ thuật được hình thành sớm và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đời sống của nhân loại. Dùng âm thanh để diễn đạt, biểu ý cũng như thể hiện xúc cảm, âm nhạc luôn là loại hình được yêu thích và có tác động mạnh, trực tiếp vào đời sống tinh thần con người.

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong điện ảnh, nhất là từ khi thể loại phim có tiéng, có âm thanh ra đời. Người ta đã thấu hiểu âm nhạc chính là một thứ ngôn ngữ đặc thù trong điện ảnh. Nó không chỉ còn là sự minh họa đơn điệu cho một cảnh quay, một hình ảnh, nó làm cho hình ảnh trở nên sống động. Âm nhạc còn là phương tiện đánh thức giác quan, sự tri nhận về những gì còn tiềm ẩn chưa được nói ra hoặc không thể nói, ẩn ý trong hình ảnh, bố cục. Nó cũng góp phần làm tươi sáng chủ đề, tư tưởng của phim, thậm chí kích thích khả năng sáng tạo của độc giả. Nói như vậy thì âm nhạc không chỉ là gia vị, nó như một hình thể, một nhân vật siêu hình, có khả năng kể một câu chuyện của riêng mình, mở một không gian tâm tưởng cho người xem, để lại dư ba sau khi bộ phim kết thúc. Có ai đó đã mạnh dạn ví mối quan hệ chặt chẽ là một “cuộc hôn phối bất khả tử”.

Âm nhạc được sử dụng “nhằm minh họa, nhằm bồi đắp, nâng đỡ, chắp cánh cho những hình ảnh, những câu chuyện, những hành động của phim phong phú hơn, có sức nặng hơn, năng động hơn, có chiều sâu, sự hấp dẫn hơn và cũng bay cao, bay xa hơn… Có những điều, những hành động, những lời nói không thể diễn tả hết như: những gì quá tinh tế, quá lớn lao, rồi cả những niềm hạnh phúc oà vỡ tuôn trào, những nỗi buồn sâu lắng mênh mông… thì âm nhạc sẽ thể hiện hộ”[35].

65

ca khúc được sử dụng. Cả ba yếu tố này hòa trộn trong một tổng thể. Nhạc nền được coi là quan trọng nhất, vì nó khởi phát và khơi nguồn từ chính kịch bản. Ý tưởng của đạo diễn được nhà soạn nhạc chuyển thành giai điệu, thổi cảm xúc, kết dính với nội dung, chủ đề. Âm nhạc trong phim vừa có đời sống của riêng nó, đồng thời là một nhân bản của tư tưởng chủ đề. Bộ phim có thành công hay không cũng có một phần đóng góp không nhỏ của âm nhạc.

Chỉ cần một lần xem phim Vợ chồng A Phủ là rất khó có thể quên giai điệu nhạc nền và ca khúc được trình bày trong nhiều phân cảnh. Trong phim này, Nguyễn Văn Thương là người phụ trách phần soạn nhạc. Ông đã có sự kết hợp hết sức hài hòa cùng dàn nhạc ca vũ trung ương (nhạc trưởng Trịnh Kính chỉ huy) và đã đạt hiệu quả rất cao theo đánh giá của cả giới nghiên cứu phê bình và công chúng.

Nhạc nền của phim là phần quan trọng nhất. Nguyễn Văn Thương đã xử lí vấn đề này như thế nào? Trong truyện, tác động đưa Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ rõ nhất chính là âm thanh của tiếng sáo. Thỏa mãn mong chờ từ công chúng, Nguyễn Văn Thương đã dựa trên gợi hướng này mà đưa vào phim một đặc trưng riêng của tết người Mông với tiếng sáo, tiếng khèn. Hơn thế, tiếng sáo với âm hưởng vùng cao đã được nhạc sĩ dùng làm nhạc nền cho toàn bộ phim. Điều này để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Dĩ nhiên, cũng có những trường đoạn nhạc gia có phối thêm thanh âm khác, giai điệu khác (ví như khi du kích giải phóng Phiềng Sa, âm nhạc lúc này nổi bật với giai điệu khải hoàn). Tiếng sáo và tiếng khèn xuất hiện nhiều nhất trong những phân cảnh: ngày Tết, Mị nhớ lại thời thanh xuân phơi phới, A Phủ chăn bò trên núi, A Phủ và Mị trong hang đá, Tết ở Phiềng Sa, A Phủ cứu được Mị khi du kích tấn công giải phóng Hồng Ngài. Tiếng sáo ngày Tết, tiếng sáo trong hồi ức của Mị đa số có âm hưởng rộn ràng, nhịp nhanh, náo nức. Riêng tiếng sáo khi A Phủ chăn bò trên núi lại réo rắt bổng trầm, luyến

66

láy khắc sâu cái mong chờ, khắc sâu tâm ý khao khát của đôi trai tài gái sắc. Phân cảnh A Phủ trên núi khá lãng mạn, đặc biệt khi âm thanh của tiếng sáo và khèn được hỗ trợ thêm bằng những dòng chữ chạy trên màn ảnh – đây chính là một trong những bài ca được chuyển từ cốt truyện: “Em yêu anh, anh yêu em/ Em ko có lòng thì thôi/ em có lòng thì về”…

Nói về ca khúc trong phim, Bài ca trên núi (nhạc:Nguyễn Văn Thương; lời: Tô Hoài) là một bài hát ấn tượng từ ca từ đến giai điệu. Ca từ của bài khá ngắn gọn, tuy nhiên đã trở thành bài ca dìu dặt, lôi cuốn được nhịp lòng của khán giả.

Bài hát ra đời trong hoàn cảnh khá tình cờ. Tô Hoài kể lại: “trong chuyến đi Tây Bắc ấy anh Thương gợi ý cho tôi viết lời bài hát. Tôi không làm thơ nhưng câu chuyện của người H’Mông trên núi sao cứ ám ảnh tôi. Đến khi tôi ngồi trên xe buột miệng đọc: Đầu trời có sao chiều sao sớm/ Đầu núi kia có hai người/ Trời chỉ có sao chiều/ Núi chỉ có hai người/ Hai người yêu nhau… Dù đi cùng trời, dù đi khắp núi/ Trời chỉ có sao sớm sao chiều/ Núi

chỉ có hai người, hai người yêu nhau…/ Hỏi rừng chiều có tiếng khèn ai đó/

Khèn hát lên những lời mong chờ/ Đường đi về rừng đường đi xuống núi/ Núi

chỉ có hai người, hai người yêu nhau…”[42]. Thế là cái “buột miệng” của Tô

Hoài đã hình thành ca từ cho bài hát trong phim. Vốn dĩ những lời ca nói trên được gợi hứng hết sức tự nhiên từ hình ảnh người dân H’Mông trong tâm thức nhà văn, vậy nên khi được phổ nhạc, kết hợp với giọng hát ngọt ngào của Kiều Hưng thì trở thành một mồi lửa đốt lên những khao khát say đắm, gợi ra cái thắm thiết sắt son của mối tình trai gái Mông trong tủi cực, cơ hàn. Bài ca là lời nguyện ước son sắt thủy chung của đôi trai gái. Mà đã là lời nguyện thì chỉ có thể ngắn gọn giản dị, dễ cảm. Lời ca, tiết tấu thấm sâu lối nói của người vùng cao: ví von, ám ảnh, giàu biểu cảm, gần gũi với tự nhiên. Trời có sao, núi có người. Họ bên nhau và yêu nhau, gắn bó như sao chiều, sao sớm.

67

Khát vọng tự do, khát vọng được yêu thương của Mị và A Phủ trong phim được gửi gắm trọn vẹn trong bài ca này. Về âm nhạc tác giả xử lí rất tài tình. Sự bổng trầm của tiết tấu, âm hưởng xa gần ẩn hiện, giống như tiếng vọng từ hang đá. Bài hát và âm hưởng của nó gợi ra tiếng sáo – một thứ thuốc “gọi hồn” trong truyện Vợ chồng A Phủ. Xét từ cốt truyện, Tô Hoài đã hơn 6 lần mô tả tiếng sáo. Có lúc, “tiếng sáo gọi bạn văng vẳng đầu làng”. Khi thì, “tiếng sáo gọi bạn yêu” “lửng lơ” bay. Và, thật ma mị, tiếng sáo “rập rờn” trong đầu Mị, ám ảnh khôn nguôi khi mơ khi thức. Tiếng sáo với độ bổng trầm khác nhau, lúc ngân dài tha thiết, như là tiếng đời gọi Mị, lúc réo rắt như là tiếng lòng Mị thổn thức, không nguôi. Tiếng sáo tượng trưng một thời xuân sắc đam mê, gắn với tình yêu, khao khát của một cô gái mới lớn, vẹn tròn cả tài, sắc và phẩm hạnh. Tiếng sáo mời gọi Mị rời xa hiện tại đau buồn, về với quá khứ nồng nàn mê đắm, cái thời “bao nhiêu người thổi sáo đi theo Mị”. Nắm bắt được cái hồn của tiếng sáo, Nguyễn Văn Thương đã không bỏ lỡ để thổi vào bài hát cái bồng bềnh tinh khôi trung trực của trai gái Mông. Bên cạnh đó còn là những thiết tha thăm thẳm, là xúc cảm mạnh mẽ, là sự tuyệt đối trong trao gửi cùng trời cuối đất. Sáo và khèn ru cùng lời hát, đẫm chất dân ca H’Mông với âm hưởng lúc xa lúc gần, lúc ẩn, lúc hiện, văng vẳng vang vọng. Cảm giác lời ca vọng từ hang đá, vút lên không trung với lời nguyện: “trời chỉ có sao sớm sao chiều”… Giai điệu uyển chuyển uốn lượn, tiết tấu mang tính ngâm ngợi, kết cấu cực kì chặt chẽ ngắn gọn, lại có những quãng ngắt, láy thú vị đã khiến bài hát đi vào lòng người, trở thành “những bài ca đi cùng năm tháng”.

Bên cạnh sự thành công của bài hát Bài ca trên núi còn phải kể đến những bài hát dân ca Mông được cất lên vô cùng lắng đọng trong trường đoạn ngày xuân Mị lén uống rượu, lịm nhớ một thời thanh xuân trước khi về làm vợ A Sử. Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đồ để đi chơi Mị đã bật lên tiếng hát

68

với sự rộn ràng trở lại của cõi lòng: “Ngày tết xao xuyến trong lòng. Thầm nghe từng tiếng ân tình. Khèn ai hòa theo gió. Mang tới bao mối tình. Từng

đôi trai gái yêu thương nhau khi xuân về. Tình ta bao ngày mong nhớ”. Đây

là thứ mà cốt truyện không hề có. Mai Lộc đã phát huy sở trường của phim - đặc trưng thính giác – để tác động vào người xem, nhấn sâu khúc “phơi phới” trở lại của tâm hồn Mị. Đó là tiếng hát của những người còn trẻ, là tiếng thầm thì của ái ân. Những câu hát đệm nói trên góp phần khơi sáng hơn cái sức sống tiềm tàng trong Mị, cái sức sống trỗi dậy sau bao nhiêu ngày Mị quên ý niệm của một con người.

3.2.2.3. Hội họa trong phim “Vợ chồng A Phủ”

Nghệ thuật hội họa ưu tiên sử dụng màu vẽ, bố cục, kết cấu… để thể hiện ý tưởng. Nói hội họa là người anh em thân thiết với điện ảnh cũng chẳng sai, vì mối quan hệ này vô cùng son sắt.

Như chúng ta đã biết, ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã được gọi là “hội họa tạo hình động” bởi có mối liên hệ mật thiết với hội họa, nhờ có vai trò của nghệ thuật nhiếp ảnh- người anh em trung gian. Sau đó, phim hoạt hình ra đời đã góp phần làm cho mối liên hệ giữa hai loại hình nghệ thuật này trở nên mật thiết hơn. Hội họa cũng dạy cho nghệ thuật điện ảnh rất nhiều bài học: từ bố cục khuôn hình đến ánh sáng, màu sắc. Nhiều phim đã biến yếu tố hội họa thành ngôn ngữ nghệ thuật qua việc sử dụng các tông màu gợi liên tưởng, hoặc những hình ảnh có tính chất tượng trưng. Màu sắc luôn đi thành một khối hợp thể.

Điện ảnh được hỗ trợ từ hội họa, đồng thời, điện ảnh được gợi hứng, gợi hướng từ chính các “bức tranh ngôn từ”. Về nghệ thuật hội họa, Tô Hoài được xem như bậc thầy, thậm chí, sau khi chuyển thể, phim và truyện vẫn có những độ vênh nhất định, mà một trong những nguyên nhân vẫn là do ngòi bút quá tài hoa của nhà văn khiến điện ảnh khó cập.

69

Bắt nguồn từ truyện ngắn có chất liệu dày dặn cho hội họa (cách phác thảo, miêu tả những bức tranh phong cảnh núi non hùng vĩ, cảnh ngày xuân với màu sắc sặc sỡ của váy áo các cô gái H’Mông, cảnh lao động làm nương của Mị, cảnh sinh hoạt của người dân tộc vùng cao, các bức chân dung nhân vật…) Mai Lộc đã đem đến những bức họa ấn tượng, độc đáo về Tây Bắc trong phim. Dù lúc bấy giờ, bộ phim vẫn là phim đen trắng, nhưng với cách thức bố cục, sắp xếp hình ảnh, sử dụng linh hoạt các trung cảnh, cận cảnh, toàn cảnh, sự phối hợp biểu đạt thông qua độ sáng, tối…, giới chuyên môn và khán giả vẫn đánh giá rằng đây là bộ phim để lại ấn tượng sâu đậm một phần cũng nhờ nghệ thuật hội họa.

Có nhiều bức họa có thể kể đến từ khi bộ phim bắt đầu cho đến khi kết thúc. Tiêu biểu:

- Bức họa toàn cảnh:

+ Vùng cao (ngay những giây phút đầu tiên của phim – phần phụ đề giới thiệu): hình ảnh triền núi cao xuất hiện trong sương mờ, pha trộn nét nhòa sáng tối, ngay sau đó, khung cảnh bừng sáng với góc quay rộng, lướt cảnh vùng cao (dìu dặt trong giai điệu nhạc êm đềm);

+ Bức họa trong phân cảnh 1, sau khi A Sử chào quan tư Pháp: hoa mận trắng sát ống kính, khung hình mở rộng, khoáng hoạt, thơ mộng, xa xa là các nhà dân bậu trên sườn núi;

+ Hình ảnh Mị và vợ già của A Sử cõng nước trong không gian xuân vùng cao: cận ống kính là những bông lau trắng, khung hình mở rộng sau lưng cô gái Mèo là núi ẩn hiện trong sương mờ, mây trắng. Mị và chị dâu cõng nước bước đi trên con đường mòn, đối lập với không gian thơ mộng);

+ Khung cảnh ngày xuân, trai gái Mông múa khèn giữa rừng hoa mận và những mỏm đá;

70

thay nhau đánh;

+ Cảnh xử kiện: Thống lý, xéo phải nằm dài bên khay đèn hút xách, xem cảnh đầy tớ thi nhau đánh A Phủ. Còn nhân vật A Phủ khi quỳ chịu tội tại nhà thống lý (giữa khung hình), im lặng, nhẫn nhục nghiến răng mỗi khi roi da quật xuống (bản chất tàn độc, sự ăn chơi sa đọa của bọn địa chủ, chúa đất; thái độ cam chịu của kẻ tôi tớ)

+ Cảnh A Phủ chăn ngựa: khung cảnh trải rộng như thảo nguyên mênh mông, chàng trai của tự do một mình trên lưng ngựa, ánh mắt ấm áp tỏa rộng quan sát đàn bò;

+ Cảnh người nhà Thống Lý và lính dồn bắt đuổi Mị và A Phủ trong đêm: bầu trời đen kịt, lập lòe mấy ngọn đuốc, không khí cái chết ngập tràn, văng vẳng tiếng cười của người đàn bà phát điên trong nhà Thống lý;

+ Cảnh A Phủ và Mị trên đỉnh núi đá tai mèo, chỉ có người và núi, văng vẳng tiếng khèn lá, tiếng sáo (hình ảnh mô tả nội dung Bài ca trên núi. Đây là đoạn thể hiện tình khúc. A Phủ thổi sáo cho Mị nghe, đắm đuối);

+ Cảnh A Phủ bị A Sử bắn rơi từ trên đỉnh núi đá tai mèo xuống sông. Sông cuộn trắng, cuốn người đi;

+ Cảnh mây nước bao la trên đường A Phủ được du kích cứu đưa tới Phiềng Sa…;

+ Cảnh đẹp Phiềng Sa, khu du kích rộn ràng; + Cảnh hành quân đánh đồn Hồng Ngài;

- Trung cảnh: Mị tựa lung bậu cửa, trung tâm bức họa, mắt nhìn hoang

hoải (kết hợp cùng lời dẫn về đời cô Mị). Nổi bật trong bức tranh là một nhan sắc não nề, rười rượi buồn, gợi nét bất hạnh của người con gái vùng cao;

+ Cảnh Mị bóp chân A Sử, Mị ngồi bệt đuôi giường, khói thuốc bay vào đầy buồng, đầy mặt Mị (sự nhẫn nhục của Mị, nỗi khổ của cả kẻ đang phải bóp chân lẫn kẻ đang phải chịu phạt vạ);

71

+ Cảnh Thống lý bắt A Phủ chạm tay vào đống tiền để nhận nợ (tiền xếp nhiều cọc cao thấp, khuôn mặt A Phủ hoang mang);

+ Cảnh A Phủ bị trói đứng sau khi mất bò (A Phủ bất lực trong nhiều vòng dây trói; Mị và các chị dâu vẫn làm việc trong khu bếp, ánh mắt sợ hãi, thương xót hướng về A Phủ)

+ Cảnh cuối, khi Mị được A Phủ cứu (sau lưng Mị và A Phủ là hình ảnh lửa cháy dây thép gai, khói cuộn mù mịt);

- Cận cảnh: Mị ngồi với bố, ngọn lửa sau lưng cô bập bùng. Mị khóc,

cảnh thu lại hình ảnh bàn tay vê nắm lá ngón, chuội dần của Mị (Mị không thể chết, Mị phải buông bỏ cái chết để tiếp tục sống)

+ Mị ngẩng lên nhìn bố, ánh sáng bếp lửa hắt vào nửa khuôn mặt Mị, ánh mắt Mị thoáng dữ dội, sâu thẳm một nỗi buồn và sự tuyệt vọng (sự quyết

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)