Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 83 - 90)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

3.2.8. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,

chống thiên tai

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch. Tiến hành các nghiên cứu có hệ thống về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch tại Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Phân vùng chức năng bảo vệ môi trường tại Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn gồm vùng bảo vệ môi trường địa chất, vùng bảo vệ đa dạng sinh học, vùng bảo vệ tài nguyên nước và vùng kiểm soát chất lượng môi trường.

- Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường tại khu Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn, bao gồm giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, đất, chất thải rắn và giám sát giá trị đa dạng sinh học.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, phòng ngừa khắc phục các tai biến địa chất và các sự cố ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu, thành lập trạm quan trắc khí tượng, khí hậu tại Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Ưu tiên xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các khu vực tập trung phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời nâng cấp các khu

xử lý chất thải rắn tại xã Tả Phìn (huyện Đồng Văn), xây dựng mới tại thị trấn Phó Bảng (huyện Đồng Văn). Bố trí hệ thống thùng rác thu gom rác thải, lắp đặt các bảng nội quy bảo vệ môi trường tại các trung tâm, điểm du lịch và các tuyến tham quan.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai và đào tạo lực lượng chuyên nghiệp trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Nghiên cứu và dự kiến các phương án kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển du lịch của huyện Đồng Văn. Trong chương 3 của khóa luận đã đưa ra những định hướng của tỉnh Hà Giang:

- Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch biên giới

- Phát triển du lịch với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu và những định hướng của huyện Đồng Văn để phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn.

- Phát triển du lịch có tính trọng tâm trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên.

- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế.

- Phát triển du lịch Hà Giang vừa truyền thống vừa hiện đại để vừa phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc, vừa nhanh chóng hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch

Đồng thời, cũng đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên những tiềm năng sẵn có của huyện như:

- Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật - Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

- Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch - Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch - Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch - Giải pháp tăng cường công tác quảng bá du lịch

- Chính sách phát triển du lịch bền vững - Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch

- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai

KẾT LUẬN

Đồng Văn đã được thiên nhiên ban tặng cho những tài nguyên quý giá, những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng phong phú và đặc hữu, những di sản địa chất mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc của 17 dân tộc anh em. Đây là một vùng cảnh quan đặc sắc của nước ta, chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa độc đáo, có ý nghĩa vượt ra ngoài biên giới, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Cùng với đó, xu hướng đi du lịch ngày càng tăng trên thế giới, số lượng khách nội địa cũng tăng dần do đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, thời gian nghỉ lễ cũng dài hơn. Việt Nam đang là thị trường thu hút khách du lịch lớn trong khu vực. Nhu cầu của khách du lịch hiện nay là thích đến những nơi còn hoang sơ, ít có tác động của con người, gần gũi với thiên nhiên và tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa. Hiện nay với điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội, cùng với các tài nguyên du lịch sẵn có, Đồng Văn có đủ khả năng để đáp ứng những nhu cầu đó của khách du lịch nếu biết đầu tư, khai thác và sử dụng đúng cách.

Song, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận rằng, tuy phong phú về tài nguyên du lịch nhưng sản phẩm du lịch Đồng Văn trong những năm qua còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chỉ mới khai thác được phần nhỏ nguồn tài nguyên du lịch với các loại hình tham quan chưa hấp dẫn, các chương trình, sản phẩm còn khá khiêm tốn; chất lượng phục vụ chỉ ở mức trung bình; còn hạn chế khả năng ngoại ngữ, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính đồng bộ, trình độ nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo tồ phát huy di sản chưa cao; đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở dịch vụ còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa tìm được tiếng nói chung. Vì vậy

phần nào gây lãng phí tài nguyên du lịch và lợi nhuận kinh tế đóng góp cho huyện Đồng Văn nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung.

Vấn đề được đặt ra ở đây là làm cách nào để khắc phục được những hạn chế trên, xây dựng sản phẩm du lịch tại Đồng Văn với sự đa dạng về loại hình và phải có những loại hình du lịch đặc trưng, chuyên biệt không bị trùng với nơi khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Thùy Anh (2016), Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sĩ Du lịch, chuyên ngành Du lịch – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

2. Ban quản lý Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (2012), Tài liệu tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

3. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2017), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016, Hà Giang.

4. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2019), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2018, Hà Giang.

5. Cục thống kê Hà Giang, Chi cục thống kê Đồng văn (2019), Niên giám thống kê năm 2018, Đồng Văn.

6. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Liên, Hồ Huyền Trang (2012), Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, đề tài nghiên cứu khoa học ngành kinh tế xã hội – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

7. ThS Phạm Lan Hương (chủ biên), ThS Phạm Thị Minh Thùy, ThS Bùi Thị Lý, ThS Nguyễn Xuân Thủy, ThS Nguyễn Mạnh Thắng (2017), Giáo trình Pháp luật Du lịch, Trường Đại học Hùng Vương.

8. Lê Thị Lan Hương, Vừ Thị Và, Hà Thị Diệp (2018), Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đề tài nghiên cứu khoa học, chuyên ngành Sư phạm Địa lí – Trường Đại học Hùng Vương.

9. ThS Nguyễn Minh Lan (2010), Đề cương bài giảng Địa lí du lịch ở Việt Nam, Phú Thọ.

10. Thủ tướng Chính Phủ (2017), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu du lịch quốc gia Cao nguyến đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

11. Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Giang, Tổng quan du lịch Hà Giang, tài liệu Hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015.

12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) ( 2010), Địa lí du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

13. Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (Đồng chủ biên) (2017), Địa lí du lịch – cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

14. PTS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh – PGS.PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu – PTS. Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lí Du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

15. UBND tỉnh Hà Giang (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà giang thời kỳ 2014-2020 và định hướng 2030.

16. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.

17. Tài liệu website : - http://hagiang.gov.vn - http://hagiangtravel.vn - http://dongvan.gov.vn/ - https://cucthongke.hagiang.gov.vn - http://vietnamtourism.gov.vn/ - http://www.baohagiang.vn/ - https://dongvan.hagiang.gov.vn/ - http://dongvangeopark.com/huyen-dong-van-tinh-ha-giang/ - https://thuvienphapluat.vn/

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)