CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
2.2. Thực trạng phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
2.2.5. Nhận xét chung
2.2.5.1. Tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch huyện Đồng Văn
Địa danh Đồng Văn với tư cách là huyện biên giới địa đầu tổ quốc Việt Nam, có sự hấp dẫn đặc biệt và mới mẻ. Lãnh thổ Đồng Văn là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 800 – 1200m so với mực nước biển. Sự phân hóa địa hình sâu sắc hình thành các cảnh quan với những nét hoang sơ và hùng vĩ, tạo sự hấp dẫn với du khách.
Tài nguyên du lịch Đồng Văn khá phong phú và đa dạng. Đồng Văn có nhiều phong cảnh đẹp, hấp dẫn có khả năng phát triển mạnh mẽ về du lịch. Đặc biệt năm 2010, Cao nguyên đá Đồng văn đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, một địa danh có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt mang tầm quốc tế. Đồng Văn hội tụ tổng hòa các giá trị địa chất, di sản sinh học, văn hóa, lịch sử, làm nên một Công viên địa chất nói chung và Đồng Văn nói riêng mang tầm quốc tế và là tiềm năng to lớn cho việc phát triển các hoạt động du lịch.
Cao nguyên đá Đồng Văn khác những công viên địa chất khác trên thế giới vì có người dân sinh sống trong lòng công viên. Đây cũng là thuận lợi cho việc phát triển du lịch bởi văn hóa của cộng đồng dân cư bản địa là một yếu tố thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của du khách đến với điểm du lịch. Đồng Văn là nơi hội tụ của 17 dân tộc khác nhau như Mông, Dao, Pu Péo, Lô Lô… Các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Đồng Văn qua bao thế hệ khẳng định một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống hết sức độc đáo từ tên gọi, trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thiết chế xã hội truyền thống… đã tạo cho Đồng Văn có những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước.
Các sản vật của núi rừng và văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú, có nét riêng, góp phần tạo nên ấn tượng khó phai đối với du khách mỗi lần có dịp ghé thăm vùng đất địa đầu này.
Những tiềm năng trên đã góp phần tạo nên thế mạnh cho huyện Đồng Văn phát triển hoạt động du lịch với các loại hình như du lịch tham quan, khám phá, trải nghiệm tự nhiên; du lịch văn hóa, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, du lịch thể thao khám phá, du lịch cửa khẩu…
2.2.5.2. Khó khăn, hạn chế trong phát triển du lịch huyện Đồng Văn
Bên cạnh những thế mạnh nêu trên, du lịch Đồng Văn cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động du lịch.
Điều kiện kinh tế còn chưa phát triển vì Đồng Văn là một trong bốn huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Cơ sở vật chất nơi đây vẫn còn khá nghèo nàn, yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Các mô hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với cộng đồng chưa được triển khai thực hiện tốt. Các tài nguyên phục vụ dân sinh và kinh tế như đất canh tác, nguồn nước sinh hoạt, nước canh tác, chất đốt… còn rất thiếu thốn.
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động phát triển du lịch còn nhiều yếu kém, một số yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ; các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thực sự phong phú, chưa khai thác hết được các giá trị của vùng Cao nguyên đá để phát triển du lịch…
Một số vấn đề nữa là một số dự án, các công trình xây dựng thời gian qua đã làm phá hủy cảnh quan vốn có. Người dân khai thác đá để làm vật liệu xây dựng hay lấy mặt bằng để xây dựng các công trình, khai thác phục vụ các ngành công nghiệp khai khoáng, tình trạng phá rừng, gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học là vấn đề rất đáng lưu tâm dù chúng ta đã và đang có rất nhiều biện phát ngăn chặn. Bên cạnh đó là sự quản lý chưa chặt chẽ của các cấp, ngành cùng với sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan trên địa bàn huyện
nên một số du khách khi đến tham quan đã tự ý vào hang đập nhũ đá mang về nhà để đáp hòn non bộ, trang trí trong gia đình làm phá vỡ cảnh quan của vùng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn. Ngoài các tài nguyên tự nhiên, cảnh quan du lịch tự nhiên. Đồng Văn còn có các tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề và một số tài nguyên du lịch nhân văn khác: ẩm thực.
Sự kiện Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã đem lại ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn nói riêng. Hiện nay, số lượng khách du lịch ngày càng tăng lên qua các năm cả khách trong nước và quốc tế. Các cơ sở phục vụ du lịch. Hiện nay, trên cao nguyên đá nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng đã xây dựng được khá nhiêu cơ sở lưu trú để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, cải thiện những yếu kém. Từ sự tăng mạnh về số lượng khách, các nhà quản lý nhà hàng, khách sạn đã có cách nhìn đúng đắn về sự phát triển của du lịch cũng như tiềm năng du lịch sẵn có của huyện, bởi vậy đã đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở lưu trú. Tổng thu du lịch và lao động du lịch ở huyện Đồng Văn cũng đều tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Tuy nhiên cơ sở vật chất nơi đây vẫn còn khá nghèo nàn, yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động phát triển du lịch còn nhiều yếu kém, một số yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ; các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thực sự phong phú, chưa khai thác hết được các giá trị của vùng Cao nguyên đá để phát triển du lịch
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG