Cơ sở vật chất du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

2.2. Thực trạng phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.2.3. Cơ sở vật chất du lịch

2.2.3.1. Cơ sở kinh doanh lưu trú

Hiện nay, trên cao nguyên đá nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng đã xây dựng được khá nhiêu cơ sở lưu trú để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, cải thiện những yếu kém. Từ sự tăng mạnh về số lượng khách, các nhà quản lý nhà hàng, khách sạn đã có cách nhìn đúng đắn về sự phát triển của du lịch cũng 5.918 8.295 11.286 13.586 17.386 49.647 62.875 78.248 90.850 102.850 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2014 2015 2016 2017 2018 Triệu đồng Dịch vụ lưu trú Dịch vụ ăn uống Năm

như tiềm năng du lịch sẵn có của huyện, bởi vậy đã đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở lưu trú. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Các cơ sở lưu trú về cơ bản là chất lượng trung bình hoặc thấp, ít khách sạn và cũng chỉ đạt 1,2 sao, còn lại là các nhà nghỉ. Tại huyện Đồng Văn tình trạng bị thiếu phòng để lưu trú vẫn còn tồn tại đặc biệt là vào các ngày cuối tuần hay các ngày lễ, tết… Nhiều du khách khong đặt phong trước mà lên Đồng Văn là không có chỗ ngủ.

Bảng 2.4. Các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Đồng Văn STT Tiêu chuẩn khách sạn Số lượng Số phòng Số giường 1 Khách sạn 3 sao 01 82 140 2 Khách sạn 2 sao 03 83 159 3 Khách sạn 1 sao 04 51 92 4 Nhà nghỉ 13 112 257 5 Homstay 20 50 1500 6 Chưa xếp hạng 100 1339 2570

(Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Đồng Văn)

Các khách sạn từ 2 đến 3 sao ở Đồng Văn có số lượng 165 phòng. Các khách sạn này phần lớn là đón khách du lịch nội địa và quốc tế theo tour trọn gói hoặc khách lẻ và khách hội thảo kết hợp du lịch. Hầu hết các khách sạn này đều gắn liền với nhà hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Các khách sạn 1 sao ở Đồng Văn có 51 phòng, đón khách lẻ và khách đoàn du lịch nội địa do các công ty du lịch ngoài tỉnh đặt. Nhu cầu phòng cho một loại khách sạn 1 sao này ngày một tăng cao, do mức giá phòng trung bình, phù hợp với mức sống của người dân trong khu vực. Loại khách sạn này thường xuyên không đủ cung ứng nhu cầu vào các dịp kỷ niệm.

Nhà nghỉ tại huyện Đồng Văn có số lượng 112 phòng, hệ thống này cũng thu hút nhiều khách du lịch nội địa, đặc biệt là những đối tượng khách lẻ là sinh viên vì chi phí rẻ. Vào mùa cao điểm nhất là những dịp lễ hội hoa tam giác

mạch, lễ hội khèn Mông, 30/4, 1/5, 2/9… hệ thống khách sạn cũng như các nhà nghỉ tại huyện Đồng Văn cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.

Vào mùa cao điểm, khách du lịch lên đông, các gia đình cũng có thêm thu nhập từ các dịch vụ Homestay. Đây chính là hình thức lưu trú được đông đảo du khách chọn lựa để thưởng thức và trải nghiệm với cuộc sống của người dân và thêm hiểu văn hóa đời sống các dân tộc. Đây cũng là lợi thế để Đồng Văn có thể phát triển được du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, từ đó có thể lưu giữ, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo của bà con vùng cao nguyên đá.

Để giảm bớt tình trạng thiếu phòng cho du khách vào thời gian cao điểm, chính quyền huyện cũng đã tuyên truyền vận động nhân dân tu sửa nhà cửa làm dịch vụ nghỉ trọ bình dân được trên 100 hộ. Dịch vụ này mang tính tự phát, các phòng nghỉ còn rất sơ sài, chủ yếu được xây dựng ở dưới tầng hầm của nhà dân, không khí ẩm thấp, trang bị còn thiếu thốn, các công trình vệ sinh cho khách du lịch còn tạm bợ.

Hiện nay, ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn đã có kế hoạch đưa khách du lịch về nghỉ tại nhà dân khu Phố cổ Đồng Văn. Đây là kế hoạch nhằm giảm lượng khách quá tải cho các nhà nghỉ và tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân khu Phố cổ, đồng thời tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây. Họ được ăn, được ở cùng người dân. Tuy nhiên cơ sở vật chất của khu Phố cổ dành cho việc đón khách về nghỉ tại gia đình đa phần đều chưa đạt, nhiều hộ còn rất sơ sài, thiếu thốn, người dân thường nuôi gia súc ngay trước nhà nên công tác vệ sinh còn gặp nhiều khó khăn. Các cấp chính quyền đang thực hiện vận động người dân di rời vật nuôi ra một khu riêng biệt, tuy nhiên lại gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an ninh, giữ gìn tài sản của nhân dân. Trong tương lai, để hình thức này phát huy hiệu quả hơn nữa, rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng trong việc tạo mô hình mẫu và các kế hoạch phát triển lâu dài.

Nhìn chung, với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ hiện có, Đồng Văn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch vào những mùa cao điểm, đặc biệt là các dịp lễ hội như lễ hội khèn Mông, lễ hội Hoa tam giác mạch. Một số trang thiết bị tiện nghi xuống cấp không được bổ sung, sửa chữa kịp thời. Các hộ gia đình tham gia vào nhận khách lưu trú qua đêm nhưng cơ sở vật chất còn kém, không đảm bảo. Thái độ phục vụ chưa nhiệt tình, phục vụ không đúng quy trình nghiệp vụ do chưa được qua đào tạo.

Chính quyền huyện Đồng Văn đang tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch tại huyện với quy mô trên 60 phòng nghỉ, đặc biệt hỗ trợ kinh phí để các hộ phát triển cơ sở lưu trú du lịch.

2.2.3.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống

Trên địa bàn huyện Đồng Văn, có tổng cộng 40 nhà hàng, với sức chứa khoảng 3000 khách. Tính đến nay, toàn huyện vẫn chưa có các nhà hàng sang trọng, quy mô lớn. Các nhà hàng được phân bố nhiều nhất là ở thị trấn Đồng Văn.

Bảng 2.5. Các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Đồng Văn

STT Phân loại nhà hàng Số lượng Số ghế

1 Nhà hàng gắn liền với khách sạn

2 400

2 Nhà hàng kinh doanh riêng biệt 38 2770

3 Tổng số 40 3170

(Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Đồng Văn)

Các nhà hàng tại huyện thường là những quán độc lập không thuộc khách sạn, chỉ có vài khách sạn có nhà hàng như khách sạn Hoa Cương với sức chứa gần 300 khách hay nhà hàng Lâm Tùng thuộc khách sạn Lâm Tùng với sức chứa 100 thực khách. Một số nhà hàng có qui mô phục vụ trên 100 thực khách như nhà hàng Sông Núi, nhà hàng Hoàng Gia phục vụ dược 300 thực khách, nhà hàng Tiến Nhị phục vụ 160 thực khách, nhà hàng Âu Việt phục vụ 200

thực khách, nhà hàng Tú Lan phục vụ 120 thực khách, nhà hàng Mã Gia Quán phục vụ 140 thực khách.

Các nhà hàng còn lại là những nhà hàng qui mô nhỏ phục vụ từ 100 khách trở xuống. Tuy nhiên, những nhà hàng này phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp, thực đơn không phong phú; các món ăn chưa mang tính truyền thống, đặc sản của địa phương. Chất lượng phục vụ cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra sát sao.

Ngoài hệ thống các nhà hàng trên, phố huyện Đồng Văn còn có khu chợ đêm sầm uất, là điểm thăm quan và vui chơi giải trí hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Văn hóa chợ phiên ở các bản làng cũng là nếp văn hóa đặc sắc, với nhiều dân tộc thiểu số khiến cho du lịch Đồng Văn càng trở nên độc đáo.

2.2.3.3. Các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung

Cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung là một trong những yếu tố để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, tuy nhiên cho đến nay các dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung tại Đồng Văn vẫn còn khá đơn giản, chưa được đầu tư phát triển nhiều. Nhìn chung các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch của huyện còn hạn chế về quy mô, số lượng, chưa có công viên vui chơi, chưa có những khu tổ hợp dịch vụ thương mại và giải trí, chỉ có một vài quán cà phê, tiêu biểu là quán:

- Cà phê Phố cổ

Được xây dựng từ năm 1912, tuy trải qua nhiều thăng trầm cùng khu phố cổ, nhưng ngôi nhà gần như vẫn còn nguyên vẹn, mang dấu ấn kiến trúc giao thoa Việt – Hoa với hai tầng cùng hành lang và lan can gỗ. Không gian bên trong quán hoàn toàn khác biệt xung quanh, trầm mặc và vương màu xưa cũ. Tầng dưới là những bộ bàn ghế bằng tre đặt quanh góc nhà; tầng trên là khu cà phê ngồi bệt, dưới ánh sáng từ những chiếc đèn lồng đỏ hắt vào bức tường màu gạch non chưa nung, càng khiến không gian thêm phần bí ẩn mà ấm cúng.

Lý tưởng nhất là chọn một góc bàn có hướng nhìn ra khu trung tâm phố cổ, để vừa có một không gian riêng vừa có thể hòa chung niềm vui đêm ở thị trấn vùng cao. Vào cuối tuần, quán cà phê Phố cổ lại rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản được chủ quán mời về hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa giao duyên.

- Cà phê Cực Bắc:

Thôn Lô Lô Chải nằm dưới khu vực Cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn, là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Lô Lô. Tại đây có một quán cà phê độc đáo mang tên Cực Bắc. Quán cà phê Cực Bắc do ông Ogura Yasushy, một người Nhật đã nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang. Ông đầu tư gần như toàn bộ vốn ban đầu để tạo nên quán cà phê độc đáo này, sau đó giao lại cho một gia đình người Lô Lô kinh doanh, phục vụ du khách đến thăm Cột cờ Lũng Cú.

Do các dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung ở Đồng Văn chưa có nhiều, nên chưa thu hút được khách du lịch lưu trú dài, từ đó cũng làm giảm doanh thu từ các hoạt động du lịch tại huyện. Bên cạnh đó, chất lượng của các dịch vụ bổ trợ này vẫn còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, làm giảm sự hài lòng cũng như tạo nên ấn tượng không tốt cho du khách khi đến Đồng Văn.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)