CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Tình hình phát triển du lịc hở tỉnh Hà Giang
Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu, công tác quảng bá
du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể. Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan trọng, lượng du khách đến với Hà Giang ngày một tăng.
Bảng 1.2. Lượng khách du lịch đến Hà Giang giai đoạn 2011 – 2016
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Khách du lịch (lượt khách) 273.053 310.451 376.557 403.899 575.658 652.441 Khách quốc tế 15.432 16.520 20.009 57.636 58.875 60.724 Khách nội địa 257.621 293.931 356.548 346.263 516.783 591.717 Số ngày khách lưu trú tại các cơ sở phục vụ (ngày) 287.140 317.566 441.833 491.711 679.631 832.156
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016)
Từ năm 2010 - 2016 lượt khách du lịch tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2011 tổng lượng khách 273.053 lượt người, đến năm 2016 tổng lượng khách 652.441 lượt người. Trong đó khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2011 khách quốc tế là 15432 lượt khách, đến năm 2016 tăng lên 60.724 lượt khách. Còn khách nội địa 2011 là 257.621 lượt khách. Đến năm 2016 tăng lên là 591.717. Số ngày khách lưu trú tại các cơ sở của tỉnh cũng tăng qua các năm, năm 2011 là 287140 ngày đến năm 2016 là 832.156 ngày, đã tăng lên 545.016 ngày. Lượt khách tăng lên do nhiều nguyên nhân song chủ yếu do việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút đối với du khách, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng.
Bảng 1.3. Doanh thu, thu nhập từ dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh Hà Giang từ 2011 - 2018 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2010 2015 2016 2017 2018 Dịch vụ lưu trú 26.542,0 60.127,5 96.083,8 111.621,6 118.400,7 Dịch vụ ăn uống 370.100,2 899.254,4 1.079.105,0 1.242.887,2 1.366.197,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2018
Doanh thu, thu nhập từ dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng tăng qua các năm. Dịch vụ lưu trú từ năm 2010 - 2018: 26.542,0 - 118.400,7 triệu đồng. Trong giai đoạn này doanh thu từ dịch vụ lưu trú tăng 91.858,7 triệu đồng.
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống ngày càng tăng nhanh 2010 – 2018: 370.100,2 – 1.366.197,3 triệu đồng. Trong giai đoạn này tăng 996.097,1 triệu đồng.
Hà Giang đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội, công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch được tăng cường, nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã đến với Hà Giang và quyết định đầu tư tại tỉnh. Hình ảnh du lịch của tỉnh đã đến được với nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, Hà Giang đã và đang trở thành địa chỉ đỏ trong bản đồ du lịch Việt Nam.
Công tác xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh, đặc biệt là Hội nghị xúc tiến du lịch “Hùng vĩ Hà Giang” tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chương trình phát động thị trường tại Nhật Bản. Tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lớn du lịch phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu… Ký kết hợp tác phát triển văn hóa thể thao du lịch với Cục Văn hóa, Phát thanh truyền hình, Thể thao và Ủy ban phát triển Châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc góp phần quảng bá hình ảnh Hà Giang tới du khách trong nước và quốc tế… Vì vậy, Du lịch Hà Giang đã có nhiều thay đổi tích cực, không chỉ lượng khách đến với Hà Giang ngày càng đông hơn mà hình ảnh về Hà Giang cũng được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong, ngoài nước, một cách khá bài
bản chuyên nghiệp. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua đó, nhiều du khách, nhà đầu tư đã quyết định đến du lịch và tham gia đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch của tỉnh.
Với nhiều ấn tượng đặc trưng và do làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch, nên hình ảnh du lịch Hà Giang được quảng bá rộng rãi, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện bằng các con số không ngừng tăng, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt 652.441 lượt. Chất lượng và số lượng phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng lên, nhiều điểm dừng chân, trạm thông tin du lịch của các doanh nghiệp, cá nhân được xây dựng, góp phần đưa hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Du lịch Hà Giang ngày càng đi vào chuyên nghiệp hơn. Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù, như du lịch sinh thái, du lịch làng văn hóa cộng đồng, các Tour du lịch khám phá, mạo hiểm kết hợp với phát triển các sản phẩm đặc sản trở thành mặt hàng chủ lực phục vụ du lịch đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách về một Hà Giang giàu bản sắc văn hóa độc đáo.Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tập trung nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính chuyên nghiệp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh… Du lịch Hà Giang đã và đang có sự chuyển biến tích cực và từng bước trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, Hà Giang đang là một trong những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã thực hiện chính sách đồng bộ đổi mới và mở cửa tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ; khai thác có hiệu quả các điểm du lịch, đầu tư sản phẩm du lịch mới có tính đặc thù chất lượng cao; đưa Hà Giang trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, trong đó ưu tiên phát triển Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch quốc gia với quy mô và tầm cấp quốc tế gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa. Nhờ có cách làm bài bản nên lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước.
Cùng với sự phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang, ngành du lịch của huyện Đồng Văn trong những năm vừa qua cũng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Các điểm du lịch, các lễ hội đã thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chung của tỉnh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về các khái niệm du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch, chức năng của du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.
Thứ nhất, du lịch giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống nhân dân, du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe của con người.
Thứ hai, du lịch không chỉ là ngành ‘‘xuất khẩu tại chỗ’’ mà còn là ngành ‘‘xuất khẩu vô hình’’ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân, đa dạng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Thứ ba, du lịch tạo cho con người có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường.
Thứ tư, du lịch là phương tiện hữu hiệu để giáo dục về truyền thống dân tộc, về lòng yêu quê hương đất nước.
Chương 1 cũng đã phân tích rõ cở sở thực tiễn về tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam, tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang làm cơ sở việc phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn.
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG