Lao động du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

2.2. Thực trạng phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.2.4. Lao động du lịch

Là huyện nằm ở cực Bắc tổ quốc, không có nhiều thuậ lợi về các điều kiện tự nhiên, giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nên vấn đề nhân lực trong ngành du lịch còn nhiều yếu kém. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm, lễ tân, quản lý nhà hàng khách sạn… vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nguồn lao động chủ yếu là lao động không chuyên, hoạt động không chuyên nghiệp. Hơn nữa, do đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống nhân dân còn thấp kém, trình độ văn hóa thấp, người dân chưa có kỹ năng khai

thác, bảo tồn nhưng giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc để phát triển du lịch. Trình độ nhận thức của người dân nơi đây không đồng đều, hiểu biết của người dân về ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của du lịch Đồng Văn.

Trong thời gian qua, mặc dù ngành du lịch huyện Đồng Văn đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng hiện ngành du lịch đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động lành nghề. Hiểu biết về chuyên môn, nghề nghiệp còn có giới hạn. Khả năng xử lý linh hoạt các tình huống phức tạp trong công việc còn hạn chế. Tính đến cuối tháng 12/2015, số lượng lao động trong ngành du lịch ước đạt 353 người trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 4,5%, số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 8%, lao động phổ thông là 87,5%. Như vậy, tổng số người có trình độ, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp quá ít. Số lao động phổ thông là quá nhiều. Số lao động này chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt những năm gần đây, thị trường khách quốc tế tăng cao, cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo ngoại ngữ lại rất thiếu và yếu trong hoạt động phục vụ khách. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự phát triển du lịch của Đồng Văn.

Về kỹ năng nghiệp vụ: Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức, kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn kém. Cán bộ quản lý và kinh doanh hạn chế về trình độ, năng lực thực tiễn, quá trình đào tạo và đào tạo lại chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn chưa thực sự coi trọng công tác quản lý nguồn nhân lực, việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa được quan tâm, khiến đội ngũ này làm việc không có tính chuyên nghiệp và thiếu ổn định. Công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp nhà nước, các khách sạn có quy mô lớn quan tâm còn các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân ngoài giám

đốc, chủ cơ sở, kế toán có nghiệp vụ thì đa số là cán bộ hợp đồng thời vụ không qua đào tạo hoặc chỉ mới đào tạo ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)