CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịc hở huyện Đồng Văn
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang
Để phát triển ngành du lịch phù hợp với đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang và để ngành du lịch Hà Giang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh kể từ sau năm 2020, quan điểm phát triển ngành du lịch tập trung vào một số nội dung sau:
- Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch biên giới; lấy du lịch sinh thái gắn với việc khai thác các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng để phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch.
- Phát triển du lịch với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao.
- Phát triển du lịch có tính trọng tâm trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giữ vũng quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược phát triển lâu dài.
- Phát triển du lịch Hà Giang vừa truyền thống vừa hiện đại để vừa phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc, vừa nhanh chóng hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của huyện Đồng Văn
a. Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Về cơ sở lưu trú: Ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch Đồng Văn , phát triển loại hình cơ sở lưu trú tại nhà dân (Homestay) tại các trung tâm du lịch Đồng Văn và các điểm du lịch cộng đồng.
- Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Tập trung phát triển khu vui chơi giải trí đêm cao cấp tại các thị trấn Đồng văn; Chợ đêm, phố du lịch đêm tại các thị trấn Đồng Văn, Công viên chuyên đề, thể dục thể thao tại thị trấn Đồng Văn; Khu thể thao mạo hiểm tại Mã Pì Lèng.
- Thương mại, dịch vụ: Xây dựng các tổ hợp dịch vụ tại các điểm dừng chân; các cơ sở thương mại dịch vụ tại các trung tâm du lịch; các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt chuẩn tại các phân khu, điểm du lịch. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, chợ văn hóa, du lịch phát triển tại khu vực trung tâm đón tiếp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật khác: Bổ sung bảng biển thông tin, biển báo, các công trình dịch vụ hậu cần cho khinh khí cầu, dù lượn, các thang trượt.
b. Định hướng đầu tư
- Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, chú trọng tại các trung tâm du lịch dịch vụ.
- Phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch cho Khu DLQG cao nguyên đá Đồng Văn.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đầu tư cho giảm thải và tái chế các chất thải từ du lịch.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch theo
- Hệ thống bảo đảm an ninh và an toàn cho khách du lịch. [10]