Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Những loại hình du lịch đang có ở Đồng Văn: du lịch Cao nguyên đá, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch phong tục tập quán tại các làng bản…đang là những sản phẩm du lịch phát huy được các thế mạnh của tài

nguyên du lịch huyện. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các sản phẩm du lịch hiện có tại huyện Đồng Văn như:

- Tăng cường huy động mọi nguồn lực, các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển du lịch của huyện Đồng Văn.

- Tăng cường công tác quản lý đối với từng sản phẩm du lịch của huyện một cách hiệu quả. Có những văn bản quy định rõ ràng về quy cách triển khai thực hiện từng loại hình sản phẩm, trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị cá nhân có liên quan. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đặc trưng, có lợi thế khai thác và mang lại hiệu quả cao trong tương lai. Với sự phong phú của các di sản văn hóa vật thể như: các di tích lịch sử văn hóa, các làng bản…kết hợp với nét độc đáo của di sản văn hóa phi vật thể của 17 dân tộc ở Đồng Văn, hứa hẹn loại hình du lịch văn hóa sẽ là loại hình du lịch hấp dẫn, đặc trưng và bên vững của du lịch Đồng Văn.

- Cần khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật.

- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn an toàn giao thông, trật tự công cộng tại những nơi diễn ra lễ hội. Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải xử lý nghiêm theo pháp luật nhũng hành vi vi phạm.

- Tuyên truyền, quảng bá để giới thiệu mục đích đúng đắn của lễ hội, để nâng cao hiểu biết, nhận thức về tính văn hóa cụ thể của lễ hội và việc thực hiện hành vi văn hóa khi tham gia lễ hội.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch lễ hội, không chỉ tổ chức các tour du lịch lễ hội riêng lẻ mà còn phải kết hợp thêm với những thế mạnh du lịch địa phương như hát, thổi khèn, múa…kết hợp với lễ hội mở các cuộc triển lãm, gian hàng bán đồ lưu niệm, sản phẩm độc đáo, đặc sản của địa phương…Bên cạnh đó cần nghiên cứu khai thác những món ăn độc đáo, nổi tiếng của địa

phương trong thời gian diễn ra lễ hội để tạo ra các mặt hàng phong phú, đa dạng…

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người dân để tạo ra các sản phẩm đẹp, chất lượng, thu hút du khách, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. - Hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề như mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông ra – vào làng nghề, hình thành các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch làng nghề như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú; một số điểm vui chơi, giải trí.

- Xúc tiến quảng bá, giới thiệu các làng nghề và sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet…

- Xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm truyền thống, từ đó phát triển thành trung tâm dịch vụ thương mại phục vụ cho nhu cầu mua – bán trog hoạt động du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 75 - 77)