CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
2.1. Tiềm năng du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Địa hình Đồng Văn khá phức tạp, phần lớn là núi đá bị chia cắt nên tạo ra nhiều núi cao, vực sâu, độ cao trung bình là 1.200m so với mực nước biển. Trên Cao nguyên Đồng Văn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều ngọn núi cao: núi Lũng Táo cao 1.911m, núi Tù Sán cao 1.475m.
Những dãy núi đá tai mèo cao vút, hiểm trở, đâm toạc bầu trời với đủ hình thù kỳ dị, chỗ thì dựng đứng, chỗ lại xô nghiêng, chỗ xanh rì cỏ cây, nơi lại chỉ toàn một màu đá xám trần trụi.
Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000 m. Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pì Lèng xứng đáng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ).
2.1.2.2. Khí hậu
Đồng Văn là một huyện nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhưng mang tính chất lục địa khá rõ nét. Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, khoảng 1750-2000mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 84%. Do vị trí nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém nhất là vào mùa khô, một số vùng trong huyện thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu nước nước trầm trọng.
Đến với Đồng Văn, vào mùa đông thời tiết lạnh giá với nhiệt độ có thể xuống đến âm độ C, du khách có thể tận hưởng không khí lạnh và ngắm tuyết rơi. Mùa hè, nhiệt độ không cao, có khí hậu mát mẻ, trong lành thu hút nhiều khách du lịch đến với Đồng văn với mục đích nghỉ mát.
2.1.2.3. Thủy văn
Đồng Văn có con sông Nho Quế chảy dọc theo ranh giới phía đông bắc của huyện và có một hệ thống các suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng nước của những con suối này khác nhau, không ổn định theo mùa. Đặc biệt có hai
con suối chảy vào sông Nho Quế, một con suối ở phía nam xã Lũng Cú và một con ở phía bắc thị trấn Đồng Văn có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khá lớn vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho nhân dân trong vùng và tạo điều kiện các trạm thủy điện nhỏ. Khi đến với Đồng Văn Chỉ cần đứng trên đỉnh Đèo Mã Pì Lèng, phóng tầm mắt xuống dưới phía dưới vực sâu là du khách đã có thể ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp của dòng sông. Cả dòng sông như một sợi chỉ xanh uốn lượn mềm mại quanh chân núi.
2.1.2.4. Sinh vật
Các nhà khoa học đã phát hiện ở Đồng Văn có rất nhiều loài gỗ và cây dược liệu quý như: Dẻ tùng sọc nâu, thông tre lá ngắn, thông đỏ và một số loài đặc trưng như bạc hà, hà thủ ô đỏ. Khi đến với Đồng văn du khách sẽ được chiêm ngưỡng và chụp ảnh ở những cảnh đẹp như đồi thông Đồng Văn.
Trên khu vực Công viên Địa chất có các loài có giá trị về nguồn gen động vật nuôi bản địa như: lợn, bò, dê, đặc biệt là giống gà đen có nhiều ở khu vực Cao nguyên đá. Khách du lịch đến với Đồng văn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản: Thắng cố dê, ngựa, bò; thịt heo gác bếp, món gà đen…
2.1.1.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên tiêu biểu ở Đồng Văn a. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những cao nguyên đá vôi có cấu trúc sơn văn độc đáo nhất Việt Nam. Cấu trúc địa chất và kiểu địa hình đã tạo nên cảnh quan địa lý đặc trưng cho vùng cao nguyên đá, với hơn 217 điểm di sản địa chất có giá trị nằm trong khoảng 500 triệu năm lịch sử trái đất từ thời Cambri trung đến thời kỳ Đại Tân Sinh.
Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ: “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu
(GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ 2 ở Đông Nam Á.
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hội tụ nhiều giá trị đặc biệt về địa chất, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa lịch sử, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao, mang nét đẹp hoang sơ, tinh khiết, đầy bí ẩn. Trong các chiến lược và quy hoạch phát triển của trung ương và địa phương đều khẳng định vai trò của Cao nguyên đá Đồng Văn đối với phát triển du lịch Việt Nam, xác định Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trong danh sách các khu du lịch Quốc gia. Đặc biệt, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 310/QĐ - TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030”. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, là tiền đề để Hà Giang triển khai xây dựng các quy hoạch, dự án thành phần nhằm mục tiêu phát huy giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia, góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội.
b. Đèo Mã Pì Lèng
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển.
Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó hẻm vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi, một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói
chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Tuy không dài nhưng Mã Pí Lèng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo Chín Khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mông. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
c. Khu rừng nguyên sinh Vần Chải
Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500 ha, với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn. Con đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi.
Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn ra xung quanh, du khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt với nhiều loài thực vật phong phú. Đặc biệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly Hang nằm cách trụ sở UBND xã Vần Chải khoảng 4km nằm trên núi Trùng Tò Sá cao hơn 2000m. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù. Với kiến trúc độc đáo, đây cũng là một địa điểm tham quan hấp dẫn du khách.
Là quần thể gồm hơn chục cây đa cổ thụ, trong đó 4 cây to nhất có tuổi đời từ 515 năm đến 570 năm. Đây là một trong những giá trị sinh học quý hiếm cần thiết phải có sự tôn vinh và bảo tồn. Cộng đồng các dân tộc Tày, Mông, Giấy ở thôn Thiên Hương đã coi quần thể cây đa cổ thụ này là những vị thần linh thiêng che chở cho cuộc sống của dân làng. Tại đây, vào dịp đầu năm người dân chọn một ngày tốt cùng nhau đóng góp của cải tổ chức lễ cúng thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc. Đó cũng chính là một trong những điểm nhấn đặc biệt trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.