Tình hình phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịc hở Việt Nam

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt đông kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng. Vì thế nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh vị trí thuận lợi, nước ta còn có sự đa dạng về nguồn tài nguyên. Bao gồm cả tài nguyên về tự nhiên như bãi biển, hang động, sinh vật hay nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình…; tài nguyên nhân văn có các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc… Đây là điều kiện để nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch với nhiều sản phẩm khác nhau, trong thời gian dài ngắn khác nhau.

Ngành du lịch nước ta chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc từ những năm 90 của thế kỷ XX. Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Chỉ thị số .. CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam).

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và

39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá ổn định.

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 (Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn)

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,5 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt. Tính chung cả năm 2015 đạt 7,9 triệu lượt khách, đến năm 2018 đạt 15,5 triệu lượt khách.

Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2015 là 57 triệu lượt khách, đến năm 2018 là 80 triệu lượt khách.

Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà còn gián tiếp đối với những ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.

0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000 2000 2005 2010 2015 2018 Khách quốc tế Khách nội địa Năm Triệu người

Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2018 đạt tới 637 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2015 mới đạt 355 nghìn tỷ đồng, năm 2010 đạt 96 nghìn tỷ và năm 2005 chỉ đạt 30 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2000 là 17,4 nghìn tỉ đồng.

Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu ngành du lịch ở nước ta giai đoạn 2000 - 2018 (Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn)

Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.

Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.

Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2005 2010 2015 2018 Doanh thu Năm Nghìn tỷ đồng

Số lượng cơ sở lưu trú cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2010 ngành du lịch Việt Nam có khoảng 12.352 cơ sở lưu trú với hơn 237.111 nghìn buồng. Đến năm 2018 có 15.626 cơ sở lưu trú với 353.293 số buồng.

Bảng 1.1. Tổng số lượng cơ sở lưu trú và số buồng ở nước ta từ năm 2010 đến năm 2018

Năm Số lượng cơ sở Số buồng

2010 12.352 237.111 2011 13.756 256.739 2012 15.381 277.421 2013 9.970 218.611 2014 12.376 263.468 2015 13.029 288.935 2016 14.453 318.237 2017 17.422 370.907 2018 15.626 353.293 (Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn)

Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và dần được hiện đại hóa. Một số khu nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân.

Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù. Chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc, tổ chức các cuộc thi để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)