Mở rộng kết nối giữa lễ hội với du lịch và các hoạt động văn hóa khác

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 97)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám

3.2.7. Mở rộng kết nối giữa lễ hội với du lịch và các hoạt động văn hóa khác

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu tát yếu của xã hội. Đó là cầu nối giao lƣu giữa các dân tôc, các vùng miền trong một đất nƣớc. Phát triển du lịch là cơ sở cho việc bản tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc. Lễ hội không đơn giản chỉ là một ngày vui chơi hay là một hoạt động đơn thuần mang tính văn hóa. Trong các lễ hội hiện đại ngƣời ta thấy yếu tố thúc đẩy du lịch, kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu. Mỗi lễ hội là một dịp để quảng bá nét văn hóa đặc trƣng của cƣ dân bản địa. Đặc biệt khi lễ hội đƣợc nhìn nhận nhƣ một “Bảo tàng sống” về đời sống cƣ dân. Đó là cơ sở thuận lợi để thu hút khách du lịch.

Để Trò Trám trở “món ăn” hấp dẫn du khách thì cần phải có sự phối hợp nhiều ngành: du lịch, tài chính và nhất là chính quyền các cấp phải vào cuộc, trên cơ sở đảm bảo giá trị nguyên gốc của lễ hội đó, chứ không phải là một lễ hội lai căng, biến tƣớng.

Có thể nói từ chƣơng trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, nhiều lễ hội dân gian truyền thống đã bị mai một nay có điều kiện phục dựng lại. Trong đó có các trò diễn phản ánh những tín ngƣỡng cổ xƣa của ngƣời Việt, của cƣ dân trồng lúa nƣớc ở vùng đất tổ, rất hấp dẫn khách du lịch. Trên cơ sở những lễ hội dân gian truyền thống đã đƣợc tổ chức ở các địa phƣơng trong tỉnh: Việt Trì - Thanh Sơn - Thanh Thủy, Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy, Việt Trì - Đoan Hùng - Lâm Thao, Việt Trì - Hạ Hòa - Cẩm Khê. Các tuyến du lịch trên có sự liên kết tour du lịch trong chƣơng trình “Du lịch về cội nguồn” 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, giúp du khách thuận tiện trong việc tham dự lễ hội và đem lại hiệu quả xã hội cao. Điều đó đã tạo ra ấn tƣợng mạnh mẽ với du khách trong việc quảng bá giới thiệu nét đặc sắc trong lễ hội dân gian, tín ngƣỡng cổ xƣa.

Nằm trong vành đai văn hóa Đền Hùng, đó là điều kiện thuận lợi để Trò Trám trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nƣớc mà còn đối với cả khách quốc tế. Từ đó khẳng định với bạn bè giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội tín ngƣỡng dân gian “độc nhất vô nhị” trên vùng đất Tổ. Thông qua các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội còn góp phần giáo dục nhận thức của du khách và cộng đồng cƣ dân bản địa trân trọng giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của dân tộc.

Tuy nhiên hiện nay, sự thành công trong kết nối du lịch lại chƣa đƣợc nghiên cứu, phục dựng một cách bài bản và tổ chức chuyên nghiệp. Việc bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội thành các sản phẩm du lịch đang còn nhiều hạn chế. Điều đó đòi hỏi trách nhiệm cảu các nhà quản lý trong việc hoạch định hƣớng phát triển du lịch phù hợp trên cơ sở phát huy hiệu quả giá trị của lễ hội đồng thời góp phần đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Du lịch gắn liền với lễ hội là xu hƣớng tất yếu và cũng là một cách khai thác hiệu quả lợi thế vốn có của địa phƣơng. Tuy nhiên, làm nhƣ thế nào và mức độ ra sao thi cần đƣợc cân nhắc và định hƣớng đúng đắn của các cơ quan chức năng, những nhà quản lý văn hóa. Nếu làm nột cách khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao đối với văn hóa thì chẳng những không bị mang tiếng là tầm thƣờng lễ hội mà còn góp phần giữ gìn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội Trò Trám.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chƣơng ba này, tác giả đƣa ra những văn bản, chủ trƣơng, nguyên tắc định hƣớng của nhà nƣớc nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng trong việc phát huy vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn lễ hội. Từ những chủ trƣơng, nguyên tắc đó, tác giả đề ra những giải pháp phù hợp trong việc bảo tồn lễ hội Trò Trám. Có thể thấy lễ hội Trò Trám là một lễ hội mang tính phồn thực khá cao mà ít lễ hội nào bộc lộ đƣợc tính phồn thực này. Vì là lễ hội tại địa phƣơng, quy mô lễ hội nhỏ, chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách thập phƣơng nên sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào quá trình bảo tồn lễ hội chƣa thực sự đƣợc đề cao. Phần lớn sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động bảo tồn lễ hội thông qua hình thức cung cấp thông tin trực tiếp bằng cách truyền miệng hoặc trả lời các mẫu phiếu khảo sát nhƣ tác giả đã thực hiện. Chính vì lí do này, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp để tăng cƣờng cũng nhƣ nâng cao vai trò chủ động của cộng đồng địa phƣơng trong công tác bảo tồn lễ hội Trò Trám. Bên cạnh đó, để lễ hội Trò Trám thu hút đƣợc khách du lịch, tác

giả có đƣa ra giải pháp xây dựng hình ảnh để quảng bá lễ hội cũng nhƣ mở rộng kết nối giữa lễ hội với du lịch và các hoạt động khác để lễ hội ngày càng phát triển hơn.

KẾT LUẬN

Tứ Xã là một làng cổ có quá trình hình thành và phát triển từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành đất nƣớc Văn Lang do các vua Hùng khởi nghiệp trong buổi đầu bình minh lịch sử. Nơi đây là nơi tụ cƣ, sinh sống của ngƣời Việt cổ từ hàng nghìn năm trƣớc đây. Dân cƣ chủ yếu là ngƣời Việt (Kinh), phần lớn họ sinh sống bằng nghề nông nghiệp với nghề trồng lúa nƣớc là chủ đạo. Tứ Xã là làng có bề dày về truyền thống văn hóa dân gian thể hiện qua các di sản văn hóa phi vật thể nhƣ lễ hội truyền thống, các phong tục, tập quán, tín ngƣỡng tôn giáo… Chính nền văn hóa dân gian phong phú ấy đã tạo nên nét đặc sắc của một làng cổ vùng trung du Phú Thọ và là chỗ dựa tinh thần cho bao thế hệ ngƣời dân nơi đây bám trụ để “sinh cơ lập nghiệp” và phát triển.

Cộng đồng địa phƣơng đã thể hiện vai trò chủ lực của mình trong quá trình bảo tồn, giữ gìn lễ hội Trò Trám, một lễ hội đƣợc hình thành và tồn tại vững bền nhờ có cơ sở sâu xa là các tín ngƣỡng dân gian (các nghi lễ, nghi thức, tục lệ, đức tin, các tục hèm dân gian). Trải qua những cung bậc thăng trầm của lịch sử và cả nhận thức của nhà nƣớc ở mỗi thời điểm khác nhau nên có di tích, lễ hội đƣợc phát phát triển theo quy mô các cấp. Bên cạnh đó cũng có nhiều lễ hội rơi vào thảm cảnh bị gián đoạn; thậm chí là mất đi hay chuyển hóa sang một hình thức khác cho phù hợp.

Lễ hội Trò Trám, một lễ hội đƣợc hình thành và tồn tại vững bền nhờ có cơ sở sâu xa là các tín ngƣỡng dân gian (các nghi lễ, nghi thức, tục lệ, đức tín, các tục hèm dân gian). Và nhiều các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác, từ văn học dân gian (truyền thuyết, văn tế, văn bia, ca dao, hoành phi câu đối) cho tới nghệ thuật biểu diễn dân gian (trò diễn, hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Tất cả đều chứa đựng trong nó các giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quý báu. Tuy nhiên việc tổ chức lễ hội này làm sao để có thể bảo lƣu các giá trị văn hóa truyền thống, song vẫn phù hợp với sự phát triển đƣơng đại là vẫn đề đặt ra đối với nhân dân Tứ Xã, UBND xã Tứ Xã, UBND huyện Lâm Thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ.

Nghiên cứu những khái niệm và phân tích rõ hơn về lễ hội, lễ hội truyền thống, bảo tồn lễ hội, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội; phân tích vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; các nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò, mức độ tham gia của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội Trò Trám là một lễ hội độc đáo, nó gắn với tín ngƣỡng phồn thực có phổ biến ở Việt Nam và một số nƣớc khác ở Đông Nam Á, gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở của con ngƣời và vạn vật. Rất nhiều nơi có tín ngƣỡng giống hoặc “na ná” với lễ hội xã Tứ Xã, xong cũng rất ít nơi còn lƣu giữ hoặc phục hồi đƣợc lễ hội tín ngƣỡng này. Do vậy bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích về thực trạng quản lý liên quan đến di tích miếu Trò và tổ chức lễ hội, đề tài cũng dành một phần để đƣa ra các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc đó là: 1/ Tăng cƣờng công tác quản lý và tổ chức giữa CĐĐP và chính quyền địa phƣơng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám; 2/ Nâng cao vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong công tác tuyên truyền và giá trị của lễ hội; 3/ Nâng cao vai trò chủ động, chức năng của cộng đồng trong quản lý và bảo tồn lễ hội; 4/ Nâng cao chức năng chủ thể của cộng đồng trong tổ chức, thực hành lễ hội; 5/ Nâng cao vai trò của ngƣời dân đsị phuwomg trong đóng góp thụ hƣởng lễ hội; 6/ Phát huy nguồn lực cộng đồng trong xây dựng và quảng bá hình ảnh cho lễ hội; 7/ Mở rộng kết nối giữa lễ hội với du lịch và các hoạt động văn hóa khác.

Luận văn là nỗ lực ban đầu trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về lễ hội truyền thống dân gian Việt Nam. Trong đó, lễ hội Trò Trám với nghi lễ tín ngƣỡng phồn thực là một lễ hội dân gian độc đáo của ngƣời Việt cổ gắn với văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc rất ít nơi hiện nay đƣợc phục dựng và bảo tồn. Có thể khẳng định rằng lễ hội Trò Trám không phải là một sự dâm tục mà là di sản vô cùng quý giá của ngƣời Việt cổ còn lƣu giữ đƣợc nó đã trở thành tài sản văn hóa của dân tộc ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Toan Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua hội hè đình đám, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

[2]. Chử Đức Bách, Đội trƣởng đội Trò tại lễ hội (2017), Các vai diễn theo kịch

bản Trò Trám.

[3]. Nguyễn Chí Bền (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Chí Bền (2002), Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành

tố, NXB KHXH Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thị Minh Chính (2016), Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa

phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Community Development: Theory and Practice, Michigan Journal of Community Service Learning, 11(2), 5-24.

[8]. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[9]. Cao Đức Hải (2000), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội

[10]. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng

đồng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[11]. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống

xã hội hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.Hà Nội

[12]. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội, NXB Thông tin, Hà Nội. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, NXB KHXH, Hà Nội.

[13]. UBND huyện Lâm Thao (2008), Địa chí văn hóa dân gian Lâm Thao,

[14]. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2004), “Bảo tồn và phát huy” hay “kế thừa và phát

triển” văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, in trong

cuốn kỷ yếu hội thảo "60 năm đề cƣơng văn hoá Việt Nam (1943-2003)", Viện Văn hoá - Thông tin xuất bản, Hà Nội.

[15]. Lê Hồng Lý (1992), Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ về những nhân vật lịch sử, trong "Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [16]. Nguyễn Thu Linh, Phan Văn Tú (2004), Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền, thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NXB Văn hóa, Hà Nội.

[18]. Hoàng Lƣơng (2011, Lễ hội truyền thống dân tộc Việt Nam các tỉnh phía

Bắc, Nxb Thông tin Truyền thông phát hành, Hà Nội.

[19]. Nhiều tác giả (1986), Lễ hội truyền thống vùng đất tổ, Nxb Sở Văn hóa

Thông tin và Hội văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ .

[20]. Nguyễn Văn Mạnh (2002), “Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội

hiện đại”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, (2), tr.3-6.

[21]. Phạm Quang Nghị (2005), Bảo tồn phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở

Việt Nam, Viện Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

[22]. Dƣơng Văn Thâm, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (Sƣu tầm và ghi chép năm 1975 về lễ hội Trò Trám năm Mậu Thìn - 1928), Một tấn Trò Trám trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

[23]. Chử Bá Thơ (2015), Giới thiệu về lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm

Thao, tỉnh Phú Thọ.

[24]. Ngô Đức Thịnh (1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền”, Tạp chí

Văn hoá Nghệ thuật, (11), tr.37.

[25]. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa, Nxb VHTT, Hà Nội.

[26]. Ngô Đức Thịnh (2001), Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống

xã hội hiện đại, Nxb VHNT.

[27]. Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB KHXH, Hà Nội. [28]. Trần Quốc Vƣợng (1986), Lễ hội một cái nhìn tổng thể, NXB VHDG, Hà Nội.

[29]. Trần Quốc Vƣợng (1994), Mùa xuân và lễ hội Việt Nam, xưa và nay, NXB VHDG, Hà Nội.

[30]. Thạch Phƣơng, Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội cổ truyền, Nxb KHXH, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤC LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CƢ DÂN ĐỊA PHƢƠNG Địa điểm: xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ

Ngƣời hỏi: Hoàng Thị Thu Hƣờng

PHIẾU KHẢO SÁT CƢ DÂN ĐỊA PHƢƠNG

Tôi là sinh viên lớp K15 Hƣớng dẫn viên du lịch, khoa Khoa học xã hội và văn hóa du lịch, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Hiện tôi đang thực hiện đề tài

Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của ông/bà. Tôi cam đoan, phiếu khảo sát chỉ phục vụ nghiên cứu, không vì mục đích khác Ông/bà vui lòng điền thông tin hoặc chọn câu trả lời phù hợp. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Tuổi:  Từ 18 - 30  Từ 31 - 60  Trên 60

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Trình độ:  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Sau đại học  Không qua trƣờng lớp nào

4. Ông (bà) đã sống ở đây đƣợc bao lâu?

Dƣới 5 năm Từ 5 - 10 năm Trên 10 - 20 nămTrên 20 năm

5. Thu nhập chính của gia đình là từ hoạt động nào sau đây?

Ngƣ nghiệp Nông nghiệp Buôn bán nhỏ Dịch vụ du lịch Tiểu thủ công nghiệp  Khác:…………

II. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động bảo tồn lễ hội Trò Trám

Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động bảo tồn lễ hội Trò Trám

1

Ông/bà có đƣợc thông báo về kế hoạch, dự án, chƣơng trình bảo tồn lễ hội tại địa phƣơng không?

 Có  Không

2

Ông/bà có sẵn lòng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến các hoạt động bảo tồn lễ hội tại địa phƣơng không?

 Có  Không

3

Ông/bà có đƣợc tham gia các cuộc họp cộng đồng, đƣợc đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động bảo tồn lễ hội của địa phƣơng không?

 Có  Không

4 Có phải ông/bà chỉ tham gia vào hoạt động bảo tồn, tổ chức lễ hội Trò Trám của địa phƣơng khi nhận đƣợc quyền lợi hoặc sự hỗ trợ?

 Có  Không

5 Ông/bà có tham gia vào hoạt động tổ chức lễ hội tại địa

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 97)