Các văn bản của tỉnh Phú Thọ về bảo tồn lễ hội

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Các chủ trƣơng liên quan đến vấn đề bảo tồn lễ hội

3.1.3. Các văn bản của tỉnh Phú Thọ về bảo tồn lễ hội

Trong những năm qua, Phú Thọ đã nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc, của các Bộ, ngành Trung ƣơng cùng sự chú trọng, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của toàn cộng đồng đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Theo đó, nhận thức chung đối với vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng cao và tiếp tục đƣợc cụ thể hóa bằng những quyết định, chính sách cụ thể, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã

có những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp chỉ đạo cụ thể và tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn, nhờ đó giá trị của các di sản văn hóa đã đƣợc phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng dân cƣ.

Từ năm 1998 đến nay, riêng nguồn ngân sách của tỉnh đã đầu tƣ trên 400 tỷ đồng cho việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Bên cạnh đó, chủ trƣơng xã hội hóa công tác tu bổ di tích đƣợc triển khai sâu rộng, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đối với Di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận đã đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị bằng các chƣơng trình hành động cụ thể. Việc bảo tồn, khôi phục các lễ hội dân gian ngày càng hiệu quả. Nhiều dự án, đề tài khoa học về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc triển khai thực hiện, các tƣ liệu quý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nhƣ những điệu múa, bài hát, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền… đã và đang đƣợc tiến hành điều tra, nghiên cứu, sƣu tầm, phục dựng.

Trên cơ sở bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo ngành văn hóa đƣa vào chƣơng trình tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc, đồng thời quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện khâu đột phá, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh...

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa thời gian qua trên địa bàn còn bộc lộ những hạn chế đó là: Hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa, di tích lịch sử chƣa đƣợc quản lý và thực hiện nghiêm túc; tình trạng tu sửa di tích chƣa đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vẫn xảy ra. Công tác quản lý di tích lịch sử, văn hóa còn nhiều bất cập. Còn một số lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số bị thất truyền, chƣa đƣợc phục dựng; lực lƣợng nghệ nhân dân gian ngày càng thiếu

vắng; không ít hủ tục, tệ mê tín dị đoan có chiều hƣớng gia tăng; nhiều nét đẹp văn hóa trong lối sống, phong tục cùng lễ hội truyền thống đang đứng trƣớc nguy cơ bị biến dạng và mai một. Một số di tích chƣa đƣợc tu bổ, tôn tạo kịp thời; số lƣợng các hiện vật có giá trị sƣu tầm đƣợc tăng đáng kể nhƣng công tác trƣng bày, giới thiệu còn nhiều hạn chế...

Di sản văn hóa dù có hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc sắc đến đâu cũng chỉ tồn tại dƣới dạng tiềm năng du lịch. Muốn phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa, phải làm cho nó trở thành sản phẩm du lịch - văn hóa có giá trị cao, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục có các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính cộng đồng trách nhiệm, xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)