6. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Tổng quan về lễ hội Trò trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Nhân vật tưởng niệm trong lễ hội Trò Trám
Tƣơng truyền miếu Trò là nơi thờ nữ thần bà Ngô Thị Thanh, còn có tên là Đụ Đị. Bà Thanh là con gái ông Ngô Quang Điện ngƣời đã có công lập ấp. Ngƣời dân Tứ Xã vẫn truyền nhau rằng thời xa xƣa khi dân làng còn sống rải rác khắp các mặt gò nhƣ Mả Giang, Gò Gai, Gò Mun, Gò Gạch, thời đó tất cả là rừng rậm, không có đê ngăn nƣớc sông Hồng thấp, vào mùa mƣa nƣớc sông tự do ra vào các thung lũng nên vùng Tứ Xã thƣờng xuyên bị ngập lụt trắng đồng. Thời Á Hồng Bàng, ông Ngô Quang Điện thấy khu đất thuộc Kẻ Gáp, làng Tứ Xã hiện nay là đất “Ngƣu miên” tức là con trâu ngủ, có địa hình, địa lý đẹp, thuận lợi cho vạn vật sinh trƣởng, cây cối tốt tƣơi, ngƣời dân sẽ đƣợc no ấm nên ông đã dụ dân ở rải rác các khu gò về định cƣ, lập ấp tại khu vực phƣờng Trám, khu đất này có nhiều cây Trám to nên đƣợc gọi là phƣờng Trám từ Hán gọi là Cổ Lãm Phiên. Còn về bà Ngô Thị Thanh vì thƣơng dân nghèo khó nên không đi lấy chồng mà ở lại khai hoang, dạy dân cấy lúa, quay tơ, dệt vải. Hàng năm, bà cùng cha mình tổ chức hội Trò mua vui trong ngày đầu xuân, khuyến khích
ngƣời dân lao động và thu hút thêm ngƣời về xóm. Sau khi ông Ngô Quang Điện mất nhân dân lập miếu thờ cúng, hiện ông đang đƣợc thờ trong chùa Phúc Chung. Con gái ông là bà Ngô Thị Thanh đƣợc thờ tại miếu Trám. Bà Ngô Thị Thanh là ngƣời có công lao to lớn trong việc dạy dân làm ăn và ổn định cuộc sống. Và để tƣởng nhớ công ơn đó, ngƣời dân xóm Trám mở hội hàng năm vào dịp đầu xuân. Lễ hội Trò Trám không chỉ tƣởng nhớ công lao của ngƣời đã có công khai dân, lập ấp, mà còn tiếp nối hội Trò vốn đã đƣợc sáng tạo, thực hành trong quá khứ của ngƣời dân xóm Trám. Ông Nguyễn Thành Ngữ - thủ từ miếu Đụ Đị cho biết: “Miếu Đụ Đị thờ bà Ngô Thị Thanh. Bà đƣợc ngƣời dân ở đây phong làm thành hoàng làng vì đã có công dạy nhân dân 4 nghề “Tứ dân chi nghiệp – Sĩ nông công thƣơng”. Tức là dạy học, làm ruộng, lao động thủ công nhƣ (quay tơ, dệt lụa, nghề mộc,...) và thƣơng mại (buôn bán, chợ búa)”.
Ngƣời đời tƣởng nhớ công ơn khai dân lập ấp của ông nên đã có đôi câu đối thờ ông, ngày nay tƣợng và câu đối vẫn còn.
“Thời Á Hồng Bàng thiên dân, hoá dân thành thịnh ấp Công thuỳ Tứ Xã, Đông thổ, Tây thổ, lẫm anh thanh”
Tạm dịch nghĩa là: “Thời Á Hồng Bàng (thời vua Hùng), Ông đã dụ dân lập ấp khai hoang cho dân trở thành khu đất thịnh vƣợng. Công ơn của Ông lẫy lừng, trùm khắp từ Đông sang Tây ở đất Tứ Xã”.
Điếm Trám là nơi tập trung già trẻ, nơi sinh hoạt chung của cả xóm. Sân Miếu Trám có ban thờ, có nồi hƣơng, gặp ngày cầu, ngày tết dân phƣờng đem lễ vật ra cúng bái cầu may. Sân Miếu Trám là sân khấu chính của Trò Trám. Trò Trám là trò trình nghề dân gian tứ dân: Sĩ - Nông - Công - Thƣơng. Các nhân vật trong trò trình nghề này chủ yếu là những nhân vật ở nông thôn trong đó nổi bật các vai thợ cầy, thợ cấy, thợ mộc…Trò Trám vừa có nghi lễ phồn thực vừa mang tính hài, có diễn xuất thô sơ, gần với hình thức đào diễn dân gian.
Qua tìm hiểu về thần tích về miếu Trò thì thấy rằng tƣ liệu ở đây chủ yếu là qua truyền khẩu, sự tồn tại của nhân vật mang tính chất huyền thoại, đƣợc hƣ cấu thành một truyền thuyết, khi tìm hiểu xem có một chút vết tích hay một hiện
vật nào còn tồn tại liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của thổ thần Ngô Thị Thanh nhƣng rất tiếc là không còn. Chỉ có tên tuổi của bà lƣu truyền hậu thế, vẫn gắn liền với tín ngƣỡng lễ hội ở đây, tạo nên nét đặc sắc, nhƣng cũng không kém phần huyền bí (theo lý lịch DSVH phi vật thể đề nghị đƣa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia của Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ năm 2016).