6. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Tổng quan về lễ hội Trò trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.1.3. Nghi lễ và diễn trình lễ hội Trò Trám
Lễ hội Trò Trám là biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân nông nghiệp với ƣớc mong vạn vật sinh sôi nảy nở. Thực ra, xƣa kia, ở nhiều vùng khác của Việt Nam nhƣ Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… hay nhƣ ở Tam Nông, Cẩm Khê… của Phú Thọ cũng có những lễ hội này, nhƣng đã bị lãng quên từ lâu. Sở dĩ Tứ Xã gìn giữ đƣợc đến ngày nay là bởi nơi đây vốn là một trong những bộ tộc thời Hùng Vƣơng, họ hùng mạnh và có bản sắc văn hóa lâu đời. Hiện nay, ngƣời làng Tứ Xã vẫn dùng những từ ngữ lạ so với ngày nay, đó chính là từ cổ của hệ ngôn ngữ Việt - Mƣờng xa xƣa.
Thƣờng thì lễ hội Trò Trám gồm 2 nội dung: phần lễ cầu và ra trò tứ dân.
2.1.3.1. Lễ mật
Theo một số lời kể lại của các cụ xóm Trám, lễ lấy giờ diễn ra vào nửa đêm ngày 11 tháng Giêng. Dân xóm trƣớc đó đã cử 1 cụ cao tuổi, gia đình sạch sẽ thuộc ngƣời xóm Trám hoặc ông từ của miếu Trò làm chủ lễ.
Cũng theo lời kể của một số cụ và những tƣ liệu đã nghiên cứu, lễ lấy giờ này có liên quan đến tín ngƣỡng thờ phồn thực nông nghiệp, còn gọi là “lễ mật”. Đây là hoạt động tâm linh của ngƣời dân ở đây đã có từ thời Việt cổ, cầu cho nòi giống sinh sôi, cây cối tƣơi tốt, cầu đinh...đƣợc tiến hành vào lúc nửa đêm. Đó cũng là dụng ý phồn thực, vì vào lúc nửa đêm là lúc âm dƣơng giao hòa phù hợp với tâm linh “Lễ mật”.
Sau lễ tế (thƣờng bắt đầu vào lúc 23 giờ kém, ngày 11 tháng giêng) kéo dài 1 giờ 30 phút do 13 cụ bô lão trong làng thực hiện và ông thủ từ là ngƣời cầu khấn, cầu cho mùa màng tƣơi tốt, mƣa thuận gió hòa, con ngƣời khỏe mạnh, nòi giống thịnh cƣờng, làng xóm đông vui sầm uất, gia đình hạnh phúc, con đàn
cháu đống. Buổi lễ diễn ra trƣớc sự chứng kiến của hàng trăm ngƣời dân già có, trẻ có trong niềm hân hoan chờ đợi.
Tiếp theo cụ Từ của miếu Trò thắp hƣơng và rƣớc Nõ - Nƣờng xuống, là hai vật biểu thị cho hai giới tính nam và nữ đƣợc thờ bên ban Thƣợng của miếu Trò, Nõ - Nƣờng đƣợc trao cho một đôi nam nữ đã đƣợc chọn từ trƣớc. Đôi nam nữ này là ngƣời trinh tiết, tức là vẫn chƣa có vợ chồng, khỏe mạnh, gia đình gia giáo. Để chọn đƣợc đôi nam nữ này, hội đồng các bô lão trong làng phải họp từ trong năm, bàn đi tính lại nhiều lần. Gia đình nào có con cái đƣợc chọn để bƣớc vào miếu trong dịp này sẽ rất hãnh diện. Vì yêu cầu đồng trinh nên mỗi năm lại có một đôi nam nữ khác nhau đƣợc bƣớc vào miếu, vì đôi nam nữa năm trƣớc hầu hết không đủ tiêu cầu. Tuy nhiên, vì là hành động có phần nhạy cảm nên nghi lễ này thƣờng do một cặp vợ chồng thực hiện.
Hai vật Nõ - Nƣờng đƣợc thờ trong miếu, đặt trong hòm nhỏ, hòm nhỏ lại đặt trong hòm to, tất cả các hòm và cửa ra vào đều khóa. Tuy chỉ là khúc gỗ đƣợc tạo thô sơ nhƣng việc cất giữ Nõ - Nƣờng rất kỹ càng, lại đƣợc đặt ở nơi trang trọng nhất là ban Thƣợng của miếu đã chứng tỏ sự coi trọng Nõ - Nƣờng nhƣ vậy là vật báu của ngƣời dân nơi đây. Không một ai, kể cả ông Từ đƣợc phép mang nó ra khỏi kham thờ nếu đó không phải là ngày 11 tháng giêng. Từ trƣớc đến nay, chỉ ông Từ và đôi nam nữ đƣợc chọn là nhìn thấy đƣợc sờ tận tay nó. Còn lại tất cả những gì mọi ngƣời biết chỉ là qua những lời kể.
Trƣớc linh vị thần miếu - thần Nõ Nƣờng, “ đôi trò’’ nam thanh, nữ tú đứng sau chủ tế, hƣớng mặt vào nhau, sẵn sàng đợi lệnh diễn trò. Chủ tế, sau khi khấn xong lời thần chú - cầu xin “Xin bà cho mở vật linh ra làm lễ, gieo quẻ âm dƣơng và lạy xong ba lạy thì bƣớc lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật “hèm’’. Ngày trƣớc vật hèm là cái mo nang và dùi gỗ vông, xong việc thì thả xuống hồ ngâm lấy nƣớc tƣới ruộng, để diệt trừ sâu rầy cho mùa màng cây trái xum xuê (thời chƣa có thuốc trừ sâu). Đến nay, vật hèm đƣợc làm bằng gỗ, sơn đỏ, xong việc là cất vào hòm đặt trong tủ, để trên gác xép sau bàn thờ, còn gọi là bàn thờ thƣợng, có cầu thang. Đến giờ chủ tế lên bê xuống lấy Nõ trao cho nam, lấy
Nƣờng trao cho nữ (nam đóng khố, cởi trần, đầu chít khăn đỏ, cầm Nõ; nữa mặc yếm, váy ngắn thân, đầu khăn vấn, cầm Nƣờng). Ông Từ bƣớc ngang sang phải (bàn thờ) ba bƣớc, quay lại, chếch hƣớng về đôi trò, miệng hô “linh tinh tình phộc’’ đồng thời hai tay khoát lên tạo thanh hình chữ “V’’ trƣớc trán - đèn tắt, tuần tự hô ba lần.
Theo lệnh tuần tự của mỗi lần hô, đôi trò vừa múa (đứng tại chỗ, hai tay cầm vật “hèm’’ đƣa sang đƣa về) miệng hát:
“Bên kia có nứng cùng chăng. Bên này lủng lẳng như giằng cối xay”
Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nƣờng đƣa lên, nam cầm Nõ “phộc’’ vào và phải làm ba lần nhƣ thế. Trong đêm tối, chủ tế nghe “cạch’’ đủ ba tiếng đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng’’, “dập’’ chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật tắt đèn’’ đã thành công. Sau đó chủ tế dẫn đầu “đám trò’’ chạy quanh miếu ba vòng theo ngƣợc chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: vừa chạy vừa la hét và gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ trừ hiểm họa cả năm cho dân làng, cùng mùa màng cây trái và gia súc...
Khi nghe hiệu chiêng trống “dập’’ và tiếng la hét ở ngoài miếu thì số ngƣời ở nhà trong phƣờng cũng đồng loạt “gõ’’ dùi vào mẹt hoặc dùng chày “giã’’ vào cối và la hét theo để đuổi ma quỷ. Sau đó những đôi vợ chồng cũng phải thực hiện lễ thức “tình phộc’’ và những đôi nam nữ cùng dân làng đang ở quanh rừng Trám ngoài miếu, cũng phải thực hiện lễ thức “tình phộc’’ bổ sung “bồi’’ thêm, và ngày mai trong hội hát trình nghề Tứ dân chi nghiệp, cái nọ “phộc’’ vào cái kia và lời ca ẩn ngữ Nõ Nƣờng lại “bồi’’ thêm lần nữa “quá tam ba bận’’. Tức là “tôi luyện’’ cho vật “hèm’’ đầy đủ linh nghiệm, thần hộ mệnh của toàn phƣờng.
Theo phong tục ngoài rừng trám các đôi trai gái và dân làng, cũng thực hiện lễ thức “ tình phộc’’ và nữ phải giữ một vật của nam để làm tin nhƣ khăn đội đầu.
Cô nào có chửa trong dịp đó là lễ “hèm’’ của làng thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phƣờng. Phƣờng sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cƣới cho họ và không phải nộp khoản tiền “cheo’’. Đứa con sinh ra trong dịp “lễ mật’’ này là của quí, vật cƣng của gia đình và toàn phƣờng. Ngoài ra, cô gái có chửa ấy, nếu từ chối lấy anh gặp tối qua, mà muốn lấy một anh khác thì dân làng cũng vận động ngƣời con trai đó và anh ta cũng rất vui vẻ tự nguyện. Đồng thời những bà mà có chửa trong đêm đó thì gia đình càng phấn khởi với câu châm ngôn: Cá ao ai về ao ta, ta đƣợc.
Việc “tình phộc’’ ngoài rừng Trám sau “lễ mật’’ các già làng kể lại với nhiều tình tiết sinh động hấp dẫn, rằng: dù gặp bà Chánh Lý thì cũng thế, vì đi hội là phải theo hội để đƣợc “vật thịnh dân an’’. Có những đôi nam nữ sau đó thành chồng vợ và họ đã qua đời vài chục năm nay; vì tục “Tình phộc’’này đến đầu thế kỷ XX đã tàn, không diễn ra nữa.
2.1.3.2. Lễ hội rước lúa thần
Cũng nhƣ các quốc gia trồng lúa nƣớc khác ở Nam Á và Đông Nam Á còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thì đối với những cƣ dân nơi đây học chỉ muốn mƣa thuận gió hòa để mùa màng tƣơi tốt. Những ý niệm tâm linh đó thƣờng đƣợc cụ thể hóa trong các lễ hội nông nghiệp, thƣờng vào mùa xuân - mùa của cây cối sinh vật đang nhựa sống tràn trề nhất. Nghi lễ và tiệc hội thƣờng gắn liền với quá trình sinh trƣởng của cây lúa, với quá trình sinh hoạt và mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng nhƣ: bắt đầu vụ mùa có lễ “hạ điền” (khai canh), khi lúa bén rễ thì có “lễ cầu lúa tốt”, gặp phải sâu bệnh thì cúng “thần trùng”; hạn hán thì “cầu đảo”; cày cấy xong thì có lễ “thƣợng điền”; đến vụ thu hoạch làm “lễ cơm mới”.
Trong hội làng Trò Trám cũng không nằm ngoài ý định cầu mùa nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nƣớc. Do đó có lễ “Rƣớc lúa thần” tiếp sau “Lễ mật” diễn ra vào sáng ngày 12 tháng giêng( âm lịch).
Ông chủ tế đƣợc bầu là ngƣời cao niên, đông con cháu, có danh vọng chức sắc, gia đình hạnh phúc hay còn gọi là tiêu chuẩn “Niên cao hữu đức”. Từ
vụ gặt trƣớc, ông chủ tế phải cất giữ cẩn thận một khóm lúa, bông dài hột mẩy, đến gần Tết lựa chọn thêm một ngọn mía - tƣợng trƣng cho bông lúa thần, cả hai thứ cắm vào một cái bình.
Khoảng 8 giờ đến 9 giờ sáng ngày 12 tháng giêng hàng năm, lễ “Rƣớc lúa thần” đƣợc tổ chức, nhƣng từ chiều hôm trƣớc bát hƣơng đƣợc rƣớc từ miếu ra điếm Trám để cúng: “Tế cáo” - là hình thức cúng đơn giản chỉ có xôi gà, hoa quả cầu thần đất ban phúc. Sáng ngày 12 là “Tế đốn”, khi tế đốn là ngôi phân thứ bậc tại điếm, tục lệ chia tác nặng nề, ăn uống linh đình.
Lộ trình đi đƣờng của “Rước lúa thần”
Từ điếm Trám sau “Lễ đốn” qua hồ phƣờng Trám, vƣờn cũ về miếu Trò. Ông chủ tế ôm chiếc bình đựng lúa thần đặt lên trên bành kiệu do những thanh niên trai tráng khiêng rồi phát lệnh rƣớc lúa thần. Kiệu rƣớc lúa thần đƣợc che tán, lọng, đi sau là các vị bô lão của làng, tiếp đến là phƣờng diễn Trò Trám, lễ rƣớc đƣợc bắt đầu. Đoàn rƣớc khởi hành đi đầu là đội cờ thần, bát âm, tiếp đến là kiệu bát công uy nghi đặt trên bình lúa thần và lễ mặn, cùng với hai cây sáp và hai ống hoa. Đi ngay sau kiệu là các bô lão, chức sắc và dân làng, già trẻ gái trai nô nức đi theo đám rƣớc, cuối cùng là phƣờng trám vừa đi vừa làm các động tác vui nhộn gây cƣời các thôn. Đám rƣớc xuất phát từ miếu Trò, qua hồ Trám đi khoảng 200m đến điếm Trám. Đi rƣớc kiệu lúa thần là một trung niên tay cầm trống khẩu vừa đi vừa gõ trống dẹp đƣờng, theo sau là đám rƣớc cờ cầm ngũ sắc, rồi đến phƣờng bát âm cử nhạc lễ, đi sát ngay sau kiệu là ông chủ tế mặc áo thụng màu xanh, đầu đội mũ nỉ, chân đi hia. Đoàn rƣớc đến sân điếm Trám thì dừng nghỉ, ông chủ tế vào rƣớc bát hƣơng đặt lên kiệu, đám rƣớc lại tiếp tục đi quanh làng rồi vòng về miếu Trò, cả bát hƣơng và bình lúa thần đƣợc rƣớc vào bên trong miếu Trò. Chiêng trống nổi lên tƣng bừng rộn ràng và sôi dộng. Sau đó chủ tế làm lễ cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, bội thu, kết thúc việc cúng lễ, ông từ tuyên bố kết thúc lễ rƣớc lúa thần và chuyển sang phần trò diễn.
2.1.3.3. Trò diễn “Tứ dân chi nghiệp”
Nếu nhƣ “Lễ mật” và lễ “Rƣớc thần lúa” là lễ cầu mùa, mang nặng yếu tố phồn thực trong tâm linh mọi ngƣời thì tròn “Tứ dân chi nghiệp” là trò trình các nghề cơ bản của ngƣời dân Tứ Xã là “Sỹ, nông, công, thƣơng” vừa mang yếu tố “khoe” nghề, vừa mang tính hài hƣớc.
Thông qua các trò diễn say đắm và sảng khoái lòng ngƣời, trò diễn nhƣ nhắc nhở mỗi làng quê, phải có 4 nghề ấy làm gốc. Mỗi ngƣời, mỗi nhà hãy chọn lấy một nghề để tạo dựng cho mình một cuộc sống vững bền. Nhƣng cái lạ, cái mới đƣợm chất dân gian sâu lắng, thấm đƣợm tình ngƣời là trò diễn ấy đƣợc cách điệu hóa, mang đậm bạn sắc làng quê, khôi hài đến chảy nƣớc mắt. Bởi vậy nó có tên là “Bách nghệ khôi hài”.
Trò diễn gồm 12 tiết mục, diễn tả các hoạt động: cày, cấy, thợ mộc, đánh lờ, câu cá, kéo sợi, dệt vải, thầy trò, mua xuân, bán xuân hay gọi là buôn bán. Tất cả đều đƣợc nhân cách hóa và đối đáp bằng ngôn ngữ dân ca.
Cả phƣờng Trám chia làm 2 mảnh: mảnh trên và mảnh dƣới, cả hai mảnh đều làm trò nhƣng trách nhiệm chính cho mỗi năm là mảnh đăng cai, năm nay mảnh này, sang năm mảnh khác đăng cai.
Mảnh đƣợc đăng cai cử ra một số thanh niên nam nữ, trung lão, trung niên ở bất cứ ngành giới nào, ngôi thứ nào miễn là dân phƣờng Trám và có năng khiếu đối đáp, nghệ thuật. Vì vậy hàng năm số ngƣời diễn gần nhƣ chuyên nghiệp, song vẫn có thể thay và bổ sung ngƣời mới.
Những ngƣời ra trò đƣợc tập hợp tại sân nhà ông trùm trƣớc một ngày để tập dƣợt, thuộc vai chuẩn bị chu đáo cho ngày hôm sau. Khi nghe thấy tiếng trống bảo mở màn trò, đám diễn trò, đi từ nhà ông trùm vòng vèo qua đƣờng thôn xóm Trám ra miếu Trò. Sân khấu diễn trò diễn ở ngoài trời từ cổng nhà ông trùm tới sân miếu Trò.
Các thao diễn có vai trò nhƣ sau:
Lời ca của cây đàn “Giằng xay’’. “ Đàn ông tậu ruộng ba bờ
Chớ để kẻ khác mang lờ đến đơm”
Ruộng ba bờ là hình ba góc - cái “Nƣờng’’ và “Lờ’’ là cái Nõ
Lời của người thợ cày:
“Nhà ta vui cấy, vui cầy
Làm ăn vất vả tối ngày không thôi Mong sao như đũa có đôi
Tháng năm năm việc, tháng mười mười công”
Ý phiếm chỉ ở đây là chữ “cấy” và chữ “cày” khi hát đƣợc nhấn mạnh.
Lời của người thợ cấy: (4 người)
Mỗi ngƣời gánh một gánh lúa con hoặc mạ, vừa đi vừa co kéo hát đối đáp với các vai khác:
“Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà Đi cấy thì gốc chổng lên
Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng”
Trong đoạn hát của ngƣời thợ cấy có những từ “gốc” và “ngọn” đều là ẩn ngữ, phiếm chỉ về sự hoạt động của Nõ Nƣờng: ngọn cỏ “cắm xuống” mới nên mùa màng, hoặc “lấy ông chủ nhà” là chồng mình - nghĩa là chị ta đi cấy ruộng nhà. Nếu rạch ròi ra thì cả đoạn này đều mang tính ẩn ngữ.
Lời của người đi câu: (1 người)
Tay cần câu bằng tre dài buộc dây thừng, đầu dây có buộc một con cá đan bằng rơm gián giấy vẽ mắt, vây, mang... ở bên sƣờn đeo một cái giỏ (giúp) bên trong có con cá, con ếch làm bằng nan tre tết lại..
Ngƣời này làm động tác buông câu nhử mồi và giật cá. Thƣờng anh ta cứ nhử mồi về phía các cô gái đứng xem làm họ xấu hổ để dạt ra, hát, có khi co kéo với vai nữ:
“Cần câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng Anh tra mồi nguộc anh sang câu hồ Người ta câu diếc câu rô
Anh đây câu lấy một cô không chồng Có chồng thì nhả mồi ra
Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi”
Các vai nữ co kéo hát đối với người đi câu:
“Người ta câu riếc câu rô
Anh câu con tép cuối hồ chẳng xong Người ta câu bể câu sông
Anh câu luôn quản cánh đồng phường ta Bao giờ xum họp một nhà
Con chày, con trắm có ta với mình”
Lời của anh cung bông:
“Mặc ai căng lưới ngọn bè
Anh người phường Trám làm nghề cung bông Cô nào bông cán đã xong
Muốn đi kịp chợ đón cung anh vào”
Lời của chị kéo sợi:
“ Xin đừng quản thấp lo cao
Bông em đã nỏ anh vào mà cung Sợi lôi ra bằng cổ chày
Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền”.
Trong đoạn này, chữ “cung anh” và “bông em” hoặc sợi bằng “cổ chày”...