Nguyên tắc và định hướng phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 70)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Các chủ trƣơng liên quan đến vấn đề bảo tồn lễ hội

3.1.4. Nguyên tắc và định hướng phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

tồn lễ hội

Một là, trên thực tế, trong thời gian vừa qua, việc bảo tồn và phát huy giá

trị lễ hội đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của ngƣời dân địa phƣơng. Ngƣời dân tự nguyện đứng ra quyên góp xây dựng lại các thiết chế đình, chùa, những nơi tổ chức lễ hội. Ý thức về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội của các tầng lớp nhân dân trong các cộng đồng đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Dƣờng nhƣ nơi nào có lễ hội là nơi đó có nhu cầu tôn tạo và tổ chức các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Chính tính năng động, chủ động của cộng đồng cũng đƣợc phát huy tối đa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội. Ngƣời dân thực sự vừa trở thành chủ thể và khách thể trong việc sáng tạo và hƣởng thụ đời sống văn hóa của mình thông qua sinh hoạt liên quan đến lễ hội này, và vì vậy, họ trở nên hồ hởi, phấn khởi hơn. Những điều này rất có giá trị đối với việc ổn định chính trị ở các địa phƣơng.

Hai là, các lễ hội đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển ở các cộng đồng

nhất định. Các cộng đồng chính là nơi nuôi dƣỡng, bảo trợ và phát triển cho các lễ hội ấy. Họ chính là chủ nhận đích thực của các lễ hội, và là ngƣời có thẩm quyền quyết định sự tồn tại, thay đổi và phát triển của các lễ hội ấy. Chính vì thế, nếu các hoạt động du lịch liên quan đến lễ hội đƣợc sự đồng hành

tích cực, chủ động, với sự hiểu biết đầy đủ về giá trị và vai trò của lễ hội trong cuộc sống của cộng đồng thì việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội mới đƣợc bền vững. Bằng không, mọi sự can thiệp từ bên ngoài, dù đến từ du khách hay Nhà nƣớc, đều mang tính nhất thời, thiếu bền vững.

Để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội, địa phƣơng cần phải thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, Cộng đồng phải được tham gia bàn bạc, lên kế hoạch khai thác, vận hành lễ hội gắn với bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội. Đây là điều kiện căn

bản để ngƣời dân có thể chủ động, tích cực tham gia vào bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ngay từ ban đầu. Trong rất nhiều trƣờng hợp, việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đƣợc lên kế hoạch từ những ngƣời không am hiểu về văn hóa, điều kiện lịch sử, xã hội thực tế của cộng đồng. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội không thể huy động tham gia của ngƣời dân địa phƣơng do họ cảm thấy những yếu tố xa lạ ngay từ kế hoạch tổ chức. Chính vì lý do đó, ngƣời quản lý cần tham khảo ý kiến ngƣời dân địa phƣơng, tạo điều kiện để họ tham gia vào quá trình lên kế hoạch, khai thác lễ hội, từ đó, đảm bảo cho sự khởi đầu của việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội thành công.

Thứ hai, Cộng đồng phải được tham gia vào các lễ hội. Sự tham gia vào

việc lên kế hoạch tổ chức mới chỉ là phần mở đầu. Điều quan trọng là ngƣời dân địa phƣơng phải thực sự tham gia vào thực hiện hoạt động đó. Việc tổ chức các lễ hội cổ truyền trƣớc kia là một ví dụ cho thấy sự thành công khi ngƣời dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội cho chính mình, vì chính mình và bởi chính mình. Khi họ tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội, họ sẽ tạo ra những dấu ấn tính mộc mạc, chân thành, chân thực của riêng họ, mà không một đoàn văn công, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hay nhà hát nào có thể làm đƣợc.

Thứ ba, Cộng đồng phải được tham gia vào quá trình đánh giá hiệu quả của hoạt động lễ hội. Thông thƣờng, hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá

những sự đánh giá này, hoặc cùng lắm chỉ là những ý kiến nhất định đƣợc các cơ quan nhà nƣớc khảo sát qua một cuộc điều tra cụ thể. Điều này là chƣa đủ, vì những hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội cần phải đánh giá một cách toàn diện và nhất thiết phải phản ánh ý kiến của ngƣời trong cuộc. Ngƣời dân cần phải là một thành phần tham gia vào quá trình đánh giá đó để thể hiện ý kiến của chính họ, những lợi ích thật sự mà họ đƣợc hƣởng chứ không phải là do những ngƣời bên ngoài đánh giá. Bên cạnh đó, chính nhờ quá trình tham gia đánh giá hiệu quả này, ngƣời dân cộng đồng có thể hoàn thiện việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội một cách tốt hơn thông qua hoạt động du lịch từ những kiến thức mà họ có.

Thứ tư, Cộng đồng phải được lợi từ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội. Xét cho tới cùng, lợi ích là một yếu tố chi phối rất nhiều đến việc bảo tồn

và phát huy giá trị lễ hội, đặc biệt du lịch di sản là một loại hình, một sản phẩm có tính “kinh tế”. Nếu du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản không có lợi - cho cả ngƣời quản lý, tổ chức và cộng đồng địa phƣơng - thì việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản bị xem là thất bại.

Phạm Hồng Long (2016) đã đƣa ra một số định hƣớng giúp cộng đồng địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi từ ngành du lịch nhƣ:

- Tạo việc làm cho ngƣời dân trong các doanh nghiệp du lịch;

- Ngƣời dân địa phƣơng hay các tổ chức kinh tế của họ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp du lịch;

- Ngƣời dân địa phƣơng trực tiếp cung cấp hàng hóa cho du khách (hoạt động kinh doanh không chuyên);

- Thành lập và đƣa vào hoạt động các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ hoặc các tổ chức liên doanh bởi ngƣời dân địa phƣơng (kinh doanh chuyên nghiệp);

- Phân phối lại số tiền thu đƣợc từ thuế hay các khoản phí từ khách du lịch hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch;

- Du khách và các tổ chức kinh doanh du lịch tự nguyện ủng hộ, giúp đỡ ngƣời dân các địa phƣơng;

- Đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng thông qua du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng, trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của các lĩnh vực khác.

Ngƣợc lại, ngƣời dân địa phƣơng cần ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình để xây dựng một điểm đến du ịch di sản bền vững nhƣ:

- Ý thức về vai trò làm chủ của mình đối với tài nguyên du lịch di sản đang đƣợc khai thác;

- Ý thức về quyền lợi của mình đƣợc hƣởng gắn với quyền lợi chung của địa phƣơng;

- Giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà mình là chủ thể; - Nghiêm túc tuân thủ các quy định của quản lý nhà nƣớc các cấp;

- Tích cực tham gia vào các lớp bồi dƣỡng, đào tạo để nâng cao nhận thức và kỹ năng làm việc trong ngành;

- Tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho quê hƣơng và những giá trị di sản tiêu biểu mang tính bản địa;

- Có thái độ cởi mở, thân thiện, sẵn sàng sẻ chia giá trị văn hóa bản địa với những ngƣời từ nơi khác đến.

Cần khẳng định lại một lần nữa lợi ích của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ dừng ở những lợi ích kinh tế mà còn phải đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau khác. Từ phƣơng diện cộng đồng, những lợi ích này có thể là việc củng cố và phát huy hình ảnh địa phƣơng, niềm tự hào của ngƣời dân hay những lợi ích gián tiếp, lâu dài khác. Dù sao, cộng đồng cũng phải đƣợc nhận những lợi ích này và phải biết về những lợi ích mà họ có thể có khi thực hiện hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nếu không, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sẽ không đem lại hiệu quả nhƣ mong đợi.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 70)