Tăng cường công tác quản lý và tổ chức giữa CĐĐP và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức giữa CĐĐP và chính quyền địa phương

phương trong bảo tồn lễ hội Trò Trám

Có thể khẳng định, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ngày càng có nhiều chuyển biến tiến bộ: vừa gìn giữ phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hiện đại, phát huy tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý thức giáo dục truyền thống. Lễ hội đã đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thàn, tâm linh của nhân dân góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của làng quê.

Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội đạt hiệu quả cần chú ý một số biện pháp sau:

Tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng để đề ra kế hoạch chi tiết, cụ thể khi tổ chức lễ hội. Đây là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và có các bƣớc thể nghiệm định hình các nghi lễ và các hoạt động hội. Chính quyền địa phƣơng các cấp kết hợp cahwtj chẽ các hoạt động vui chơi giải trí, không để nảy sinh các hoạt động tiêu cực, đánh mất bản sắc văn hóa và mục đích tốt đẹp của lễ hội.

Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định của Nhà nƣớc, của ngành và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, đồng thời, phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Chủ đề của lễ hội phải mang tính tƣ tƣởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trƣơng lãng phí. Xây dựng kịch bản tổ chức lễ hội phù hợp, định hình đƣợc các nghi thức lễ và các hoạt động hội gắn với chủ đề riêng của lễ hội truyền thống. Các chƣơng trình phục vụ lễ hội cần phải có sự tính toán cân nhắc kỹ lƣỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cƣờng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.

Quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, tạo điều kiện để nhân dân địa phƣơng tham gia dịch vụ, có thêm thu nhập, nhƣng vẫn bảo đảm tính văn hoá trong giao tiếp ứng xử, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản 80 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 1/2011 chất và nội dung của lễ hội, đánh mất bản sắc văn hoá và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống.

Việc chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống và làm phong phú hơn các giá trị mới trong lễ hội là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài. Nhƣng tựu trung là: thứ nhất phải Tinh - nội dung phải phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng; thứ hai phải Giản - tổ chức gọn, nhẹ, an toàn và chu đáo; thứ ba phải Kiệm - tiết kiệm thời gian, sức ngƣời, sức của và tiền bạc, tránh phô trƣơng hình thức lãng phí; thứ tƣ phải Lạc - vui tƣơi, lành mạn, thiết thực và bổ ích.

Nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý văn hóa các cấp và cộng đồng thông qua các hình thức biện pháp phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn.

Tiến hành phân loại, đánh giá một cách nghiêm túc giá trị của lễ hội, để từ đó lựa chọn, phục hồi, có biện pháp quản lý phù hợp. Việc phục hồi lễ hội phải tuân thủ nguyên tắc và tiêu chí khoa học, với quan điểm xác định lễ hội dân gian là di sản văn hóa.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội. Khen thƣởng các đơn vị, cá nhân đóng góp có hiệu quả và tích cực. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức lễ hội và các quy định báo cáo tổ chức lễ hội truyền thống. Chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Thƣờng xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực trong hoạt động lễ hội truyền thống. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trƣớc, trong và sau lễ

hội. Quan tâm đến các khâu, vấn đề phát sinh trong lễ hội để có phƣơng án xử lý kịp thời.

Trên cơ sở nghiên cứu và trao đổi, từ góc độ quản lý, giải quyết vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống trong cuộc sống hiện đại ở Việt Nam không phải là một vấn đề đơn giản, và có thể thực hiện đƣợc một sớm, một chiều, mà là một vấn đề về khoa học quản lý văn hóa, cần phải đƣợc nghiên cứu công phu, thận trọng trong từng bƣớc tiến hành mới có thể thành công.

Có hình thức đã ngộ phù hợp với các nghệ nhân dân gian còn bảo tồn đƣợc nội dung và hình thức diễn trò. Tổ chức các lớp truyền dạy, hƣớng dẫn những lời ca, động tác truyền thống nhằm bảo tồn nguyên vẹn các hoạt động văn hóa dân gian có tính điển hình nhƣng mang lại tính khôi hài để mua vui làm cho lễ hội thêm sôi động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)