Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

1.2. Khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

1.2.2.Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

Cái gốc của lễ hội là một sản phẩm của văn hóa dân tộc và khởi đầu của nó là sự kết tinh những giá trị nhân văn của cộng đồng lấy ứng xử với tự nhiên và con ngƣời làm trọng. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, việc ứng xử với lễ hội truyền thống đang đặt ra những thách thức và cả cơ hội mới. Lễ hội là tấm gƣơng phản chiếu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, và còn là môi trƣờng bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy. Lễ hội chính là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong việc bảo tồn văn hóa. Quá trình tiếp nối lễ hội trong đời sống luôn có sự vận động và đặt ra thách thức mới trong đời sống và quản lý.

Cái gốc của lễ hội là một sản phẩm của văn hóa dân tộc và khởi đầu của nó là sự kết tinh những giá trị nhân văn của cộng đồng lấy ứng xử với tự nhiên và con ngƣời làm trọng. Khẳng định từ xa xƣa cộng đồng luôn giữ vai trò là chủ thể của xã hội. Bảo tồn và phát huy di sản của lễ hội là trách nhiệm trƣớc hết của cộng đồng. Các công ƣớc về di sản vật thể và phi vật thể đều khẳng định vị trí và trò của cộng đồng. Vai trò của cộng đồng là quan trọng, là quyết định, nhƣng ở mỗi nơi, đối tƣợng cộng đồng, trình độ, năng lực của cộng đồng là rất khác nhau, cơ chế vận hành cộng đồng cũng không giống nhau. Vì vậy, cần tiếp tục

xây dựng cho đƣợc cơ chế và chính sách đảm bảo cho cộng đồng thực sự làm chủ di sản của mình.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là một lĩnh vực chuyên biệt với phƣơng thức bảo tồn rất nhạy cảm và có nhiều quan niệm cũng nhƣ phƣơng pháp tiếp cận mới. Chính vì thế, muốn cộng đồng là chủ di sản lành mạnh, đúng hƣớng thì họ phải dựa trên nền tảng đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm trong việc bảo vệ di sản và đƣợc tiếp cận với những quan niệm mới về bảo tồn di sản, từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn về bảo tồn.

Có một nguyên tắc trong bảo tồn cần tuân thủ, là lễ hội của cộng đồng, thì phải để cộng đồng làm chủ, chính quyền không đƣợc đứng ra làm thay. Muốn phát huy đƣợc lễ hội, cần bảo tồn những tinh hoa cũ của lễ hội, trong đó, bảo tồn những giá trị lễ hội, đó là giá trị đoàn kết, giá trị uống nƣớc nhớ nguồn, giá trị bảo vệ cộng đồng, giá trị bản sắc văn hóa lễ hội... nhƣng đồng thời, xu hƣớng phát triển lễ hội đang ngày càng mạnh, xu hƣớng trở thành ngành dịch vụ, du lịch. Vì thế cần phải tổ chức hoạt động mang tính dịch vụ du lịch, để đáp ứng nhu cầu của lễ hội, đó là nhu cầu thiết thân.

Tuy nhiên, trong điều kiện lễ hội mở rộng, vai trò của chính quyền là rất quan trọng. Lễ hội thì để ngƣời dân làm, còn chính quyền có trách nhiệm định hƣớng cho lễ hội, quản lý các vấn đề về an ninh, an toàn thực phẩm…

Thêm vào đó, với việc thu hút khách du lịch đến tham gia lễ hội, rất dễ dẫn đến sự quá tải của lễ hội. Vì vậy, khi lễ hội phát triển quy mô lớn, một đình làng không thể có sức chứa hàng vạn ngƣời, nên việc ngƣời đông, chen lấn hoặc lộn xộn là điều khó tránh khỏi. Lúc này, không nên vội vàng phê phán do chính quyền địa phƣơng yếu kém trong việc tổ chức quản lý lễ hội, mà nên tập trung tìm cách ứng xử sao cho phù hợp, và nên nghiên cứu mở rộng không gian lễ hội, mở rộng chức năng lễ hội, mở rộng cả những dịch vụ hoạt động lễ hội...để lễ hội đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân, của du khách.

Thuận lợi nhất trong bảo tồn lễ hội của đồng bào hiện nay, là ý thức của ngƣời dân đang dần đƣợc nâng cao, ngƣời dân có khả năng bảo tồn, tái sáng tạo

lễ hội, thực hành các nghi lễ. Tuy nhiên, khó nhất không phải do dân, mà ở nhận thức của đội ngũ cán bộ ở các ngành, các cấp.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)