Các nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò, mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 58)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò, mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình

trong quá trình bảo tồn lễ hội

2.3.1. Nhóm nhân tố thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình bảo tồn lễ hội Trò Trám bảo tồn lễ hội Trò Trám

- Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn: đây sự nhận biết tầm quan trọng và vai trò của hoạt động bảo tồn. Tầm quan trọng mà nhận thức bảo tồn đem lại là khả năng nắm bắt đƣợc thông tin, những giá trị của di sản, tăng khả năng tiếp đón khách của cộng đồng tại điểm đến.

- Lợi ích kinh tế: để hoạt động bảo tồn mang lại lợi ích về kinh trƣớc, trƣớc tiên phải chung tay góp sức, quy định về việc bảo tồn. Bên cạnh đó, bảo tồn phải đi đôi với phát triển du lịch, giúp tạo ra khối lƣợng việc làm đa dạng phù hợp với từng nhóm đối tƣợng trong cộng đồng, làm cho cƣ dân địa phƣơng cải thiện cuộc sống.

- Điều kiện về cơ chế và chính sách: nếu nhà nƣớc có chủ trƣơng chính sách thuận lợi cho việc bảo tồn và đầu tƣ vào hoạt động du lịch, hỗ trợ địa phƣơng vay vốn, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế phí, hỗ trợ đào tạo về du lịch cũng nhƣ chuyển đổi ngành nghề, v.v thì sẽ nhận đƣợc sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hƣởng ứng của cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng thể hiện ở việc tạo điều kiện cho khách đến tham quan, khuyến khích, hỗ trợ ngƣời dân làm du lịch.

2.3.2. Nhóm nhân tố hạn chế sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình bảo tồn lễ hội Trò Trám trình bảo tồn lễ hội Trò Trám

Thứ nhất là, vấn đề nhận thức và văn hoá ứng xử đối với lễ hội truyền thống. Đây là thách thức cơ bản nhất. Hiện nay, công tác tuyên truyền, hƣớng

dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội còn nhiều hạn chế, dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và ý thức của một bộ phận ngƣời dân khi tham gia và phục vụ lễ hội, nhất là trong việc thực hiện nếp sống văn minh, giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trƣờng. Tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hoá, những giá trị, bản sắc của các lễ hội truyền thống đang bị giảm sút và có nguy cơ bị xói mòn, do các tệ nạn lôi kéo khách hành hƣơng tham gia trò chơi cá cƣợc, cờ bạc, bói toán, móc túi, cƣớp giật, tình trạng vi phạm trật tự và an ninh xã hội vẫn tiếp diễn. Hiện tƣợng thiếu lành mạnh, dịch vụ khấn thuê, rút thẻ, bán ấn, bán sách tƣớng số, tử vi, bán hàng rong, tranh giành thu tiền bán vé dịch vụ xuất hiện tại nhiều khu vực tổ chức lễ hội. Nhiều du khách còn có những biểu hiện lệch lạc, thiếu hiểu biết, ném tiền xuống giếng cổ, lên mặt trống đồng, nhét tiền vào tay tƣợng Phật. Một hiện tƣợng khá phổ biến ở các lễ hội là xả rác tùy tiện, bẻ cành cây lộc, thắp hƣơng đốt vàng mã quá nhiều, bất chấp quy định của Ban tổ chức lễ hội.

Thứ hai là, vấn đề môi trƣờng và du lịch. Có thể nói, loại hình lễ hội truyền thống phụ thuộc vào sự tồn tại của không gian văn hóa cụ thể. Hiện nay, cùng với sự phát triển về số lƣợng lễ hội, xu hƣớng mở hội với quy mô lớn ngày càng tăng. Trong khi đó, cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, đặc biệt là khuôn viên của di tích, danh thắng và không gian tổ chức lễ hội có giới hạn, không đáp ứng nổi nhu cầu tham gia lễ hội của du khách với mật độ đông, khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất, Giáo dục ý thức bảo tồn… chức năng vốn có của lễ hội truyền thống có nguy cơ bị biến đổi. Mặt khác, sự quá tải về số lƣợng khách tham gia lễ hội dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, tình trạng mất an ninh trật tự, tƣ thƣơng nâng giá dịch vụ, thiếu nƣớc sạch và không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của các quán hàng, tạo những hình ảnh phản cảm, làm giảm ý nghĩa của các lễ hội truyền thống.

Thứ ba là, vấn đề thƣơng mại hóa. Tác động của nền kinh tế thị trƣờng đôi khi dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội. Tổ chức lễ hội

chƣa thực sự chú ý đến giá trị văn hoá; làm xuất hiện tƣ tƣởng trục lợi, coi lễ hội là một thƣơng phẩm để mƣu cầu lợi nhuận, là nguồn lợi riêng của địa phƣơng, nên họ chủ yếu tập trung khai thác giá trị kinh tế, thƣơng mại hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, mất cân đối giữa yếu tố lễ và hội, đặc biệt những biến tƣớng nhƣ mê tín dị đoan, chùa giả, hòm công đức tràn lan. Một số doanh nghiệp đóng góp kinh phí tham gia lễ hội đã lạm dụng quảng bá quá mức, nặng về thƣơng mại, cắt xén phần lễ hoặc phần hội, làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức, bản sắc văn hóa của lễ hội bị phai mờ.

Thứ tƣ là, vấn đề bảo tồn và phát triển. Ở nƣớc ta, việc bảo tồn lễ hội truyền thống còn mang tính tự phát và phụ thuộc vào nguồn kinh phí của Nhà nƣớc. Mặt khác, các nhà văn hóa học và các nhà quản lý chƣa nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống những lý luận và kinh nghiệm thực tế về bảo tồn lễ hội truyền thống. Vì thế, chƣa đƣa ra đƣợc những chính sách phù hợp và kịp thời, nhiều quyết định quản lý trong lĩnh vực này còn mang tính chủ quan, duy ý chí. Trong thực tế, nhiều lễ hội truyền thống tổ chức kéo dài quá thời gian quy định, nội dung lễ hội trùng lặp, không thể hiện đƣợc bản chất đặc trƣng.

Thứ năm là, vấn đề toàn cầu hóa. Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng giao lƣu văn hoá giữa các cộng đồng trong và ngoài lãnh thổ quốc gia. Đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái, biến dạng các lễ hội truyền thống. Bên cạnh những nghi thức đã định hình, còn có biểu hiện pha tạp, vay mƣợn hoặc cải biên không hợp lý, phong cách biểu diễn không phù hợp với cộng đồng, gây phản cảm, làm biến dạng nghi thức lễ hội truyền thống. Hiện đang có xu hƣớng đua nhau nâng cấp lễ hội bằng cách tùy tiện thêm vào các thành tố xa lạ với lễ hội hay tập quán của cộng đồng, vừa tốn kém, vừa làm giảm giá trị chân thực, trần tục hóa và đơn điệu hóa, thậm chí làm biến dạng lễ hội truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng hai tác giả tập trung tổng thuật, miêu thuật lại những thông tin cụ thể về không gian diễn trình, ý nghĩa và công tác bảo tồn lễ hội Trò Trám. Bên cạnh đó, tác giả áp dụng thang đo của Pretty và Hine năm 1999 để tiến hành khảo sát, nghiên cứu, biểu đồ hóa và đƣa ra những nhận xét về thang đo mức độ tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào quá trình bảo tồn lễ hội Trò Trám. Từ bức tranh khảo sát cộng đồng địa phƣơng thông qua phiếu khảo sát cƣ dân địa phƣơng, tác giả đƣa ra những nhân tố, yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn lễ hội Trò Trám. Thông qua đó, tác giả đƣa ra những nhận định riêng, những đánh giá về thông tin và nhận xét về mức độ tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào quá trình bảo tồn lễ hội Trò Trám.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA CỘNG ĐỒNG

TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN LỄ HỘI TRÕ TRÁM XÃ TỨ XÃ,

HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÖ THỌ 3.1. Các chủ trƣơng liên quan đến vấn đề bảo tồn lễ hội

3.1.1. Nội dung về bảo tồn lễ hội truyền thống của nhà nước

Đối với các lễ hội dân tộc truyền thống, Quyết định số 3965/QĐ - BVHTTDL ngày 16/11/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Dự án Chƣơng trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015 - 2020.

Giai đoạn 1 (từ năm 2015 - 2017), đối với việc xây dựng chƣơng trình hoạt động lễ hội, phải đảm bảo các lễ hội tổ chức đúng quy chế tổ chức lễ hội; 100% các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc nghiên cứu, hƣớng dẫn cụ thể về nội dung, chƣơng trình, kịch bản (nếu có); 100% các lễ hội trên địa bàn đƣợc thống kê đầy đủ, lập quy hoạch theo hƣớng dẫn; Phục dựng lại có chọn lọc các lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống tốt đẹp đã thất truyền; Bảo tồn có chọn lọc các lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền; Có 50% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là ngƣời dân tộc thiểu số; 70% cán bộ làm công tác văn hóa đƣucọ tập huấn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội ít nhất một năm một lần.

Về chƣơng trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng, quốc gia: Tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hóa, văn nghệ cấp địa phƣơng, cấp vùng, miền và quốc gia. Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số đƣợc hỗ trợ ít nhất 1 loại hình dân ca, dân vũ đặc trƣng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.

Cấp tỉnh, vùng: Định kỳ tổ chức giao lƣu văn hóa, văn nghệ các cấp: Cấp tỉnh định kỳ 2 năm/1 lần; Cấp vùng: Trên cơ sở lựa chọn tiếp tục đầu tƣ nâng tầm cả về chất và lƣợng để tham dự chƣơng trình cấp khu vực định kỳ 4 năm/1 lần. Cấp Quốc gia: Định kỳ 5 năm/1 lần tổ chức liên hoan văn hóa văn nghệ đồng bào các dân tộc thiểu số với những chƣơng trình đặc sắc nhất.

Giai đoạn 2 (từ năm 2018 - 2020), đối với các chƣơng trình hoạt động, lễ hội, về cơ bản 100% các lễ hội hoạt động đảm bảo đúng quy định về tổ chức lễ hội; Có 60% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là ngƣời dân tộc thiểu số; 80% cán bộ làm công tác văn hóa đƣợc tập huấn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội ít nhất một năm một lần.

Chƣơng trình hoạt động văn hóa nghệ thuật cấp tỉnh, vùng, quốc gia: Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số đƣợc hỗ trợ ít nhất 02 loại hình dân ca, dân vũ đặc trƣng của dân tộc để bảo tồn, phát triển; Về cơ bản các chƣơng trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đồng bào dân tộc đƣợc bảo tồn.

3.1.2. Các văn bản của Nhà nước về bảo tồn lễ hội

Theo Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), đầu năm 2020, ngay sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mƣu, ban hành các công điện, công văn chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; thƣờng xuyên chỉ đạo Sở VH,TT&DL; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phƣơng, thƣờng xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh.

Công tác tham mƣu, xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo ở Trung ƣơng và địa phƣơng đã kịp thời đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; tránh để tình trạng dịch bệnh lây lan, ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân. Trong đó có các nội dung nhƣ: tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện dừng hẳn các lễ hội chƣa khai mạc và việc giảm hẳn quy mô các lễ hội đang diễn ra tại các địa phƣơng; dừng tất cả các lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc tại các địa phƣơng đã công bố dịch... Cục Văn hóa cơ sở nhấn mạnh, mặc dù dừng tổ chức lễ hội nhƣng vẫn đảm bảo nhu cầu tâm linh của ngƣời dân, bởi chỉ dừng tổ chức các hoạt động phần hội tập trung đông

ngƣời, còn phần nghi lễ vẫn đƣợc tổ chức theo truyền thống với đại diện cộng đồng tham gia.

Để tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về lễ hội năm 2021, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, Bộ VHTT&DL vừa ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Theo đó, Bộ yêu cầu, bắt buộc đối với ngƣời dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động du lịch; văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi công cộng; tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc tại các địa phƣơng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các pano, bảng hƣớng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân tại các điểm du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, địa điểm tổ chức lễ hội. Đồng thời, thực hiện biện pháp tạm ngừng tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội trong trƣờng hợp dịch bệnh bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; giảm quy mô, điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức lễ hội để bảo đảm các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh.

3.1.3. Các văn bản của tỉnh Phú Thọ về bảo tồn lễ hội

Trong những năm qua, Phú Thọ đã nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc, của các Bộ, ngành Trung ƣơng cùng sự chú trọng, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của toàn cộng đồng đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Theo đó, nhận thức chung đối với vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng cao và tiếp tục đƣợc cụ thể hóa bằng những quyết định, chính sách cụ thể, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã

có những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp chỉ đạo cụ thể và tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn, nhờ đó giá trị của các di sản văn hóa đã đƣợc phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng dân cƣ.

Từ năm 1998 đến nay, riêng nguồn ngân sách của tỉnh đã đầu tƣ trên 400 tỷ đồng cho việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Bên cạnh đó, chủ trƣơng xã hội hóa công tác tu bổ di tích đƣợc triển khai sâu rộng, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đối với Di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận đã đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị bằng các chƣơng trình hành động cụ thể. Việc bảo tồn, khôi phục các lễ hội dân gian ngày càng hiệu quả. Nhiều dự án, đề tài khoa học về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc triển khai thực hiện, các tƣ liệu quý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nhƣ những điệu múa, bài hát, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, tri

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)