Khái niệm cộng đồng

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội

1.2.1. Khái niệm cộng đồng

Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng (Community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ đƣợc liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời trong thời gian nhất định chẳng hạn nhƣ: phong trào quần chúng, công chúng và đám đông.

Ở góc độ cộng đồng, nhiều nhà khoa học cho rằng: cộng đồng địa phƣơng (CĐĐP) là ngƣời giữ gìn di sản và sở hữu tri thức bản địa về di sản ấy. Cộng đồng (community) là một thuật ngữ đƣợc Liên hiệp quốc công nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này nhƣ một công cụ để thực hiện trong các chƣơng trình viện trợ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Chúng ta có thể tham khảo một số khái niệm của Keith và Arycho [8,

tr.7] 8. Popple K. (1988), Community Development: Theory and Practice, Michigan Journal of Community Service Learning, 11(2), 5-24. Những thứ đó

có ích đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của địa phƣơng. Tiêu chí R4 của UNESCO để công nhận di sản vào danh sách đại diện di sản phi vật thể của nhân loại theo Công ƣớc năm 2003 cũng nhấn mạnh di sản đƣợc đề cử phải nhận đƣợc đƣợc sự đồng thuận tự nguyện với sự hiểu biết đầy đủ, dựa trên sự tham gia rộng rãi nhất của cộng đồng, nhóm ngƣời hoặc trong một số trƣờng hợp là các cá nhân có liên quan. Đây chính là sự nhấn mạnh của UNESCO đối với quan niệm di sản là của cộng đồng và cho cộng đồng. Nhƣ vậy, cộng đồng đƣợc xem nhƣ một bên liên quan quan trọng để giữ gìn và phát huy giá trị di sản theo hƣớng bền vững trong đó có các lễ hội độc đáo, đặc trƣng cho từng vùng miền.

Nhƣ vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội:

- Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trƣng đƣợc xác định nhƣ: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này đƣợc gọi là cộng đồng tính.

- Dạng cộng đồng mà đƣợc xác định là nhóm ngƣời cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất nhƣ gia đình cho đén các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là cộng đồng thể.

Cộng đồng có thể có 2 nghĩa:

Một là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.

Hai là một nhóm dân cƣ có cùng mối quan tâm cơ bản. Trong bài viết này cộng đồng đƣợc hiểu là một nhóm dân cƣ sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng là một làng, xã hay một huyện.

Cộng đồng thể hiện một số đặc tính là: sự đoàn kết xã hội, sự tƣơng quan xã hội và cơ cấu xã hội.

Thứ nhất, đoàn kết xã hội, theo quan niệm Mác-xít, cộng đồng là mối

quan hệ qua lại qua lại giữa các cá nhân, đƣợc quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp thành cộng đồng đó. Quan niệm bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng nhƣ các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phƣơng tiện hoạt động. Đoàn kết xã hội luôn đƣợc các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của những ngƣời cùng sống trong một địa vực có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý chí, tình cảm của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tƣợng riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng đồng đều mong muốn tập hợp và duy trì.

Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn kết xã hội, đi kèm theo đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân. Ngƣợc lại, khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình trong cộng đồng đã làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý thức và nhân cách của cá nhân.

Cộng đồng tồn tại đƣợc là do từng thành viên trong các nhóm thành viên của cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể, khi không còn tâm thức chung tì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn.

Thứ hai, sự liên kết xã hội, đây là sự tƣơng quan giữa ngƣời với ngƣời, có

tính kết hợp hay những phản ứng tƣơng hỗ, theo đó con ngƣời đƣợc gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn. Sự tƣơng quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đƣợc biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày và củng cố thêm sự đoàn kết trong cộng đồng. Các cộng đồng ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng đồng thƣờng xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự phân tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn thƣờng cao hơn cộng đồng ở đô thị. Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng

chính là các quan hệ mang tính hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các cá nhân trong các đoàn thể hay hội mà các cá nhân đó tham gia. Nhƣ vậy, ở góc độ cá nhân, khi một ngƣời tham gia nhiều các hội, đoàn thể thì ngƣời đó có mối quan hệ rộng.

Thứ ba, các cơ cấu xã hội khi không có giá trị chung, không có sự định hƣớng để quy tụ nhau hay không có những quy tắc ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở xã hội để tạo thành cộng đồng. Những định hƣớng, những qui tắc này đƣợc nằm trong tổ chức đoàn thể của cộng đồng, chẳng hạn các hƣơng ƣớc, nội qui, qui chế là do làng, xã đặt ra. Quá trình thể chế hoá các giá trị chuẩn mực trong các tổ chức xã hội tƣơng đƣơng là bƣớc quan trọng để các liên kết xã hội trong cộng đồng đƣợc bền vững và có giá trị đối với tất cả mọi ngƣời, tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)