Phát huy nguồn lực cộng đồng trong xây dựng và quảng bá hình ảnh cho lễ hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong bảo tồn lễ hội Trò Trám

3.2.6. Phát huy nguồn lực cộng đồng trong xây dựng và quảng bá hình ảnh cho lễ hộ

cho lễ hội Trò Trám

Lễ hội dân gian là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, hợp nhất thành kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc, là nét đẹp văn hóa đƣợc hình thành, bổ sung và phát triển cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng về nguồn, nhu cầu văn hóa tâm linh tăng cƣờng giao lƣu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của từng không gian nhất định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lễ hội dần bị mai một và biến tƣớng xót xa.

Vì vậy, Trò Trám phải tự xây dựng thƣơng hiệu cho mình. Thƣơng hiệu đƣợc tạo từ quy mô, ý nghĩa, cách thức tổ chức, rất quan trọng tự quảng bá hình ảnh cho mình. Lễ hội có danh tiếng, sức lan tỏa, ảnh hƣởng sẽ thu hút các nhà đầu tƣ tự nguyện đóng góp kinh phí để có thể giới thiệu hình ảnh. Nguồn tài chính này sẽ đƣợc đầu tƣ trở lại, giúp lễ hội phát triển hơn. Đó là mối quan hệ bổ trợ khăng khít.

Xây dựng thƣơng hiệu từ quy mô là tất yếu. Lễ hội chỉ có thể đƣợc mọi ngƣời biết đến khi đƣợc tổ chức với quy mô rộng lớn và bài bản. Quy mô chính là kết quả của quá trình xã hội hóa lễ hội. Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho lễ hội không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý văn hóa mà còn là trách nhiệm của nhân dân. Để Trò Trám đến với đông đảo ngƣời dân xa gần thì công tác tổ chức lễ hội đóng vai trò quan trọng. Xây dựng thƣơng hiệu cho lễ hội là cơ sở bảo tồn nét đpẹ văn hóa làng xã trên vùng đất tổ Vua Hùng. Sau khi đƣợc phục dựng năm 1993, Trò Trám ngày càng khẳng định vai trò của mình trong kho tàng văn hóa dân gian vùng đất Tổ.

Ý nghĩa và cách thức tổ chức lễ hội là cơ sở để xây dựng thƣơng hiệu cho lễ hội. Trò Trám đƣợc tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng giêng (âm lịch) hàng năm để tƣởng nhớ công lao của nữ thần bản thổ Ngô Thị Thanh, ngƣời có công vận động thu hút ngƣời về xóm và truyền nghề cho nhân dân. Vì vậy, Trò Trám không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị văn hóa đặc sắc. Đây là cơ sở bảo tồn phát huy những vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng thƣơng hiệu đƣợc đặt ra với tầm nhìn chiến lƣợc cả về bề rộng và chiều sâu với nhiều nội dung và phƣơng thức: thu băng ghi đĩa để lƣu trữ, quảng bá gìn giữ và truyện dạy cho các thế hệ mai sau. Lễ hội chỉ có thể có thƣơng hiệu, linh hồn và sức sống khi chính nhân dân vừa là ngƣời sáng tác, vừa lƣu giữ và trình diễn. Coi lễ hội là đặc sắc văn hóa để giới thiệu và quảng bá với du khách trong nƣớc và quốc tế.

Lễ hội có tác động sâu sắc đến tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, gợi mở sự hiểu biết về nguồn gốc tổ tiên. Do đó lễ hội cần đƣợc đƣa ra và giáo dục trong nhà trƣờng. Đó là cơ sở để cho thế hệ trẻ biết đƣợc nền văn hóa dân gian đặc sắc của quê hƣơng, của dân tộc.

Với mục đích chung là bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống, các nhà quản lý cần tổ chức lễ hội sao cho ngƣời dân có thể hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp, tính nhân văn cao cả trong phần lễ và nét đặc sắc trong phần hội của lễ hội. Có đầu tƣ nghiên cứu về lịch sử hình thành tồn tại và phát triển của lễ hội và vai trò ảnh hƣởng của nó đối với phong tục, tập quán, lối sống, nếp nghĩ của con ngƣời trong đời sống văn hóa cộng đồng. Thƣơng hiệu còn đƣợc xây dựng trên cơ sở khai thác trò chơi, trò diễn độc đáo từ đó tuyên truyền phổ biến nhằm phát huy những mặt tích cự của lễ hội dân gian góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa Hùng Vƣơng.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)