Không gian tổ chức lễ hội Trò Trám

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Tổng quan về lễ hội Trò trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Không gian tổ chức lễ hội Trò Trám

Tứ Xã là một làng cổ thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Xƣa kia, làng có tên là Kẻ Gáp - là nơi gặp gỡ, giao lƣu giữa miền núi và đồng bằng, là nơi hình thành và bảo lƣu nhiều lễ hội mang đậm tính dân gian cổ truyền tiêu biểu của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc thời kỳ Hùng Vƣơng dựng nƣớc. Một trong những lễ hội mang đậm tính chất phồn thực ở Tứ Xã đó là Lễ hội Trò Trám.

Cứ mỗi độ xuân về, vào ngày 11 và 12 tháng Giêng hàng năm du khách thập phƣơng nô nức đổ về phƣờng Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tham gia lễ hội Trò Trám hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”. Lễ hội Trò Trám là biểu hiện tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc cầu mong cho mùa màng tốt tƣơi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội “Linh tinh tình phộc” kéo dài một ngày và một đêm, bắt đầu từ tối 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng hàng năm.

Ngôi Miếu cổ, nơi diễn ra lễ hội Trò Trám là miếu Trò, ngôi miếu nhỏ chừng 10m2, nhìn bề ngoài miếu Trò không khác là mấy so với những ngôi miếu ở vùng nông thôn Việt Nam, nhƣng Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng. Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ - Nƣờng, sinh thực khí nam nữ) của tín ngƣỡng phồn thực - tín ngƣỡng khởi nguyên và sơ khai của các tộc ngƣời trên trái đất, trong đó có dân tộc Việt. Linh vật đƣợc thờ tại ngôi miếu Trò cất giữ cẩn thận trên khám thờ và chỉ lấy ra một lần duy nhất vào đêm 11 tháng Giêng hàng năm và chỉ cụ từ và đôi nam nữ đƣợc chọn mới đƣợc phép sờ tay vào linh vật.

Miếu Trò đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc phƣơng đình (một gian hai trái), với một bức tƣờng hậu, còn ba mặt (hai bên trái, phải và trƣớc) để trống.

Bên trong miếu có gác lửng nhỏ gọi là hậu cung làm nơi cất giữ “vật linh” và đặt lễ vật dâng cúng. Các cấu kiện gỗ đƣợc làm đơn giản theo kiểu bào trơn đánh bóng chứ không chạm trổ trang trí cầu kì nhƣ các ngôi đình, đền khác trong vùng. Hệ thống chịu lực chính là hai hàng cột chạy dọc hai bên.

Trƣớc đây miếu Trò nằm trên một gò đất cao nhất của làng. Xung quanh có nhiều cây Trò nên đặt là điếm Trò. Bao quanh điếm Trò là rừng Trám nên đặt tên cho làng theo loài cây ấy. Các cụ xƣa, cứ lấy tên đình và làng ghép lại thành Trò Trám. Gia phả làng có lúc lại ghi là miếu Đụ Đị. Lễ hội này có từ thời Hồng Bàng. Dã sử gọi thời này là thƣợng cổ Kinh Dƣơng Vƣơng với quốc hiệu Xích Quỷ. Nhiều chuyên gia khảo cổ cho rằng, lễ hội phồn thực của điếm Trò là cổ xƣa nhất mang tính phi vật thể còn sót lại. Những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, lễ hội phồn thực tại điếm Trò đi vào quên lãng. Ngôi đình cổ theo năm tháng mục nát, hai linh khí biểu trƣng cho sinh thực khí nam nữ bằng gỗ quý cũng thất lạc mất. Mãi đến năm 1993, lễ hội mới đƣợc khôi phục.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn lễ hội trò trám, xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)