Những yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở

Một phần của tài liệu 70 đảng bộ tỉnh đồng tháp lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (2000 2009) (Trang 26 - 32)

chất cán bộ công chức, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển.

1.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒIDƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP

1.2.1. Những yếu tố tác động và mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đàotạo đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh tạo đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh

1.2.1.1. Những yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ cơ sở ngũ cán bộ cơ sở

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhiều mặt, trong đó cuộc sống của nhân dân cũng thay đổi, phương tiện thông tin liên lạc, giao thông vận tải, nhu cầu vui chơi giải trí từng bước thay đổi, trật tự và an tồn xã hội cũng thay đổi theo, do đó, sự quản lý điều hành của cán bộ đặc biệt là cán bộ cơ sở cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với cuộc sống mới, cho xã hội phát triển, cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống một cách mạnh nhất, tốt nhất. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng cần có những thay đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi khơng ngừng của tình hình thế giới và trong nước.

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhân loại đứng trước mọi biến đổi sâu sắc trên tất cả lĩnh vực, trong đó sự bùng nổ thông tin đã ảnh hưởng đến tất cả các mặt kinh tế-xã hội. Thông tin đã trở thành nguồn lực, là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, của quốc gia. Đặc trưng cơ bản nhất của thời đại thông tin là nền kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trị quyết định, con người trở thành nguồn lực quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nền kinh tế tri thức địi hỏi phải có những con người trí tuệ, được đào tạo cơ bản, có kỹ năng cơng tác, yêu cầu hàm lượng trí tuệ trong mỗi sản phẩm lao động ngày càng cao. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ u cầu người lao động phải có chun mơn kỹ

thuật cao, do vậy, cần phải bỏ nhiều chi phí để đào tạo con người cho phù hợp với tiêu chuẩn và trình độ sản xuất mới. Để đáp ứng xu thế mới, tất cả các quốc gia đều coi trọng phát triển dân trí. Nhiều nước đề cao xu hướng “đi lên bằng giáo dục”, “bằng khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới”.

Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thông tin là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia, tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc mở rộng, phân công hợp tác lao động và các vấn đề khác trên toàn thế giới. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển ở trình độ cao hay thấp đều chịu sự chi phối của quy luật này. Thế giới đang biến động đầy phức tạp: vừa hợp tác, vừa đấu tranh; vừa liên kết, vừa cạnh tranh; vừa phải có sức mạnh về kinh tế và chính trị, vừa phải có chính sách mềm dẻo để “thêm bạn bớt thù”.

Chúng ta vừa phải đấu tranh chống lại mặt trái của tồn cầu hố nhưng phải tạm thời chấp nhận để đi lên trong thế chiến lược tổng thể, vững chắc hơn. Một mặt phải chủ động hội nhập kinh tế thế giới, mặt khác phải đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia…Đó là cơng việc hết sức khó khăn và phức tạp địi hỏi phải có hệ thống chính trị đủ sức thực thi có hiệu quả, một đội ngũ cán bộ vững vàng về lập trường về quan điểm chính trị và có năng lực cao để đáp ứng u cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng.

Tồn cầu hố kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, điều đó đặt ra cho các Chính phủ, các quốc gia, nhất là các nước nghèo, chậm phát triển phải lựa chọn chính sách phát triển cho phù hợp, vừa tận dụng được cơ hội của q trình tồn cầu hố, biến thành lợi thế cho mình, vừa phải bảo tồn được những giá trị, bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia.

Nền kinh tế của mỗi dân tộc vừa phải mở cửa, hội nhập, liên kết, vừa phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền của quốc gia, tạo được chỗ đứng trên thị

trường, tìm mơ hình và cấu trúc kinh tế phù hợp, cải tiến chính sách và quản lý, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn lực.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội để tiến hành chiến lược diễn biến hồ bình. Các thế lực thù địch tập trung bơi nhọ, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đả kích Đảng cộng sản, mua chuộc đội ngũ cán bộ, gây hoang mang, dao động làm suy giảm niềm tin và mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng…

Ngoài sự tác động của xu hướng tồn cầu hố, trong nước cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hồ bình” do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào [23, tr.15].

Đảng ta nhấn mạnh thêm: Tình trạng tham nhũng và sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lịng tin của nhân dân [23, tr.15]. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với Đảng và Nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân. Do vậy, giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần người cộng sản chân chính trở thành vấn đề bức thiết đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở hiện nay.

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường mang đến những tác động tích cực và cả hạn chế cho xã hội. Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng cũng dẫn đến nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp, làm đảo

lộn cách nghĩ, nếp sống, cách làm, tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, quan hệ cá nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm đạo đức, đến tư tưởng, tình cảm của mọi người, mọi nhà. Điều đó địi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề như pháp luật, chính sách, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ… mà ở đó hệ thống chính trị cơ sở là nơi phát sinh và giải quyết tất cả các phát sinh và các mối quan hệ trên. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cấp bách.

Đối với cán bộ các cấp nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng dưới tác động của nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ hằng ngày, hàng giờ chịu tác động của nhiều nhân tố phức tạp, như thu nhập, chạy theo đồng tiền, thậm chí có lúc coi đồng tiền là tất cả, chạy theo lối sống hưởng thụ, nhiều cán bộ vì đồng tiền mà làm những việc có hại cho lợi ích của Đảng, nhà nước, nhân dân. Do vậy, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng sẽ đứng trước những thử thách mới, cho nên việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ có vai trị quan trọng hạn chế những tiêu cực xã hội. Bên cạnh đó cịn có khơng ít cán bộ thiếu tu dưỡng, nhạt phai lý tưởng, mất cảnh giác, kém ý thức tổ chức kỷ luật, thối hố về chính trị… ngun nhân chính của tình trạng này là do đội ngũ cán bộ kém về năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần đạo đức cách mạng…

Hiện nay hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta vẫn còn những yếu kém chưa thể khắc phục được:

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay cịn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng [27, tr.166].

Trong cơng tác cán bộ địi hỏi phải có đổi mới sâu sắc từ phát hiện, lựa chọn cán bộ đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Trong điều kiện

cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức đang ngày càng thâm nhập vào cuộc sống thì việc nâng cao nguồn nhân lực cán bộ là vấn đề của toàn Đảng. Đầu tư vào nguồn nhân lực cán bộ là đầu tư có tính chất quyết định nhất, điều đó, càng khẳng định vai trị cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cách mạng nước ta là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội:

Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phịng an ninh [23, tr. 89].

Đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng và hết sức nặng nề đặt lên vai đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đó, Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nhà nước phải được tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội phải phát huy tốt hơn vai trị củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ được

tất cả những người Việt Nam trong và ngồi nước đồng lịng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam đủ khả năng hội nhập thế giới.

Đồng Tháp cịn có những yếu tố đặc thù, là một tỉnh thuần nông, lại là một tỉnh biên giới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, an ninh kinh tế, các tác động về văn hoá hết sức phức tạp dễ nảy sinh tiêu cực trong đội ngũ cán bộ cơ sở.

Đội ngũ cán bộ cơ sở chủ yếu xuất thân từ nông dân, chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tiểu nông”, chậm và không theo kịp sự đổi mới; trong công tác chủ yếu bằng bằng kinh nghiệm và thường ít chịu học tập nâng cao trình độ; đội ngũ cán bộ trẻ thiếu thiếu động lực, tinh thần thái độ học tập kém…

Đội ngũ những người làm công tác đào tạo, những người trực tiếp tham gia giảng dạy ít được đào tạo cơ bản, vừa học, vừa làm. Trình độ và năng lực cịn nhiều hạn chế.

Cơ sở vật chất, cơ chế chính sách chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu trong q trình đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới công tác dạy và học và chưa tạo động lực, an tâm trong học tập cho học viên.

Đứng trước bối cảnh đầy biến động, phức tạp đó, vấn đề nâng cao năng lực của các tổ chức Đảng, khả năng ứng biến của các cấp chính quyền để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững là yêu cầu bức thiết. Đó là yếu tố làm cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh có ý nghĩa quyết định. Chỉ có thể giữ vững được độc lập dân tộc, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội trong điều kiện tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khi có được đội ngũ cán bộ thật sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ trí tuệ, năng lực, cùng với đó là một thiết chế chính trị hồn chỉnh và bền vững.

Tất cả các yếu tố trên đều có tác động mạnh mẽ đến cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng. Do đó, địi hỏi các cấp uỷ Đảng cần quán triệt quan

điểm và tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhằm đáp ứng u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu 70 đảng bộ tỉnh đồng tháp lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (2000 2009) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w