Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp cần phải giải quyết nhiều vấn đề: nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, gia đình có cơng; nâng cao trình độ văn hố; giải quyết các vấn đề về dân số, tệ nạn xã hội; xố đói giảm nghèo; xây dựng nơng thơn mới…Đây là nhiệm vụ chính trị rất khó khăn và nặng nề, địi hỏi Đảng bộ và tồn hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp phải vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. Trong đó, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống chính trị là u cầu bức thiết có vai trị quyết định.
Mục tiêu kinh tế - xã hội: Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI
Đảng bộ tỉnh, Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã đề ra những mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8,5%/năm, đến năm 2005 giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh gấp1,5 lần so với năm 2000 và năm 2010 bằng 2,26 lần so với năn 2000. Nhiệm vụ bao trùm trong những năm sắp tới là nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự phát triển kinh tế-xã hội một cách ổn định, bền vững trong điều kiện hàng năm có lũ. Kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ bảo đảm an ninh-quốc phòng, mọi hoạt động kinh tế phải tính đến hiệu quả, trước hết là hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội, gắn với bảo vệ môi trường [30, tr. 5].
Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn. Phấn đấu đến năm 2005, nền kinh tế tỉnh có cơ cấu: khu vực nơng-lâm- thuỷ sản chiếm 51%, khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 17%, khu vực thương mại-dịch vụ chiếm 32% [30, tr. 8]. Nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển nông nghiệp là ổn định sản xuất đi đôi với thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận cho người nông dân; Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu GDP; Tăng cường huy động các nguồn lực, chú ý nguồn vốn đầu tư để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ; Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ; Phấn đấu xây dựng và phát triển Thị xã Cao Lãnh đến năm 2005 được Trung ương công nhận là đô thị loại 3.
Nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật. Có chính sách ưu tiên cho phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, trước hết phục vụ cho sản xuất và cải tiến công tác quản lý; Xây dựng đề án khả thi nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh tế-xã hội.
Giáo dục và đào tạo. Tiếp tục mở rộng qui mơ, đa dạng hố các loại hình đào tạo ở các cấp học, ngành học đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tiêu chuẩn hoá. Đào tạo gắn với yêu cầu sử dụng. Chú trọng đúng mức đến dạy nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức.
Mục tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế đến năm 2010 là 14,5% năm, GDP đạt 14.600 tỷ đồng gấp 3,16 lần năm 2000 và thu nhập bình quân đạt 8,483 triệu đồng/người/năm (768 USD) [31, tr 18];…Để vươn lên trở thành tỉnh khá.
Mục tiêu về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ: Căn cứ vào
dựng đội ngũ cán bộ cơ sở hết sức cấp thiết. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng mục tiêu và quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố; có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tơn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện cửa quyền.
Bảo đảm có đủ số lượng cán bộ dự nguồn và cán bộ đảm nhận chức vụ theo điều động của Đảng. Khắc phục dần những bất hợp lý về cơ cấu cán bộ, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, hạ thấp độ tuổi trung bình. Tăng tỷ lệ cán bộ nữ, phấn đấu đạt trên 15%.
Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, đồng thời đề cao các tổ chức trong hệ thống chính trị. Cấp uỷ, tổ chức Đảng có thẩm quyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Có chính sách, quy chế, tơn vinh những người có cơng; bố trí sử dụng đúng những người có năng lực, khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng.
Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thật sự vì Đảng, vì dân có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong cơng tác và gương mẫu trong đạo đức, lối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển.
Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi vì, quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ là mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả. Mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối, nhiệm vụ chính trị thay đổi, đội ngũ cán bộ cũng cần được thay đổi.
Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phải thường xuyên giáo dục lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời, tăng cường đội ngũ cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân.
Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, cán bộ là nhân tố “động” nhất của tổ chức.
Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở, hướng tới vì dân và phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích thích đáng của nhân dân. Nói đi đơi với làm.
Đổi mới tư duy về cơng tác cán bộ, trước hết là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Công tác đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, lấy hiệu quả công việc và phẩm chất, lối sống làm thước đo chính. Rà sốt và bố trí lại cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người. Thực hiện đúng tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Mạnh dạn miễn nhiệm, thay thế những cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ, khơng đáp ứng được u cầu công việc; xử lý nghiêm minh những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng,…
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải được đặt đúng tầm chiến lược, coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một bộ phận khơng thể thiếu của chiến lược cán bộ, đưa nó từ vị trí “nhân tố đảm bảo” lên khâu đầu tiên với yêu cầu nâng cấp một cách cơ bản trình độ
mọi mặt của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang sử dụng cán bộ từ trong tất cả các tầng lớp dân cư lao động để gánh vác sự nghiệp chung của dân tộc, vì vậy, cần phải coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Nếu nói đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là đầu tư cơ bản nhất cho sự phát triển, thì đầu tư cho đào tạo các cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc đầu tư then chốt nhất, đáng giá nhất và cũng công phu nhất. Đào tạo lực lượng lãnh đạo chính trị và quản lý nhà nước chủ chốt chính là đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt, đào tạo nhân tài thuộc loại quan trọng hàng đầu cho đất nước [55, tr.441-442].
Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở là nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ:
Có khả năng nắm bắt, quán triệt, cụ thể hoá, lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở cơ sở. Trên cơ sở nắm chắc đường lối của Đảng, đặc điểm thế mạnh và những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của địa phương mà cụ thể hố đường lối thành những chương trình, hành động, mục tiêu cụ thể.
Phải có năng lực sáng tạo cao, khơng ngại gian khổ, khó khăn, mạnh dạn đổi mới trên cơ sở nguyên tắc của Đảng và Nhà nước.
Có nghiệp vụ, phương pháp công tác lãnh đạo, quản lý. Biết làm công tác vận động quần chúng, quan hệ mật thiết với nhân dân, nắm bắt, phát hiện, xử lý đúng, kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Biết lắng nghe ý kiến và tiếp nhận những sang kiến của quần chúng. Không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý [82, tr.15].
Biết đi trước đón đầu, dự đốn tình hình, dự báo xu hướng phát triển trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, bước đi trong từng giai đoạn cho phù hợp.
Biết lựa chọn và xử lý công việc một cách thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm.
Vì vậy, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo tồn bộ cơng các khâu của cơng tác cán bộ, trong công tác lãnh đạo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải chú trọng công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, nó gắn liền với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Phải vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của các đồng chí lãnh đạo các cấp vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đối với cơng tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, nó quan trọng là vì đây là yếu tố đầu vào, yếu tố chọn con người, nếu chọn được người tốt, tài năng thì sự cống hiến cả cuộc đời của họ cho cách mạng là rất lớn, ngược lại sẽ có tác hại vơ cùng to lớn cho Đảng, cho đất nước, nhân dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán
bộ là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [25, tr. 82].
Trong công tác quy hoạch cần: “Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, cơng chức để chủ động có phương hướng bồi dưỡng” [25, tr. 82].
Đồng thời trong công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ cần chú ý: “cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số” [23, tr.141]. Nhằm tăng cường lãnh đạo công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 42/2004/NQ-TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” đã nêu lên quan điểm của
công tác quy hoạch cán bộ: Lấy việc phục vụ nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý… Đồng thời trong cơng tác quy hoạch cán bộ phải: Có quan điểm giai cấp công nhân trong quy hoạch cán bộ; chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tế cơng nghiệp hố, hiện đại hố; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có cơng với cách mạng.
Trong công tác quy hoạch cán bộ cần tránh tư tưởng cục bộ, địa phương, dòng họ, dân tộc, phải tiến hành một cách dân chủ cơng khai đúng qui trình của công tác quy hoạch cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công tác gắn liền với công tác quy hoạch, vì vậy, nó có vai trị quan trọng, quyết định đến kết quả thực hiện quy hoạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ tài năng, có đạo đức cách mạng. Đối với cán bộ cơ sở phải đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh, phải thống nhất được yêu cầu vừa nâng cao trình độ, kiến thức lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải trang bị cho học viên vốn kiến thức chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn của cán bộ. Đồng Thời, phải trang bị phương pháp tư duy khoa học, khả năng thực hành, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, phải nâng cao
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thực tiễn, năng lực thuyết phục, vận động quần chúng: “Công cuộc xây dựng kinh tế khơng chấp nhận những cán bộ chỉ có nhiệt tình nhưng thiếu kiến thức, có q trình cơng tác lâu năm, nhưng thiếu năng động, sáng tạo, có lý lịch trong sạch nhưng khơng biết quản lý kinh doanh” [61, tr.548].
Để có đội ngũ cán bộ có trình độ và chất lượng thì khâu tuyển chọn cán bộ phải thật sự khoa học, phải thông qua hoạt động thực tiễn để tuyển chọn và đào tạo, sử dụng:
Chúng ta có một khuyết điểm hết sức nghiêm trọng là thiếu cán bộ mà chúng ta không biết lấy cán bộ từ trong những cơng nhân và nơng dân bình thường, trong số đó tiềm tàng rất nhiều nhân tài, cả về hành chính lẫn tổ chức…Lúc đó chúng ta mới thật sự làm trịn nhiệm vụ của những người tổ chức của giai cấp tiền phong và sẽ khai thác được hàng trăm, hàng nghìn những cán bộ mới có tài tổ chức. Chúng ta cần đề bạt họ, thử thách họ, giao nhiệm vụ cho họ và ngày càng giao cho họ nhiệm vụ phức tạp hơn [46, tr.40-41].
Nhằm tạo điều kiện cho sự phấn đấu nâng cao trình độ và năng lực, đồng thời cũng là cơ sở để cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt được chất