Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu 70 đảng bộ tỉnh đồng tháp lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (2000 2009) (Trang 74 - 84)

2.1.1.1. Giai đoạn 2000-2005

* Những mặt mạnh:

Từ những kết quả đạt được ở trên cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 2000-2005 đã có được những thành cơng bước đầu. Kết quả đó có được là do đa số các ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước, của hệ thống chính trị, đã chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện tốt việc điều tra khảo sát, nghiên cứu, tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả khả quan.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã giải quyết nhu cầu học tập cho cán bộ góp phần quan trọng vào việc chuẩn hố và phục vụ cơng tác quy hoạch cán bộ. Những đối tượng đã qua đào tạo, bồi dưỡng đều được nâng lên về phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực và kỹ năng thực hành nhất là cán bộ cơ sở.

Đa số cán bộ đã có nhiều chuyển biến, nhận thức đúng đắn hơn, xem việc học vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, từ đó mỗi cá nhân chủ động, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Trong tổng số cán bộ được đào tạo trong 6 năm qua, đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chun mơn nghiệp vụ cho 2.313 [87, tr.5] cán bộ, số lượng đó đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.

* Nguyên nhân những mặt mạnh:

Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp đảng và chính quyền, hàng năm Tỉnh đã chi cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ 11 đến 12 tỷ đồng cho cơng tác đào tạo nói chung (trong đó chi phí cho cơng tác đào tạo cán bộ cơ sở từ 2 đến 4 tỷ/năm) và chi phí này khơng ngừng tăng theo các năm. Bên cạnh đó, nhiều văn bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan trọng đã được ban hành tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch. Chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cũng được quan tâm khá thoả đáng, đã tạo được sự an tâm và nâng cao tinh thần học tập cho các đối tượng đi học, từ đó số lượng cán bộ theo học hàng năm năm sau cao hơn năm trước, kiến thức sau đào tạo được nâng lên.

Các cơ quan quản lý đào tạo và các cơ sở đào tạo đã có nhiều cố gắng chủ động đề xuất các biện pháp và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng như: xây dựng các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch mở lớp hàng năm, điều tra khảo sát…góp phần hồn thành tốt các mục tiêu kế hoạch.

Đa số lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị và địa phương đã thể hiện được quyết tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, có sự theo dõi chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tổ chức thực hiện, bổ sung điều chỉnh kịp thời cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành tốt và có hiệu quả.

Một số ngành và địa phương cập nhật trình độ đào tạo cán bộ, cơng chức chưa thường xuyên, chưa đầy đủ gây khó khăn trong quy hoạch, còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, triển khai tổ chức thực hiện còn chậm, thực hiện khơng theo kế hoạch. Trong thời gian qua có 1/3 Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và 1/4 ngành tỉnh thường xuyên không xây dựng hoặc làm không đúng theo quy định và nộp báo cáo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khơng kịp thời.

Tính quy hoạch chưa cao, đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự gắn với sử dụng. Từ số liệu ở trên cho thấy số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nhiều nhưng số cịn nợ tiêu chuẩn cịn khơng ít nhất là cán bộ cấp xã. Trong những năm qua đào tạo bồi dưỡng trình độ trung cấp trở lên cho 2.313 cán bộ cấp xã, những số đạt trình độ trung cấp trở lên vẫn cịn thấp, cụ thể như sau:

- Cán bộ chủ chốt Đảng (Bí thư, phó bí thư đảng uỷ hoặc Bí thư chi bộ) tốt nghiệp trung học phổ thơng 86,77%, trung cấp lý luận chính trị trở lên 90,47%, trung cấp về chun mơn hoặc hành chính trở lên 47,61%;

- Cán bộ chủ chốt chính quyền (Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân) tỷ lệ tương ứng: 86,86%, 68,56%, 55,41%;

- 07 chức danh công chức, tỷ lệ tương ứng: 82,52%, 28,1%, 55,75%; - Trưởng các đoàn thể tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên 95,08%, trung cấp lý luận chính trị trở lên 33,38%, trung cấp về chun mơn hoặc hành chính trở lên 19,19%;

- Trình độ ngoại ngữ cịn rất hạn chế gây khó khăn trong tiếp cận với thơng tin trong đó cụ thể là tin học;

- Về đào tạo tiền công vụ và đào tạo trước khi đề đề bạt, bổ nhiệm chưa thực hiện được.

- Tỉnh đã đầu tư nhiều kinh phí xây dựng, trang bị cho các cơ sở đào tạo những chưa đáp ứng nhu cầu, diện tích mặt bằng cịn chật hẹp, phòng học thiếu, chủ yếu nhà cấp 4, số lượng ký túc xá không đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho học viên [86, tr.4-5-6].

* Nguyên nhân hạn chế:

- Một số ngành tỉnh và uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chưa có tính chiến lược và chưa đầu tư chiều sâu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, khi phát sinh thì đề nghị cử đi học. Đào tạo nhiều nhưng vẫn thiếu là do:

Khơng có quy hoạch đào tạo cán bộ nguồn cho nên khi khối lượng công việc tăng, nhu cầu cán bộ cũng tăng theo những số lượng cán bộ nguồn không đáp ứng được.

Nhiều trường hợp cử đi học không theo quy hoạch, kế hoạch, không đúng đối tượng, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ đang phụ trách…do chưa có cơ chế chặt chẽ trong quản lý, sử dụng cán bộ nên xảy ra tình trạng phổ biến là sử dụng trái ngành nghề sau đào tạo. Trong thời gian qua đã đào tạo gần 300 đại học, trung cấp địa chính cho 142 xã, phường, thị trấn, nhưng hiện nay cơng chức địa chính xây dựng có trình độ trung cấp trở lên là 75% [88, tr. 3].

- Các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả và chất lượng đào tạo chưa cao: Công chức làm công tác đào tạo ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác đào tạo, kiêm nhiệm nhiều công việc, đã số vẫn cịn trong thời gian tiếp cận cơng việc cho nên tham mưu chưa tốt trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Đa số cán bộ cơ sở lớn tuổi, tốt nghiệp trung học phổ thơng q lâu, số khác thì tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thơng nên kiến thức có hạn; mặt khác

cán bộ vừa học nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan cho nên đa số chọn hình thức đào tạo tại chức hoặc chuyên tu, có nhiều thuận lợi; thi tuyển đầu vào, đầu ra yêu cầu thấp hơn các lớp đào tạo chính quy, các lớp này thường được tổ chức trong tỉnh gần cơ quan cơng tác và gia đình, trong quản lý học viên cũng thống hơn, số lượng thí sinh dự thi so với chỉ tiêu tuyển sinh hầu như khơng có chênh lệch…ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Công tác đào tạo tiền công vụ và đào tạo trước đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa thực hiện được là do Trung ương chưa có hướng dẫn, ban hành tài liệu, chương trình, giáo trình giảng dạy.

Trên cơ sở những mặt làm được và chưa được trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã rút ra những kinh nghiệm làm tiền đề cho việc thực hiện tốt hơn trong giai đoạn 2006-2010:

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị và địa phương nào nhận thức được tầm quan trọng, có tâm quyết và chỉ đạo sâu sát trong cơng tác đào tạo bồi dưỡng, thì sẽ đạt được kết quả tốt, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở được tăng lên, hiệu quả hoạt động sẽ có chuyển biến tốt.

- Để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng phải làm tốt cơng tác quy hoạch, đảm bảo tính kế thừa, đào tạo chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ đang phụ trách và phải gắn với sử dụng; bố trí đúng ngành nghề sau đào tạo, đúng vị trí quy hoạch. Thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ cơ sở có nhận thức đúng đắn hơn, xây dựng động cơ học tập lành mạnh, xem việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, từ đó mỗi cá nhân chủ động, tích cực học tập.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý đào tạo với các cơ sở đào tạo, thường xuyên xuống cơ sở để năm bắt và giải quyết kịp thời nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

- Cần tăng nhu cầu cán bộ cho công tác đào tạo cán bộ ở địa phương, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo theo định kỳ cho đội ngũ những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

Trong 5 năm tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện hoàn thành hầu hết các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2000-2005, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở từng bước được nâng lên, thúc đẩy việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Làm tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu giai đoạn tiếp theo.

2.1.1.2. Giai đoạn 2006-2009

* Những mặt mạnh:

Các cấp, các ngành đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, xem cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuẩn hoá theo quy định, nâng cao chất lượng và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức; việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ cho nên đa số cán bộ công chức đều tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chun môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ từ đó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Chất lượng cơng tác đào tạo và trình độ được đào tạo của cán bộ trong các năm 2007, 2008, 2009:

Tỷ lệ tốt nghiệp của các lớp trung cấp do trường chính trị mở theo thống kê của trường Chính trị hàng năm: Năm 2007: Loại giỏi : 2,06 %; loại khá : 26, 91 %; trung bình : 71, 03 %. Năm 2008: Loại giỏi : 2 %; loại khá : 38 %; loại trung bình : 60 % [5, tr.3]

Kết quả chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong 3 năm 2007, 2008, 2009:

Năm 2007: Cán bộ chuyên trách: Văn hố phổ thơng: 84,18% có trình độ trung học phổ thơng (giảm 2,18%), 14,70% có trình độ trung học cơ sở (tăng 1,96%) và 1,10% có trình độ tiểu học (tăng 0,2 %); Lý luận chính trị: 14,51% cao cấp và cử nhân (tăng 3,7%), 46,01% trung cấp (tăng 7,79%) và 24,84% sơ cấp (tăng 1,22%); Quản lý hành chính: 2,55% đại học, 18,30% trung cấp; hơn 95% chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND và 50% phó chủ tịch HĐND và phó chủ tịch UBND được bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hành chính theo chương trình, nội dung của Bộ nội vụ dành cho chức danh chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND; 9,86% các chức danh khác được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước (tính chung tăng 70%); Chun mơn, nghiệp vụ: 31,24% trung cấp trở lên (giảm 5,19% nhưng số có trình độ đại học tăng 3,94%); 6,99% sơ cấp (giảm 2,65%) và 61,76% chưa qua đào tạo (tăng 38,28%). Công chức: Văn hố phổ thơng: 94,02% trung học phổ thơng (tăng 1,58%), 5,89% trung học cơ sở (tăng 1,12%) và 0,095% tiểu học (giảm 0,36%); Lý luận chính trị: 0,45% cao cấp và cử nhân (giảm 2,25%), 28,04% trung cấp (tăng 7,79%) và 28,75% sơ cấp (tăng 3,28%); Quản lý hành chính: 2,5% đại học, 10,28% trung cấp và 0,54 được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước (tính chung tăng 7,54%); Chuyên môn, nghiệp vụ: 52,77% trung cấp trở lên (tăng 2,82%, trong đó đại học tăng 0,66%), 9,19% sơ cấp (giảm 4,13%) và 38,03% chưa qua đào tạo (tăng 20,12%) [88, tr. 4]

Năm 2008: Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số cán bộ cơng chức cấp xã được đào tạo: 2.642 người; trình độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, cơng chức: Lý luận chính trị: 73,37%/100%; Quản lý nhà nước: 86,32%/100%; Chuyên môn, nghiệp vụ: 58,42%/100%.

Năm 2009: Cán bộ chuyên trách, công chức đạt chuẩn là 62%; Đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND cấp xã đạt 88%; Cán bộ không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về ký năng nghiệp vụ đạt trình độ trung cấp trở lên là 1.724 người [81, tr.2].

Kết quả trên đã khẳng định:

Tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành có số lượng học viên vượt xã so với các chức danh cán bộ, cơng chức cấp xã: Trung học Chính trị-Qn sự 203 học viên/140 công chức Chỉ huy trưởng quân sự; Trung học luật và trung học Công an 237 học viên/140 công chức Trưởng Công an; trung học luật 241 học viên/145 cơng chức tư pháp-hộ tịch; trung cấp địa chính-xây dựng 210 học viên/163 cơng chức đại chính-xây dựng. Tỷ lệ chuẩn hố và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đều được nâng lên [87, tr. 4].

Đa số Uỷ ban nhân dân cấp huyện đều xem công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là quan trọng đối với hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và hoạt động của cấp huyện, đã chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả.

Các cơ sở đào tạo của tỉnh đã mở nhiều lớp đào tạo tại trường trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đã giải quyết được nhu cầu học tập cho cán bộ, công chức; đồng thời mở các lớp trung cấp tại huyện để giải quyết nhu cầu học tập cho những cán bộ, cơng chức có hồn cảnh khó khăn. Những đối tượng đã qua đào tạo, bồi dưỡng đa số đều được nâng lên về phẩm chất, trình độ, năng lực và kỹ năng thực thi cơng vụ.

* Nguyên nhân những mặt mạnh:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, hàng năm tỉnh đã chi bình qn hơn 6 tỷ đồng cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã; chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng

đáp ứng hầu hết các khoản chi phí trong q trình học tập, từ đó tạo được sự an tâm và khuyến khích tinh thần học tập cho cán bộ công chức.

Các cơ sở đào tạo đã chủ động xây dựng những ngành đào tạo mới hoặc liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong nước mở các lớp đào tạo tại chức, từ xa và liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và đại học,…đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của cán bộ công chức.

Các cơ quan quản lý đào tạo và đa số Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã quan tâm theo dõi chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu, điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch.

* Những hạn chế:

Một số Uỷ ban nhân dân cấp huyện chưa cập nhật trình độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, cơng chức, cho nên cịn lúng túng trong xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu 70 đảng bộ tỉnh đồng tháp lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (2000 2009) (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w