Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp (1996-2000), Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiện mục tiêu đề ra về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và đã đạt được những kết quả khả quan, làm tiền đề cho việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001-2005.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngày 05/01/2001, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp đã đề ra kế hoạch số 01/KH-UB về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010. Kế hoạch đã tiến hành rà sốt, đánh giá chất lượng việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ cơ sở. Để làm cơ sở cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đầu tư cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở các lớp trung cấp tin học cho đối tượng cán bộ cơ sở.
Sau khi tiến hành rà sốt, khảo sát trình độ năng lực của cán bộ cơ sở về tin học và công nghệ thông tin cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý. Kết quả cho thấy, trình độ cán bộ về lĩnh vực tin học và việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý là hết sức hạn chế. Nhằm thực hiện tốt kế hoạch và tạo tiền đề cho việc triển khai rộng rãi trong hệ thống cấp cơ sở, chủ trương mở các lớp trung cấp tin học là vấn đề cấp thiết và được đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhiệt tình hưởng ứng.
Trong hai năm 2001 và 2002, trường chính trị tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tuyển sinh và mở được 02 lớp trung cấp tin học văn phòng cho đối tượng là cán bộ cấp cơ sở với tổng số 135 học viên tham gia học tập.
Đây là kết quả bước đầu nhưng đã phản ánh được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, đã phát hiện được đúng vấn đề cốt yếu trong đội ngũ cán bộ cơ sở và từ đó đã tạo ra sự phấn khởi, an tâm cho người học.
Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở Đồng Tháp là một vấn đề cấp bách, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khoá IX ra đời, Tỉnh uỷ Đồng Tháp đã chỉ đạo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời đánh giá chất lượng hệ thống chính trị cơ sở và có kế hoạch để nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở Đồng Tháp. Quyết định số 53/2002/QĐ-UB ngày 11/12/2002 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khoá IX về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Quyết định ban hành Kế hoạch đã đánh giá sát thực trạng hệ thống chính trị cơ sở; hệ thống chính trị cơ sở về cơ bản đã hồn thành được nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, tạo ra được sự an tâm, tin tưởng cho quần chúng nhân dân, nhưng tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài, nhiều nơi, mất dân chủ,… cho thấy một bộ phận hệ thống chính trị cơ sở vẫn cịn nhiều yếu kém, hạn chế. Mà vấn đề cốt yếu là do trình độ, năng của đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở khơng đáp ứng được u cầu. Trên cơ sở đó
Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định coi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.
Hệ thống chính trị cơ sở đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh được phản ánh thông qua hiệu quả triển khai và thực hiện, đảm bảo sự ổn định và phát triển; ngược lại hệ thống chính trị yếu, kém sẽ làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân, gây mất ổn định tình hình và nguy hiểm hơn là làm giảm lịng tin của nhân dân vào Đảng vào chế độ. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là đòi hỏi bức thiết, yếu tố để xây dựng tổ chức hệ thống chính trị là nhân tố con người. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực là thực tế khách quan và là yêu cầu cấp bách trong công tác cán bộ. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải có các chính sách đột phá trong cơ chế và chế độ chính sách cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch 12/KH-UB ngày 22/5/2002 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2005 và tổ chức triển khai, quán triệt đến các cơ quan liên quan. Cùng với đó, ngày 02/10/2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định 59/2003/QĐ-UB, về ban hành quy định về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức, viên chức và chế độ chính sách đào tạo đối với cán bộ, cơng chức, viên chức. Quyết định 59 là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiến hành đánh giá lại quá trình đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị mà có kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo yêu cầu. Trong đó có giao trách nhiệm cho trường Chính trị là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ công chức cho tỉnh. Cùng với quy định về quản lý đào tạo là hệ thống các chính sách đào tạo đối với cán bộ công chức, đây là bước điều chỉnh chế độ, chính
sách đào tạo để tạo điều kiện cho Tỉnh uỷ xem xét và đề ra những chủ trương hoàn thiện về cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Bên cạnh việc sắp xếp lại tổ chức, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, quyết định 59 có một sự điều chỉnh tương đối về chế độ chính sách đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và chế độ đối với học viên. Nếu quyết định 97/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định chế độ hỗ trợ tiền ăn cho học viên học tại trường chính trị là 6.000đ/người/ngày (cán bộ hưởng lương) và 8.000đ/người/ngày (cán bộ không hưởng lương) và học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là 5.000đ/người/ngày (cán bộ có lương) và 7.000đ/người/ngày (cán bộ khơng hưởng lương). Thì tại quyết định 59 chế độ chính sách đã có sự tăng lên đáng kể: chế độ hỗ trợ tiền ăn cho học viên học tại trường chính trị là 8.000đ/người/ngày (cán bộ hưởng lương) và 10.000đ/người/ngày (cán bộ không hưởng lương) và học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là 7.000đ/người/ngày (cán bộ có lương) và 9.000đ/người/ngày (cán bộ không hưởng lương) [84, tr.7].
Công tác đào tạo cán bộ là công việc lâu dài, khó khăn, do đó, trong q trình tiến hành phải có kế hoạch cụ thể và để cơng tác đào tạo trở thành nề nếp. Ngày 22/01/2003, Tỉnh uỷ Đồng Tháp ra Quyết định số 372-QĐ/TU về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ học các trường trong tỉnh hàng năm. Ban thường vụ tỉnh uỷ quyết định giao cho trường Chính trị tỉnh chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện khảo sát tình hình chất lượng cán bộ và trình độ cán bộ công chức để lập kế hoạch đào tạo hàng năm và thông qua Ban thường vụ tỉnh uỷ. Để trên cơ sở đó, Tỉnh uỷ theo dõi sát sao cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương khi cần. Từ năm 2003, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp trong đó có cán bộ cấp cơ sở, đều có kế hoạch cụ thể cả về chỉ tiêu, số lượng và được Ban thường vụ tỉnh uỷ phê duyệt.
Do đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được sự quan tâm lãnh đạo sâu, sát của Ban thường vụ tỉnh uỷ và ln được điều chỉnh, bổ sung khi cần. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện ln bảo đảm tính thống nhất và đảm bảo đúng chương trình, kế hoạch.
Kết quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2000-2005: Đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên về chun mơn và lý luận chính trị cho 390 cán bộ chủ chốt cấp xã, đạt 101%; bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho 2.382 cán bộ, công chức cấp xã, đạt 100,8%; đào tạo trình độ trung cấp về chuyên môn trở lên cho 463 công chức chuyên môn, đạt 167%; bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước cho 609 Trưởng ấp, đạt 100% [87, tr.2].
Cụ thể số lượng lớp học và học viên trong các năm cụ thể như sau: năm 2000 tại trường chính trị đã mở được 21 lớp = 2.031 học viên; năm 2001 là: 16 lớp = 1.686 học viên; năm 2002 là: 26 lớp = 2.769 học viên; năm 2003 là: 24 lớp = 2.617 học viên; năm 2004 là: 31 lớp = 3.219 học viên: năm 2005 là: 24 lớp = 2.231 học viên [71, tr.26-27].
Từ năm 2000-2005, tại trường chính trị Đồng Tháp đã mở được: Đại học: 08 lớp = 611 học viên; Cao cấp: 05 lớp = 582 học viên; Trung cấp chuyên môn: 05 lớp = 442 học viên; Trung cấp chính trị: 28 lớp = 2.179 học viên; Trung cấp hành chính: 08 lớp = 557 học viên; Các lớp bồi dưỡng: 80 lớp = 9.475 học viên; Bồi dưỡng chuyên viên chính: 04 lớp = 348 học viên; Bồi dưỡng chuyên viên: 03 lớp = 204 học viên; Bồi dưỡng quản lý nông nghiệp: 01 lớp = 73 học viên. Trong tổng số học viên tham gia học tập tại các lớp có cả cán bộ các cấp, các ngành của huyện và tỉnh nhưng trong đó chủ yếu là cán bộ cấp cơ sở [45, tr.8].
Ngồi ra, tại trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện hàng trăm lớp kết hợp đào tạo, bồi dưỡng đã được mở, đã có hàng ngàn lượt học viên đã được
đào tạo, bồi dưỡng, trình độ, năng lực và kỹ năng công tác không ngừng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn công việc tại cơ sở.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong giai đoạn 2001- 2005 đạt được những kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010. Để chuẩn bị cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả cao, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 53-KH/TU, ngày 18/3/2004 về khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ và tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức của Tỉnh và chỉ đạo cho ban tổ chức Tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn về việc thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức và tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Tỉnh. Hướng dẫn chỉ rõ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở do Ban thường vụ cấp uỷ căn cứ trên hồ sơ và tham mưu cho cán bộ tổ chức, kiểm tra để kết luận và ghi vào phiếu tổng hợp. Đối tượng khảo sát là tồn bộ cán bộ cơng chức đang công tác tại cơ sở.
Kết quả khảo sát là tiền đề để Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 08 tháng 8 năm 2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra Nghị quyết số 64/2006/NQ.HĐND.K7, ngày 19/07/2006 về việc thông qua đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010.
Mục tiêu tổng quát của đề án là: tăng cường số lượng và chất lượng, thu hút, bổ sung nguồn cán bộ, cơng chức, viên chức đáp ứng u cầu địi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh 5 năm tới và làm tiền đề cho những năm tiếp theo.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, đề án nêu ra những chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu nhân lực trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đề án nêu ra chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu cán bộ cơ sở là: 100% cán bộ chuyên trách và cơng chức chun mơn cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên về lý luận chính trị, quản lý nhà nước hoặc chuyên môn nghiệp vụ và được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ năng hành chính theo chức danh và ngạch công chức và nhu cầu đào tạo để thay thế cán bộ, công chức, viên chức đến tuổi nghỉ hưu là 1.739 người; trong đó đào tạo 435 đại học, 459 cao đẳng, 845 trung học chuyên nghiệp. Nhu cầu cán bộ cho các ngành, các cấp là 6.959 người. [42, tr.3]
Tổng chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 là 299,7636 tỷ trong đó kinh phí chi cho đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở là 25 tỷ đồng [39, tr. 4].
Cụ thể hoá Nghị quyết 64 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND, ngày 03/5/2006 về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010.
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã mở hội nghị triển khai, quán triệt nội dung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006- 2010 cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị. Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã triển khai cho các ngành huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Uỷ ban nhân cấp xã đều xây dựng kế hoạch, đưa ra hội nghị tập thể cán bộ của cơ quan bàn bạc dân chủ, nhất trí và thơng qua Đảng uỷ cấp xã, đồng thời phân công cán bộ tổ chức Đảng uỷ và cơng chức văn phịng- thống kê theo dỗi thực hiện.
Kế hoạch đã khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở. Theo kết quả khảo sát đến 31/5/2005, tỉnh Đồng Tháp có 9.983 cán bộ, cơng chức, gồm: 2.297 cán bộ, cơng chức hành chính; 5.670 cán bộ, cơng chức cấp xã; 2.016 cán bộ ấp, khóm. Kế hoạch khảo sát xác định trình độ cán bộ cơng chức
cấp cơ sở: Lý luận chính trị: 266 cử nhân và cao cấp, 1.175 trung cấp; Chuyên môn nghiệp vụ: 192 đại học, 905 cao đẳng và trung cấp; Quản lý nhà nước: 75 cử nhân, 460 trung cấp; Tin học: 32 kỹ thuật viên, 359 chứng chỉ A, B. Trình độ cán bộ ấp: Lý luận chính trị: 10 cao cấp, 103 trung cấp; hành chính: 08 trung cấp; chun mơn nghiệp vụ: 24 đại học, 38 trung cấp; bồi dưỡng ngắn hạn về lý luận chính trị và quản lý nhà nước: 578 người [84, tr.02].
Trên cơ sở thực trạng cán bộ, công chức cơ sở, Kế hoạch đã xác định mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có đủ trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức, điều hành, cơng tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức trong thực thi công vụ” [85, tr.03].
Kế hoạch đã xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở:
Về lý luận chính trị: đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của từng chức danh
và cán bộ, công chức trong quy hoạch. Đào tạo trình độ trung cấp, cao cấp