Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 87 - 97)

Thứ nhất, chú trọng làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử, trên cơ sở đó

tích cực tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự, đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng. Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và rút kinh nghiệm công tác xét xử. Khi đơn vị có các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan thì lãnh đạo Tòa án đó phải tiến hành ngay việc rút kinh nghiệm đối với Hội đồng xét xử. Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Xem xét thành lập Hội đồng lựa chọn các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mang tính chuẩn mực về áp dụng phát luật, chứa đựng nhiều nội dung hƣớng dẫn áp dụng pháp luật để đƣa ra tham khảo ý kiến bình luận của các chuyên gia pháp luật

trong và ngoài Tòa án và tập hợp thành các “Tập án mẫu” để các Tòa án tham khảo, vận dụng trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ án.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối

với các Toà án cấp dƣới, kịp thời phát hiện để uốn nắn, rút kinh nghiệm về những sai sót trong hoạt động xét xử [40,tr.9]. Những vụ án mà bị cáo kêu oan thì phải kịp thời xem xét một cách thận trọng, kỹ càng, toàn diện cả về chứng cứ buộc tội và gỡ tội, đảm bảo không để xảy ra oan sai, nhƣng cũng không để lọt tội phạm. Tất cả các vụ án hình sự lớn, trọng điểm dƣ luận xã hội quan tâm, các vụ án mà quá trình giải quyết có khiếu nại, tranh chấp kép dài thì phải đƣợc Tòa án chủ động kiểm tra, tự rà soát theo trình tự kiểm tra giám đốc việc xét xử, không đợi có đơn đề nghị của đƣơng sự thì mới xem xét.

Duy trì thƣờng xuyên và nghiêm túc công tác giám đốc kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của các Tòa án cũng nhƣ việc duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ đối với các đơn vị trong toàn hệ thống về các nội dung nhƣ: án quá hạn luật định, án tuyên không rõ ràng, phạt tù nhƣng cho bị cáo hƣởng án treo không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ chức Hội nghị toàn quốc về đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng để các vụ án quá thời hạn xét xử, qua đó tạo quyết tâm trong toàn hệ thống Tòa án để khắc phục hạn chế, thiếu sót này. Tòa án nhân dân tối cao nên duy trì việc tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác xét xử và thi hành án hình sự tại các Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; Tòa án quân sự trung ƣơng qua đó chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong công tác xét xử.

Thứ ba, trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, các cơ quan tiến hành

tố tụng cùng cấp tăng cƣờng phối hợp với nhau để đảm bảo giải quyết tốt các vụ án.

Thứ tư, về tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, trong các giải pháp để nâng

cao chất lƣợng công tác xét xử, nâng cao hiệu quả của hoạt đồng định tội danh thì việc tăng cƣờng tranh tụng tại phiên tòa đƣợc xác định vừa là giải pháp đồng thời là nội dung hết sức quan trọng với yêu cầu việc tranh tụng đƣợc thực hiện sâu, rộng ở

tất cả các phiên toà đặc biệt là phiên tòa xét xử hình sự. Qua theo dõi, báo cáo của các Tòa án cho thấy hầu hết các phiên tòa xét xử đều thực hiện tranh tụng; đảm bảo cho những ngƣời tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Đồng thời, để nâng cao chất lƣợng tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử ngoài việc đã xây dựng tốt kế hoạch xét hỏi và tranh luận, đã đảm bảo cho các bên trình bày hết ý kiến của mình về những vấn đề liên quan tới việc giải quyết vụ án, đặc biệt là đảm bảo quyền của bị cáo, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, yêu cầu và tranh luận dân chủ trƣớc các phiên tòa. Đặc biệt, nhiều Tòa án địa phƣơng đã chủ động xây dựng quy chế, chƣơng trình phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng tổ chức tranh tụng tại phiên tòa, nhƣ tổ chức các “phiên tòa mẫu”, “phiên tòa rút kinh nghiệm”. Thông qua việc tổ chức các phiên tòa này đã giúp các Thẩm phán, Kiểm sát viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo các phiên tòa đều đƣợc diễn ra khách quan và đúng quy định của pháp luật. Tất cả các phán quyết của Tòa án chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét đầy đủ chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, Luật sƣ, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Có nhƣ vậy thì chất lƣợng xét xử, giải quyết các loại án mới tiếp tục đƣợc bảo đảm, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm so với năm trƣớc .

Bên cạnh đó, để đảm bảo việc tranh tụng dân chủ, công khai, minh bạch, Tòa án các cấp cần thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sƣ, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự; tạo điều kiện thuận lợi để luật sƣ tiếp cận hồ sơ, nghiên cứu tài liệu trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử; gửi giấy báo đúng thời gian quy định để luật sƣ có thời gian chuẩn bị tham gia phiên tòa; thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về tài chính đối với các luật sƣ chỉ định.

Thứ năm, bảo đảm sự độc lập của chủ thể định tội danh và quyết định

hình phạt; đặc biệt là độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự. Ngoài quy định của pháp luật và lƣơng tâm, trách nhiệm của mình trên

cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập đƣợc và kết quả tranh tụng tại phiên toà, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đƣợc bảo đảm không chịu bất kỳ sự can thiệp, sự chi phối nào từ bên ngoài. Nguyên tắc này đã đƣợc hiến định đảm bảo cho Công lý đƣợc thực thi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Để nâng cao chất lƣợng định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời, tác giả luận đã đề ra các giải pháp sau:

1.Trƣớc tiên là giải pháp về hoàn thiện các quy định của BLHS để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cần thiết phải đƣa ra định nghĩa rõ ràng, cụ thể về lỗi vô ý; về tội Vô ý làm chết ngƣời, tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vào BLHS.

2. Hai là giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời tiến hành tố tụng: cần chú trọng các công tác đào tạo, bồi dƣỡng; nâng cao trình độ lý luận chính trị, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên. Đồng thời, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra kỷ luật công vụ.

3. Ba là thực hiện các giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhƣ: đổi mới các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp phổ biến pháp luật, tăng cƣờng những hình thức đang phát huy hiệu quả trên thực tế nhƣ trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp các yêu cầu, thắc của ngƣời dân về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói chung, về các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng. Đồng thời kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật.

4. Một số giải pháp thực hiện khác nhƣ: chú trọng làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử; tăng cƣờng công tác giám đốc việc xét xử; tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) trong giải quyết các vụ án. Đồng thời tăng cƣờng tranh tụng tại phiên tòa và bảo đảm sự độc lập của chủ thể định tội danh và quyết định hình phạt; đặc biệt là sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự nói chung, các vụ án về các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các

tội vô ý làm chết người trong Luật hình sự Việt Nam” ta có thể rút ra đƣợc những

kết luận sau:

1. Các tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc quy định tại Chƣơng XVIII. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời trong BLHS hiện hành, bao gồm tội Vô ý làm chết ngƣời (Điều 98) và tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99). Các tội vô ý làm chết ngƣời do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, xâm phạm đến khách thể là tính mạng của con ngƣời. Nếu tội Vô ý làm chết ngƣời, ngƣời phạm tội vi phạm quy tắc an toàn trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng thì ở tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, ngƣời phạm tội vi phạm quy tắc an toàn trong nghề nghiệp, trong hành chính mà ngƣời phạm tội là ngƣời có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm phải tuân thủ.

2. Định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự do các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định tại Điều 98 (tội Vô ý làm chết ngƣời) và Điều 99 (tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính). Còn quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là việc Tòa án có thẩm quyền lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể có hình phạt bổ sung) với mức phạt cụ thể quy định trong BLHS hiện hành để áp dụng với ngƣời phạm các tội phạm này. Nắm vững ý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là cơ sở để các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này trong thực tiễn.

3. Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời trong thời gian qua cho thấy công tác điều tra, truy tố, xét xử các loại vụ án luôn đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng chú trọng và đạt đƣợc những kết quả tích cực nhất định, thể hiện năng lực, trình độ và chất lƣợng của các cán bộ tƣ pháp. Tuy nhiên, qua các số liệu và một số vụ án cụ thể, việc định tội danh các tội vô ý làm chết ngƣời vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Các chủ thể định tội danh còn nhầm lẫn giữa các tội vô ý làm chết ngƣời với các tội phạm khác cũng có dấu hiệu chết ngƣời nên còn có quan điểm, những nhận định khác nhau giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án hay giữa các cấp xét xử khác nhau trong cùng một vụ án. Nhƣ vậy, xét về phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra vấn đề cần thiết là cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về các tội vô ý làm chết ngƣời, đồng thời đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt.

4. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong Luật hình sự Việt Nam”, tác giả luận văn đã cố gắng sƣu tầm tài liệu, số liệu, vận dụng lý luận và

thực tiễn. Những giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận văn tƣơng đối cụ thể, tuy chƣa toàn diện nhƣng là những vấn đề cơ bản có thể hoàn thiện hơn các quy định về các tội vô ý làm chết ngƣời. Để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn, tôi mong nhận đƣợc đóng góp cùng những trao đổi, thảo luận của quý thầy cô giáo cùng các anh, chị học viên chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Beo (2009), Luật Hình sự Việt Nam – Quyển 1 (Phần chung),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 2 (Phần các tội

phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (Lý luận, Lời giải mẫu và

500 bài tập), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (tập III, tập V), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (tái bản năm 2007).

6. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội

phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong

khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự

Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Trần Văn Độ (1994), Quan niệm mới về hình phạt, Chuyên đề của Viện

nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, “Bộ luật hình sự: thực trạng và phƣơng hƣớng đổi mới (tháng 9/1994).

11. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), Tội giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

12. Đỗ Đức Hồng Hà (2003), Phân biệt tội giết người với một số tội phạm kh ác

xâm phạm tính mạng con người, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2+4/2003.

13. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an

14. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

15. Phí Thị Ngọc Hƣơng (2011), Tội vô ý làm chết người trong luật hình sự Việt

Nam, Luận văn Thạc sỹ - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trần Minh Hƣởng (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã

được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thực hiện từ 01/01/2010), Nxb Lao động, Hà Nội.

17. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình

sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Đào Tấn Minh (2010) Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

20. Dƣơng Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 87 - 97)