Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội vô ý làm chết ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 79 - 81)

3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội vô ý làm chết ngƣời. chết ngƣời.

Quy định về tội Vô ý làm chết ngƣời (Điều 98) và tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99) trong Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn bộc lộ một số bất cập chƣa phù hợp về phƣơng diện pháp lý hình sự, chƣa tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng cho việc điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt, cụ thể:

Thứ nhất, chƣa có một định nghĩa pháp lý đầy đủ về các dạng lỗi vô ý nói

chung và các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng. Quy định trong Điều 98 và Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1999 không nêu định nghĩa pháp lý của tội vô ý làm chết ngƣời cũng nhƣ tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 cũng chƣa có định nghĩa pháp lý đầy đủ về các tội vô ý làm chết ngƣời, gây nên sự nhầm lẫn và khó khăn trong định tội danh và quyết định hình phạt.

Thứ hai, do việc nhận thức quy định về các tội vô ý làm chết ngƣời trong

tƣơng quan với các tội xâm phạm tính mạng con ngƣời, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chƣa thống nhất nên còn có việc áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan Tòa án khi xét xử.

Để khắc phục những bất cập trên, theo tác giả, cần hoàn thiện quy định về

các tội vô ý làm chết ngƣời nhƣ sau:

- Thứ nhất, tác giả luận văn đồng ý với quan điểm khoa học của GS.TSKH Lê

Văn Cảm về định nghĩa pháp lý các dạng lỗi vô ý nói chung trong của Bộ luật hình sự, nhƣ sau:

“Nếu không có điều tương ứng tại Phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng thì người vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vô ý phạm tội là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật này một cách quá tự tin hoặc cẩu thả.

Vô ý phạm tội do quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện nhưng không có đủ các cơ sở mà quá tự tin vào việc ngăn ngừa các hậu quả đó.

Vô ý phạm tội vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện mặc dù với sự thận trọng cần thiết phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” [7, tr.433].

- Thứ hai, về mô hình lý luận của Tội vô ý làm chết người và Tội vô ý làm

chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trong BLHS

năm 1999 và BLHS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018), đề nghị sửa đổi nhƣ sau:

- Tội vô ý làm chết người:

“1. Người nào vì không thấy trước được hành vi của mình có khả năng

gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc có thể thấy trước nhưng tin rằng hậu quả chết người không xảy ra mà gây hậu quả làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Khái niệm trên thể hiện đầy đủ các dấu hiệu pháp lý về khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm cũng nhƣ mặt chủ quan của tội phạm. Khái niệm này có thể giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh đƣợc chính xác và đúng đắn trong thực tiễn xét xử.

- Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:

“1. Người nào không thực hiện đúng những quy định về an toàn lao động xuất phát từ nghề nghiệp mà họ có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm phải thực hiện gây hậu quả làm chết một người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Người nào không thực hiện đúng những quy tắc hành chính xuất phát từ

nghề nghiệp mà họ có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm phải thực hiện, những quy tắc này có thể do cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc có thể do cơ quan hành chính địa phương ban hành. Trong trường hợp làm chết một người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội làm chết từ hai người trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hành vi làm chết người trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm.”

Đối với tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, trong từng trƣờng hợp cụ thể, phải đối chiếu với các các quy định của các ngành luật khác (luật lao động, luật hành chính...) để xác định ngƣời phạm tội đã vi phạm quy tắc nghề nghiệp hay quy tắc hành chính. Cần lƣu ý rằng hành vi vô ý làm chết ngƣời do vi phạm một số lĩnh vực hành chính thì không phạm tội vô ý làm chết ngƣời mà phạm tội riêng nhƣ: tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng sắt; tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy; tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay; tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông ngƣời...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 79 - 81)