Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 47)

tội vô ý làm chết ngƣời

Định tội danh và quyết định hình phạt các tội vô ý làm chết ngƣời có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau. Trƣớc khi quyết định hình phạt, Tòa án phải tiến hành định tội danh, xác định xem bị cáo bị xét xử về tội gì. Định tội danh đúng là điều kiện để quyết định hình phạt đúng. Trên cơ sở định tội danh, Tòa án mới xác định đƣợc khung hình phạt và hình phạt tƣơng ứng.

Ngƣợc lại, quyết định hình phạt đúng sẽ phát huy đƣợc tác dụng của việc định tội danh, góp phần thực thi công lý và phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm tính mạng nói riêng đạt hiệu quả. Nếu định tội danh đúng nhƣng lại quyết định hình phạt không đúng (quá nặng hoặc quá nhẹ) thì sẽ làm cho việc định tội danh mất ý nghĩa của nó. Khi đó, dù việc định tội danh các tội vô ý làm chết ngƣời là đúng nhƣng hình phạt đã tuyên cho bị cáo vẫn không thể đạt đƣợc mục đích của hình phạt.

1.5. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời

Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời cần đảm bảo các điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời định tội danh; đạo đức, lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của ngƣời định tội danh; hệ thống các quy định của BLHS Việt Nam và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành đầy đủ, thống nhất, cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật hình sự:

Có thể thấy rằng chỉ trên có sở các quy phạm pháp luật hình sự đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và phù hợp thì ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt mới có căn cứ, cơ sở pháp lý vững chắc để xác định tội danh đúng, lựa chọn hình phạt phù hợp với các tội vô ý làm chết ngƣời. Quy định cấu thành các tội vô ý làm chế ngƣời, vô

ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính rõ ràng, cụ thể từng dấu hiệu; phân biệt các tội phạm này với các tội gần giống khác nhƣ tội giết ngƣời, tội cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời, các tội vi phạm quy tắc hành chính, quy tắc nghề nghiệp khác cũng có hậu quả chế ngƣời…; quy định chế tài hợp lý, không quá hà khắc, phù hợp với lỗi vô ý, đồng thời cũng không quá nhẹ hạn chế tính phòng ngừa cũng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đối với hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt đối với các tội này.

Thứ hai, năng lực, trình độ của chủ thể định tội danh:

Định tội danh và quyết định hình phạt là hoạt động của ngƣời tiến hành tố tụng và những ngƣời đƣợc phân công tiến hành một số hoạt động điều tra.

Để đƣợc bổ nhiệm làm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, các chủ thể này phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với Điều tra viên, năng lực chuyên môn là khả năng điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền. Đối với Kiểm sát viên, năng trình chuyên môn là năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp theo thẩm quyền của Viện kiểm sát các cấp. Đối với Thẩm phán, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là năng lực làm công tác xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình.

Có thể thấy không phải tất cả những ngƣời tiến hành tố tụng và những ngƣời đƣợc phân công tiến hành một số hoạt động điều tra đều có thẩm quyền định tội danh cũng nhƣ quyết định hình phạt nhƣng khi họ thực hiện các hành vi tố tụng thì vai trò của họ là hỗ trợ, giúp việc cho ngƣời tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong việc định tội danh nhƣ Thƣ ký Tòa án, Thẩm tra viên, cán bộ công chức tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát…

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời định tội danh là điều kiện cần thiết không thể thiếu trong hoạt động định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. Để có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, ngƣời định tội danh phải đƣợc đào tạo căn bản về pháp luật (có bằng đại học luật hoặc tƣơng đƣơng). Ngƣời định tội danh phải nắm chắc các kiến thức đƣợc giảng dạy ở các trƣờng đại học về các tội xâm phạm tính mạng nói chung, về các tội vô ý làm chết ngƣời nói

riêng: về các dấu hiệu pháp lý hình sự, về hình phạt, quyết định hình phạt… Riêng đối với Hội thẩm thì nên ƣu tiên chọn lựa những ngƣời làm công tác liên quan đến pháp luật, những ngƣời am hiểu về pháp luật nhƣ giảng viên đại học, cán bộ hƣu trí trƣớc kia từng làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý,… để góp phần vào việc định tội danh đƣợc chính xác hơn.

Định tội danh là một hoạt động tƣ duy có tính logic, tính lý luận chặt chẽ cao, yêu cầu sự vận dụng linh hoạt nhƣng chính xác các quy định pháp luật trong thực tiễn áp dụng. Do đó, nếu ngƣời định tội danh không nắm đƣợc các kiến thức cơ bản và phát huy đƣợc tính sáng tạo của mình trên cơ sở đƣờng lối, chính sách hình sự của Đảng và pháp luật hình sự của Nhà nƣớc thì có thể dẫn đến việc định tội danh một cách cứng nhắc hoặc có thể dẫn đến định tội danh sai đối với tội phạm nói chung và các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng. Ngƣời định tội danh trên một nền kiến thức cơ bản đã có cũng cần không ngừng trau dồi, rèn luyện trong quá trình công tác để có thể trở nên ngày một độc lập, vững vàng, không để bị chi phối bởi bất cứ thế lực nào. Khi có năng lực chuyên môn vững vàng, những ngƣời có thẩm quyền kể trên mới có thể đƣa ra đƣợc những nhận định đúng đắn, đánh giá đƣợc các

tình tiết trong từng vụ án cụ thể và tự tin trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của người định tội danh:

Đây chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc định tội danh, quyết định hình phạt nói chung và định tội danh, quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng. Ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt không chỉ cần có điều kiện thứ nhất là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mà còn cần đến điều kiện thứ hai đó chính là đạo đức, lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức ở đây bao gồm cả phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức xã hội. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là một trong điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của họ thể hiện ở chỗ “họ là ngƣời có ý thức tuân thủ pháp luật cũng nhƣ gƣơng mẫu trong việc chấp hành pháp luật, là ngƣời có trách nhiệm và lƣơng tâm trong hoạt động nghề nghiệp;

là ngƣời chiến sỹ kiên cƣờng, dũng cảm trên mặt trận chống tội phạm, bảo vệ công bằng xã hội và là ngƣời có thái độ làm việc khách quan, vô tƣ trong việc nhằm bảo vệ công lý” [3, tr.43]. Trách nhiệm, lƣơng tâm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong phẩm chất đạo đức của ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán luôn phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định pháp luật, chấp hành chính sách, đƣờng lối của Đảng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Là những ngƣời nhân danh công lý, nhân danh nhà nƣớc, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật nên hơn ai hết họ luôn phải là ngƣời đi đầu, là tấm gƣơng trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức cá nhân trong công việc cũng nhƣ cuộc sống thƣờng ngày. Công bằng, liêm chính, chí công vô tƣ là những đức tính cần phải có ở ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt. Nếu ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt có thái độ thờ ơ, thiếu khách quan, thiếu công bằng, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân sẽ dẫn đến hậu quả định tội danh sai, hình phạt đƣợc quyết định không phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, dẫn đến tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Do đó, quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng chống các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng đòi hỏi những ngƣời định tội danh và quyết định hình phạt phải có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng trong tƣ tƣởng, luôn giữ thái độ khách quan, công bằng, sẵn sàng đấu tranh với tiêu cực, bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, làm việc chỉ tuân theo pháp luật.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu chƣơng 1, ta có thể đi đến một số kết luận sau:

1. Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau và BLHS hiện hành cũng chƣa có định nghĩa về tội Vô ý làm chết ngƣời, tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nhƣng sau khi phân tích các dấu hiệu pháp lý, các đặc trƣng cơ bản về các tội này và kế thừa các quan điểm của nhiều nhà khoa học luật hình sự khác, ta có thể hiểu: Tội vô ý làm chết ngƣời là hành vi gây ra cái chết cho ngƣời khác một cách trái pháp luật (trong điều kiện sinh hoạt bình thƣờng) của ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự khi ngƣời này không thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết ngƣời hoặc tuy thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết ngƣời nhƣng cho rằng hậu quả chết ngƣời sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa đƣợc và trên thực tế hậu quả chết ngƣời đã xảy ra. Còn tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là trƣờng hợp ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự làm chết ngƣời do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao động mà do tính chất nghề nghiệp ngƣời đó phải có trách nhiệm hay có nghĩa vụ thực hiện hoặc ngƣời phạm tội vi phạm các quy tắc do Luật hành chính quy định.

2. Định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định tại Điều 98 (tội Vô ý làm chết ngƣời) và Điều 99 (tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính). Còn quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là việc Tòa án có thẩm quyền lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể có hình phạt bổ sung) với mức phạt cụ thể quy định trong BLHS hiện hành để áp dụng với ngƣời phạm các tội phạm này.

3. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời định tội danh; đạo đức, lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của ngƣời định tội danh; hệ thống các quy định của BLHS Việt Nam và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành đầy đủ, thống nhất thì việc định tội danh mới đƣợc chuẩn xác, đảm bảo xét xử đúng ngƣời đúng tội, không làm oan ngƣời vô tội và hình phạt đã tuyên đối với ngƣời phạm tội mới tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Chƣơng 2

CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 47)