Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 81 - 83)

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời gặp khó khăn, vƣớng mắc có những nguyên nhân xuất phát từ trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và việc chấp hành kỷ luật công vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng chƣa tốt, chƣa chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thậm chí có trƣờng

hợp sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, làm ảnh hƣởng tới hiệu quả việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. Mặt bằng đào tạo, kinh nghiệm và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác định tội danh và quyết định hình phạt ở các cấp giữa các khu vực, vùng miền khác nhau còn chƣa đồng đều. Vì thế, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời, tác giả luận văn xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời tiến hành tố tụng khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội này nhƣ sau:

Thứ nhất, cần tập trung làm tốt công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dƣỡng

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tiến hành các hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Theo đó cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với từng loại đối tƣợng công chức và loại hình học tập; có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ, công chức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn theo chuyên, tập trung vào những vấn đề vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử và các quy định mới của pháp luật.

Thứ hai, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh

nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên.

Tăng cƣờng thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ; thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo các quy định của pháp luật; việc xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức phải đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, nhất là những hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng trong khi thi hành nhiệm vụ. Đồng thời, chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, tổ chức quán triệt các văn bản liên quan đến đấu tranh, phòng, chống tham nhũng tới từng cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra kỷ luật công vụ. Xác định rõ

trách nhiệm của cá nhân Thẩm phán và Hội đồng xét xử đối với những sai sót do lỗi chủ quan. Những trƣờng hợp Thẩm phán xét xử oan ngƣời không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì phải kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của Thẩm phán, trƣờng hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do năng lực yếu kém thì phải bị miễn nhiệm hoặc không đƣợc bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán. Những Thẩm phán có bản án, quyết định bị huỷ hoặc sửa do sai lầm nghiêm trọng, cho bị cáo hƣởng án treo không đúng quy định của pháp luật ..., thì phải bị kiểm điểm, đánh giá về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp [41,tr.11].

Đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên để nắm bắt thông tin, thông qua đó xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm, đánh giá chất lƣợng công tác xét xử, truy tố, điều tra của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên để tham mƣu trong việc bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại và bổ nhiệm ở cấp cao hơn đối với các chức danh trên. Cùng với việc xem xét trách nhiệm đối với các vi phạm của của cán bộ, công chức, cần chú trọng việc đề xuất khen thƣởng với nhiều hình thức phù hợp đối với các cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác cũng nhƣ công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, công chức các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, thƣờng xuyên thực hiện việc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và kỹ

năng xét xử cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân; phối hợp ban hành quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân và cơ quan, đơn vị nơi Hội thẩm nhân dân công tác trong việc bố trí thời gian để Hội thẩm nhân dân tham gia công tác xét xử theo yêu cầu của Tòa án [41,tr.12].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 81 - 83)