Các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 29)

1.2. Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời

1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người

chết người.

Từ khái niệm trên về định tội danh, có thể thấy các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời nhƣ sau:

Thứ nhất, định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là một quá trình

nhận thức có tính logic, là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm đƣợc mô tả trong BLHS [3,tr.33]. Hoạt động này chính là việc xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện có phù hợp (tƣơng đồng) với các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội Vô ý làm chết ngƣời và Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tƣơng ứng trong Điều 98 và Điều 99 của BLHS hay không; trên cơ sở đó, đƣa ra sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã đƣợc thực hiện trong thực tế khách quan.

Thứ hai, định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời cũng nhƣ các tội

phạm khác, là hoạt động tố tụng hình sự đƣợc tiến hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo luật định.

Thứ ba, là hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động định tội danh đối với các tội

vô ý làm chết ngƣời đƣợc tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục đƣợc quy định trong trong Bộ luật TTHS. Việc chứng minh hành vi phạm tội; lựa chọn, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đƣợc thực hiện theo quy định và giới hạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đƣợc quy định chặt chẽ không chỉ bảo đảm cho hoạt động tố tụng đƣợc tiến hành khách quan, toàn diện, vô tƣ; mà còn bảo đảm cho hoạt động đó đƣợc tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm không đơn thuần là không bỏ lọt tội phạm, mà quan trọng hơn là không làm oan ngƣời vô tội; tức kết tội đối với ngƣời mà hành vi của họ thực hiện khfông cấu thành các tội Vô ý làm chết ngƣời.

Thứ tư, tuỳ theo việc định tội danh đƣợc thực hiện trong giai đoạn nào mà cơ

quan có thẩm quyền kết thúc việc định tội danh bằng quyết định tố tụng cụ thể: trong giai đoạn khởi tố đó là quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án; trong giai đoạn điều tra đó là quyết định đình chỉ điều tra hay kết thúc điều tra đề nghị truy tố; trong giai đoạn truy tố đó là quyết định đình chỉ vụ án hay quyết định truy tố; và trong giai đoạn xét xử đó là quyết định đình chỉ vụ án hay bản án kết tội hoặc không kết tội …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 29)