Phân biệt các tội vô ý làm chết ngƣời với các tội phạm khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 51 - 55)

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội vô ý làm chết ngƣời trong thời gian qua cho thấy tội Vô ý làm chết ngƣời dễ bị nhầm lẫn với tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và các tội vô ý làm chết ngƣời cũng dễ bị nhầm lẫn với tội Giết ngƣời, tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến hậu quả chết ngƣời. Vì vậy, việc phân biệt các tội này là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc định tội danh các tội Vô ý làm chết ngƣời. Dựa vào các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của các tội vô ý làm chết ngƣời, ta có thể phân biệt chúng nhƣ sau:

2.2.1 Phân biệt tội Vô ý làm chết người với tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Tội vô ý làm chết ngƣời và tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đƣợc phân biệt với nhau bởi những yếu tố chính sau đây: Trƣớc tiên là về mặt khách quan của tội phạm, mặc dù cả hai tội này ngƣời phạm tội đều đã không tuân thủ các quy tắc an toàn nhƣng lĩnh vực của quy tắc an toàn phải chấp hành ở tội vô ý làm chết ngƣời và tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hoàn toàn khác nhau. Đối với

tội vô ý làm chết ngƣời, ngƣời phạm tội vi phạm quy tắc an toàn trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng còn ở tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì ngƣời phạm tội vi phạm quy tắc an toàn trong nghề nghiệp, trong hành chính.

Thứ hai là về mặt chủ thể: tội vô ý làm chết ngƣời có chủ thể tội phạm là chủ thể thƣờng còn tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì chủ thể tội phạm là chủ thể đặc biệt. Ngƣời phạm tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính phải là ngƣời có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính đó. Đồng thời chủ thể của tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cũng phải là ngƣời có năng lực TNHS và là ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên.

Thứ ba là về hình phạt: Tội vô ý làm chết ngƣời có hai khung hình phạt,

khung hình phạt từ sáu tháng đến năm năm với cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 98 và khung từ ba năm đến mƣời năm với cấu thành tăng nặng tại khoản 2 Điều 98. Đối với tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cũng có hai khung hình phạt: từ một năm đến sáu năm với cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 99 và khung từ năm năm đến mƣời hai năm với cấu thành tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 99. Điều 99, tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính còn quy định hình phạt bổ sung đối với ngƣời phạm tội đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.

2.2.2 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội giết người (Điều 93 BLHS năm 1999). BLHS năm 1999).

Tội giết ngƣời đƣợc quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999, theo đó tội giết ngƣời đƣợc hiểu là hành vi cố ý tƣớc đoạt trái pháp luật tính mạng ngƣời khác. Hành vi này có khả năng gây ra cái chết cho con ngƣời, chấm dứt sự sống của họ. Khách thể của tội phạm này là quyền đƣợc sống của con ngƣời; đối tƣợng tác động của tội này là thân thể con ngƣời đang sống một cách bình thƣờng. Mặt chủ quan

của tội giết ngƣời đƣợc thực hiện do lỗi cố ý (lỗi cố ý ở đây là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Đây là dấu hiệu chính để phân biệt tội giết ngƣời với các tội vô ý làm chết ngƣời – các tội thực hiện do lỗi vô ý (có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

Các tội vô ý làm chết ngƣời và tội giết ngƣời đều có mặt khách quan của tội phạm là hành vi làm chết ngƣời. Tuy nhiên, ở tội giết ngƣời thì bất kỳ hành vi nào có khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân và ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể có thể làm nạn nhân chết nhƣng vẫn thực hiện vì mong muốn nạn nhân chết hoặc chấp nhận hậu quả nạn nhân chết. Còn ở các tội vô ý làm chết ngƣời, ngƣời phạm tội không những không mong muốn cho hậu quả chết ngƣời xảy ra mà cũng không có thái độ thờ ơ mặc kệ cho hậu quả đó xảy ra mà đáng lẽ ra phải thấy hoặc có thể thấy, hoặc tuy có thể thấy trƣớc hậu quả có thể xảy ra nhƣng lại tin rằng hậu quả chết ngƣời không xảy ra.

2.2.3 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Điều 104 BLHS năm 1999). đến chết người (Điều 104 BLHS năm 1999).

Tội Cố ý gây thƣơng tích đƣợc quy định tại Điều 104 BLHS năm 1999, theo đó trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm này (khoản 2 – trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích làm chết ngƣời và khoản 4 – trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết nhiều ngƣời). Các tội vô ý làm chết ngƣời và tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời có đặc điểm chung là hậu quả chết ngƣời đã xảy ra, dễ gây nhầm lẫn trong định tội danh nhƣng ta vẫn có thể phân biệt hai loại tội phạm này bằng các dấu hiệu cơ bản sau:

Trƣớc tiên là về mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của các tội vô ý làm chết ngƣời là hành vi vi phạm các quy tắc an toàn về tính mạng, sức khỏe trong các lĩnh vực của xã hội (tội Vô ý làm chết ngƣời) hoặc các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính (tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính). Trong khi đó, hành vi khách quan của tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến hậu quả chết ngƣời đƣợc biểu hiện thông qua hành động dùng tay chân đấm, đá, đánh, dùng dao đâm chém… Những hành vi này có thể

đƣợc thực hiện thông qua phƣơng tiện phạm tội (đâm, chém, đầu độc..) hoặc không sử dụng phƣơng tiện phạm tội (đá, đấm,..) hoặc thông qua súc vật (thả chó cắn, trâu húc…).

Về hậu quả và mối quan hệ nhân quả: trƣờng hợp phạm tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời, ngƣời phạm tội chỉ cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhƣng chẳng may nạn nhân bị chết. Hành vi của ngƣời phạm tội gây thƣơng tích cho nạn nhân và thƣơng tích này dẫn đến chết ngƣời. Cái chết của nạn nhân và thƣơng tích mà ngƣời phạm tội gây ra cho nạn nhân có mối quan hệ nhân quả với nhau. Có thể thƣơng tật nặng làm cho nạn nhân chết cũng có thể là trƣờng hợp nạn nhân là ngƣời cao tuổi, sức khỏe yếu bị bệnh nặng…mà ngƣời phạm tội không biết tình trạng này của nạn nhân, do đó chỉ cần ngƣời phạm tội tác động không mạnh cũng đủ làm cho nạn nhân chết. Còn trong các tội vô ý làm chết ngƣời, hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thông thƣờng, quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết ngƣời.

Thứ hai về mặt chủ quan của tội phạm: các tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc

thực hiện với hình thức lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả). Trong khi đó, tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời đƣợc thực hiện với hình thức hỗn hợp lỗi, ngƣời phạm tội có lỗi cố ý đối với việc gây thƣơng tích cho ngƣời khác nhƣng lại có lỗi vô ý đối với hậu quả chết ngƣời xảy ra. Nghĩa là ngƣời thực hiện hành vi thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết ngƣời, nhƣng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa đƣợc hoặc họ không thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết ngƣời, mặc dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc hậu quả đó. Đây là trƣờng hợp ngƣời phạm tội chỉ cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhƣng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của ngƣời phạm tội. Hậu quả chết ngƣời xảy ra là vì những thƣơng tích do hành vi của ngƣời phạm tội gây ra.

Về mục đích phạm tội: ngƣời thực hiện hành vi phạm tội Cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời không có mục đích tƣớc đoạt tính mạng của ngƣời khác mà chỉ có mục đích làm ngƣời khác bị thƣơng, bị tổn hại về sức khỏe, trong khi ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 51 - 55)