Căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 37 - 41)

1.3. Lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời

1.3.4 Căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người

Để đảm bảo cho cho việc quyết định hình phạt đối với tội phạm nói chung, đối với ngƣời phạm các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng một cách đúng đắn, tránh

đƣợc khuynh hƣớng tùy tiện, chủ quan, duy ý chí, BLHS đã quy định căn cứ quyết định hình phạt buộc Hội đồng xét xử phải tuân theo. Trong quá trình giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử phải đánh giá vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án hình sự, tránh sự tùy nghi, thêm bớt một hay một số tình tiết có ảnh hƣởng đến việc quyết định hình phạt.

Căn cứ quyết định hình phạt là những yêu cầu cơ bản buộc Tòa án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với tội phạm. Chúng là tiền đề, là điều kiện cần thiết để tồn tại của nguyên tắc quyết định hình phạt và cả chế định quyết định hình phạt nói chung. Nếu các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tƣ tƣởng chỉ đạo mang tính chất chung thì các căn cứ quyết định hình phạt là những quy định cụ thể đƣợc ghi nhận trong các quy phạm định của luật thực định [21]. Trƣớc khi BLHS năm 1999 đƣợc ban hành, thuật ngữ “căn cứ quyết định hình phạt” không đƣợc dùng trong các văn bản pháp luật hình sự mà nó chỉ đƣợc dùng trong các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà luật học. BLHS năm 1985 dùng thuật ngữ “nguyên tắc quyết định hình phạt” để nêu các nội dung của thuật ngữ “căn cứ quyết định hình phạt”. Đây là một thiếu sót lớn của BLHS năm 1985 nhƣng đã đƣợc BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa chữa bằng cách dùng thuật ngữ “căn cứ quyết định hình phạt” thay cho thuật ngữ “nguyên tắc quyết định hình phạt” mà BLHS năm 1985 đã dùng.

Theo Điều 45 Bộ luật hình sự hiện hành thì các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: các quy định của Bộ luật hình sự, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [28].

a) Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự

Khi quyết định hình phạt đối với ngƣời phạm các tội vô ý làm chết ngƣời, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS. Đây là căn cứ bắt buộc khi đƣa ra quyết định lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với ngƣời phạm tội. Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý để tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Căn cứ này nhằm đảm bảo tính thống nhất, chính xác khi áp

dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt. BLHS năm 1999 đã quy định Hội đồng xét xử phải “căn cứ” vào quy định của BLHS, còn đối với các

căn cứ còn lại, Điều luật chỉ yêu cầu “cân nhắc”. Theo Điều 45 BLHS năm 1999

thì Tòa án quyết định hình phạt trƣớc hết phải căn cứ vào quy định của BLHS (Điều 50 BLHS năm 2015 cũng quy định thống nhất với BLHS năm 1999). Các quy định của BLHS hiện hành đƣợc chia thành hai loại cụ thể bao gồm: các quy định ở Phần chung và các quy định ở Phần các tội phạm cụ thể. Căn cứ vào các quy định của BLHS tức là căn cứ vào các quy định ở Phần chung và ở cả Phần các tội phạm cụ thể trong BLHS (Điều 98 và 99 BLHS).

Căn cứ vào các quy định thuộc Phần chung Bộ luật hình sự là căn cứ vào các quy định về hệ thống hình phạt, về phạm vi, điều kiện áp dụng và nội dung của từng loại hình phạt. Hệ thống hình phạt trong BLHS nƣớc ta bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo đó, hình phạt chính là hình phạt đƣợc áp dụng chính cho một tội phạm và đƣợc Hội đồng xét xử tuyên độc lập. Các hình phạt là hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt bổ sung là hình phạt đƣợc bổ sung thêm vào hình phạt chính và không đƣợc tuyên độc lập mà đƣợc tuyên kèm một hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính nhƣng có thể tuyên một hoặc một vài hình phạt bổ sung tùy trƣờng hợp cụ thể. Hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với ngƣời phạm tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định.

b) Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm các tội vô ý làm chết ngƣời là những dấu hiệu (về chất) phản ánh sự khác nhau giữa các tội vô ý làm chết ngƣời này với tội phạm khác. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu (định lƣợng) phản ánh mức độ nguy hiểm cụ thể của cùng một loại tội phạm đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp khác nhau.

- Tính chất của hành vi phạm tội: Tội phạm trƣớc hết là hành vi (hành động hay không hành động) đƣợc thể hiện ra bên ngoài của ngƣời phạm tội. Để biết đƣợc là tội phạm hay không là tội phạm trƣớc hết phải căn cứ vào hành vi. Nếu hành vi đó không gây nguy hiểm cho xã hội thì đó không phải là tội phạm. Để xác định một hành vi là nguy hiểm cho xã hội thì ta phải dựa vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại. Quan hệ xã hội đó càng quan trọng thì hành vi xâm hại quan hệ đó càng nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là hình thức lỗi của ngƣời phạm tội

- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm, mà trƣớc hết là mức độ hậu quả xảy ra, công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức thực hiện tội phạm…

c) Căn cứ vào nhân thân người phạm tội

Con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên trong mỗi con ngƣời luôn tồn tại sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Do đó, nhân thân ngƣời phạm tội bao gồm trong nó tổng hợp các đặc điểm của cá nhân về mặt sinh học và mặt xã hội, nói lên tính chất con ngƣời đã thực hiện tội phạm. Nhân thân ngƣời phạm tội là tổng hợp tất cả các đặc điểm có ảnh hƣởng nhất định tới hành vi phạm tội và khả năng cải tạo giáo dục của ngƣời đó. Nhân thân ngƣời phạm tội đƣợc xét trong tổng hòa các mối quan hệ giữa ngƣời đó với xã hội, gia đình và những ngƣời xung quanh và các yếu tố khác nhƣ tuổi đời, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp, thành tích cá nhân, hoàn cảnh gia đình,.. Chỉ khi cân nhắc tới nhân thân, việc quyết định hình phạt mới chính xác, làm cơ sở cho việc đạt đƣợc mục đích trừng trị và quan trọng hơn là mục đích giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội.

d) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Khi quyết định hình phạt, các Tòa án cần phải cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Các tình tiết này, ở mức độ nào đó, có ảnh hƣởng rất lớn tới việc quyết định hình phạt đúng đắn khi lựa chọn biện pháp trách nhiệm hình sự, loại và mức hình phạt áp dụng đối với ngƣời phạm tội cũng nhƣ biện pháp chấp hành hình phạt đƣợc quyết định. Những tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng TNHS không có

ý nghĩa trong việc tăng hay giảm khung hình phạt mà chỉ để Tòa án cân nhắc lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi chế tài áp dụng đối với ngƣời phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 37 - 41)