Khái quát chung về hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 35)

1.3. Lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời

1.3.1 Khái quát chung về hình phạt

Hệ thống các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc đƣợc quy định trong các ngành luật nhƣ: Luật Hành chính, Luật Lao động, Bộ luật dân sự… thì hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất áp dụng đối với ngƣời có hành vi phạm tội. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt đƣợc thể hiện ở chỗ, ngoài việc bị tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam và các Nhà nƣớc khác trên thế giới sử dụng nhƣ công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội và các lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức [43, tr.145].

Hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội không những bị tƣớc đi quyền đƣợc sống (tử hình), quyền về chính trị (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tƣớc một số quyền công dân), quyền tự do (tù chung thân, tù có thời hạn, quản chế, cấm cƣ trú); quyền tự do (tù chung thân, tù có thời hạn, quản chế, cấm cƣ trú); quyền sở hữu (phạt tiền, tịch thu tài sản)… Bên cạnh đó, hình phạt bao giờ cũng để lại cho ngƣời bị kết án hậu quả pháp lý là án tích. Ngoài ra, đối với một số tội phạm ngƣời bị kết án do Tòa án tuyên ngoài việc bắt buộc phải chấp hành hình phạt chính, họ còn có thể phải chấp hành hình phạt bổ sung đƣợc quy định đối với từng tội phạm cụ thể.

Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng

chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [28].

Hình phạt chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội và chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt. Tòa án chỉ đƣợc áp dụng những loại hình phạt đƣợc quy định trong BLHS đối với ngƣời phạm tội. Hình phạt đƣợc quy định trong BLHS nhƣng hình phạt phải do Tòa án quyết định [7,tr.277]. Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng

luật”. Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 thì quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Đây là cơ quan có quyền nhân danh Nhà nƣớc tuyên một ngƣời có tội và áp

dụng hình phạt đối với họ. Tòa án là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam có quyền xét xử và quyết định hình phạt.

Về mục đích của hình phạt: hình phạt có mục đích trừng trị, giáo dục ngƣời phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới – mục đích phòng ngừa riêng và mục đích giáo dục phòng ngừa ngƣời khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm – mục đích phòng ngừa chung.

- Mục đích phòng ngừa riêng: đƣợc thể hiện ở chỗ, hình phạt áp dụng đối với ngƣời phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Mục đích trƣớc hết của hình phạt là nhằm trừng trị ngƣời phạm tội. Và đồng thời, trừng trị nhằm mục đích cuối cùng là giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Trong mục đích trừng trị của hình phạt đã chứa đựng mục đích giáo dục ngƣời phạm tội bởi mục đích của hình phạt trƣớc hết có tác dụng trực tiếp đến ngƣời phạm tội không chỉ đơn thuần là trừng trị mà còn giáo dục ngƣời phạm tội tuân theo pháp luật và phòng ngừa họ phạm tội mới [7,tr.280].

- Mục đích phòng ngừa chung: có nội dung cơ bản thể hiện ở việc phòng ngừa ngƣời khác phạm tội và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân. Hình phạt đƣợc quy định trong BLHS, khi đƣợc áp dụng, trong từng trƣờng hợp cụ thể không chỉ tác động trực tiếp đến ngƣời phạm tội mà còn tác động đến tâm lý của những thành viên khác trong gia đình ngƣời phạm tội, đến những ngƣời khác ngoài xã hội, ngăn ngừa con ngƣời từ bỏ ý định phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 35)