Một số vấn đề đặt ra về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 69 - 79)

2.3 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm

2.3.2 Một số vấn đề đặt ra về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tộ

các tội vô ý làm chết người qua một số vụ án cụ thể.

2.3.2.1 Trường hợp người phạm tội sử dụng điện để chống sinh vật phá hoại mùa màng nhưng gây hậu quả chết người

Ví dụ 1: Vào đầu tháng 3/2013, Đào Văn Tỵ trú tại xã Yên Trị, huyện Ý Yên

tỉnh Nam Định có gieo trồng lạc tại khu vực ruộng màu của gia đình ngoài đê sông gần nhà. Do chuột phá hoại nhiều nên Tỵ đã dùng dây điện trần loại 1 ly buộc vào các thanh tre cắm xung quanh ruộng lạc cách mặt đất từ 3-6 cm, nguồn điện Tỵ lấy từ công tơ nhà mình kéo qua mƣơng nƣớc đến chân đê, tại đây Tỵ đặt một cầu dao tổng sau đó kéo dọc theo bờ đê xuống dƣới lều canh coi. Từ lều canh, Tỵ đấu trực tiếp ra dây điện trần xung quanh ruộng lạc để diệt chuột và có thông báo cho mọi ngƣời trong thôn và có lắp hệ thống đèn quả nhót để cảnh báo cho mọi ngƣời tại 4 vị trí xung quanh ruộng lạc. Ngoài ra, Tỵ còn dùng lƣới đánh cá cao 1,48m và dùng lƣới ni lông cao 90cm chăng theo dọc chân đê sát với ruộng lạc để ngăn không cho ngƣời và chuột vào. Tỵ đã dùng điện diệt chuột đƣợc 4 ngày, thời gian cắm điện diệt chuột từ khoảng 18h30’ đến 3h sáng hôm sau, trong thời gian này Tỵ thƣờng xuyên đi lại và kiểm tra trông coi. Ngày 01/3/2013, Tỵ đấu nguồn điện từ lều canh xuống dây trần để diệt chuột sau đó đi lên đê đóng cầu dao điện, sau khi đóng điện xong Tỵ đi ra phía tƣờng xây của mƣơng nƣớc giáp với ruộng lạc thì nghe thấy có

tiếng ngƣời hô “có ngƣời bị điện giật chết”. Tỵ chạy lại ngắt cầu dao điện sau đó chạy ra phía lều canh thấy anh Vũ Văn Hiếu sinh năm 1990 làm nghề bơm cát thuê ngay gần ruộng lạc của gia đình Tỵ vƣớng vào dây điện và bị điện giật ngã xuống ngay cạnh lều. Tỵ đã cùng mọi ngƣời sơ cứu nhƣng anh Hiếu đã chết ngay tại chỗ, sau đó Tỵ đã đến Công an đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.

Tại bản kết luận giám định pháp y kết luận nạn nhân Vũ Văn Hiếu chết do trụy hô hấp cấp, ngừng tim, nguyên nhân do bị tổn thƣơng bỏng điện, điện giật.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định truy tố bị cáo Đào Văn Tỵ về tội “Vô ý làm chết ngƣời” theo khoản 1 Điều 98 BLHS.

Tại Bản án số 35/2013/HSST ngày 14/8/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Hội đồng xét xử đã quyết định áp dụng khoản 1 Điều 98 BLHS, các điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS quyết định xử phạt bị cáo Tỵ 01 năm 03 tháng tù.

Bị cáo Tỵ kháng cáo xin hƣởng án treo, tại Bản án số 666/HSPT ngày 21/3/2013, Hội đồng xét xử Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định chấp nhận kháng cáo của bị cáo Tỵ, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hƣởng án treo; giao bị áo cho Ủy ban nhân dân xã giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách.

Từ vụ án trên có thể thấy: Hành vi của ông Tỵ là nhằm để diệt chuột và có

thông báo cho ngƣời dân xung quanh khu vực biết, có lắp bóng điện cảnh báo về ban đêm và canh coi khi đóng điện. Do anh Hiếu là ngƣời ở nơi khác đến nên không biết việc anh Tỵ giăng điện đánh chuột nên đã đi qua ruộng lạc của gia đình anh Tỵ, do vấp phải dây điện trần làm chết tại chỗ. Hành vi phạm tội của bị cáo đã có đủ yếu tố cấu thành tội “Vô ý làm chết ngƣời” đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS. Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự an toàn tính mạng của ngƣời khác. Bị cáo là ngƣời có đủ năng lực pháp luật hình sự cũng nhƣ khả năng nhận thức về sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhƣng do vô ý vì quá tự tin nên đã làm chết ngƣời. Mặt khác, bị cáo đã đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại cho ngƣời bị hại là tình tiết

cho ngƣời bị hại xin giảm nhẹ một phần TNHS cho bị cáo, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã ra đầu thú, bản thân bị cáo đã có thời gian phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam là những tình tiết giảm nhẹ đƣợc quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS nên việc Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hƣởng án treo đối với bị cáo Tỵ là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc hƣởng án treo theo quy định pháp luật.

Về việc phân biệt tội danh áp dụng với những trƣờng hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng gây chết ngƣời, ngày 10/6/2002, Tòa án nhân dân tối cao từng có Công văn số 81 hƣớng dẫn nghiệp vụ các tòa cấp dƣới. Theo đó:

+ Nếu ngƣời sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều ngƣời qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trƣờng hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời, nhƣng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có ngƣời bị điện giật chết, thì ngƣời phạm tội bị xét xử về tội giết ngƣời.

+ Nếu ngƣời sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có ngƣời qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết ngƣời không thể xảy ra..., nhƣng hậu quả có ngƣời bị điện giật chết, thì ngƣời phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết ngƣời.

2.3.1.2 Trường hợp người phạm tội điều khiển phương tiện cơ giới nhưng không tuân thủ các quy định về an toàn vận hành gây hậu quả chết người.

Ví dụ 2: Phạm Văn Tú là công nhân lái xe nâng hạ vỏ Container của Công ty

cổ phần đầu tƣ và phát triển Hải Phòng điều khiển xe nâng vỏ Container làm nhiệm vụ gắp vỏ Container hỏng để sửa chữa. Sau khi điều khiển xe gắp vỏ xếp vào luống D, Tú cho xe lùi ra đến khoảng giữa luống D và luống B. Do không quan sát kỹ phía sau nên xe nâng hạ vỏ do Tú điều khiển đã chèn vào ngƣời anh Nguyễn Văn Nam là nhân viên kiểm tra Container đang đi bộ phía sau làm anh Nam chết tại chỗ. Tại bản giám định pháp y xác định nạn nhân Nam bị chết do đa chấn thƣơng nặng. Theo kết luận của Thanh tra Sở Lao động thƣơng binh xã hội thì nạn nhân Nam

trong khi thi hành công việc đã không quan sát, lựa chọn cho mình chỗ đứng và lối đi an toàn trong khi làm việc nên cũng có lỗi một phần.

Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An, thành phố Hải Phòng đã truy tố bị cáo Tú về tội “Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” quy định tại khoản 1 Điều 99 BLHS năm 1999 và quyết định xử phạt bị cáo Tú 20 (hai mƣơi) tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo; thời gian thử thách là 40 (bốn mƣơi) tháng kể từ ngày tuyên án. Và cấm bị cáo Tú điều khiển xe nâng vỏ Container trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Tú và kháng cáo của ngƣời đại diện hợp pháp của bị hại nên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tại bản án số 01/2012/HSPT ngày 05/01/2012, TAND thành phố Hải Phòng đã quyết định không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Tú. Chấp nhận một phần kháng cáo đề nghị tăng hình phạt cho bị cáo, quyết định xử phạt bị cáo Tú 24 (hai mƣơi bốn) tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo, thời gian thử thách là 24 (hai mƣơi bốn) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Nhận xét: về vụ án này, mặc dù có ý kiến cho rằng bị cáo cần đƣợc xét xử về

tội vi phạm các quy định về điều khiện phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (khoản 1 Điều 202 BLHS), nhƣng theo chúng tôi, cả Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm và Viện kiểm sát đều thống nhất ở quan điểm định tội đối với bị cáo Tú. Việc xác định tội danh “Vô ý làm chết chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” đối với bị cáo Tú là hoàn toàn đúng, phù hợp với các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Bị cáo Tú đã không tuân thủ triệt để Nội quy vận hành xe nâng vỏ container (không quan sát kỹ). Còn anh Nam khi làm nhiệm vụ trong bãi đã không tuân thủ triệt để Nội quy an toàn lao động, không quan sát để tránh xa khỏi vùng xe nâng đang hoạt động mặc dù khi xe lùi có tín hiệu còi và đèn tự động. Việc quyết định tăng hình phạt đối với bị cáo Tú của Hội đồng xét xử phúc thẩm là tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị cáo Tú, đã căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ áp dụng cho bị cáo (bị cáo không có tiền án, tiền

sự; phạm tội lần đầu; bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, sau khi phạm tội đã đầu thú; mặt khác nạn nhân cũng có một phần lỗi; bị cáo đã bồi thƣờng thiệt hại để khắc phục một phần thiệt hại, đây là một cố gắng lớn của bị cáo và gia đình vì hoàn cảnh bị cáo rất khó khăn).

2.3.2.3 Trường hợp cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm định tội danh khác nhau Ví dụ 3: Ngày 22/8/2015, Thái Đặng Đình Hậu (là lái xe) điều khiển xe ô tô tải

chở gạch đến bãi đất trống để bỏ gạch. Sau khi bỏ gạch xong, Hậu điều khiển xe lùi vào phía sau để chạy ra nhƣng không chú ý quan sát nên cản sau đuôi xe tông vào bức tƣờng ngăn cách giữa bãi đất trống và con đƣờng dân sinh làm bức tƣờng sập đổ. Lúc này, chị Phan Thị Mƣời và cháu Trần Thị Khánh Thy đang đi phía sau bức tƣờng nên bị bức tƣờng sập đổ đè ngƣời. Hậu nghe tiếng tƣờng đổ nên phanh xe lại chạy ra phía đuôi xe thì thấy một số mảng tƣờng đè lên ngực chị Mƣời. Hậu và mọi ngƣời xung quanh đƣa đi cấp cứu nhƣng chị Mƣời tử vong, cháu Thy bị xây xƣớc nhẹ. Kết luận giám định pháp y kết luận chị Mƣời tử vong do choáng chấn thƣơng, choáng mất máu, suy hô hấp, suy tuần hoàn, ngƣng thở, ngƣng tim và tử vong.

Viện kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã truy tố Thái Đặng Đình Hậu về tội “Vô ý làm chết ngƣời” theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 94/2015/HSST ngày 17/12/2015, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đã áp dụng khoản 1 Điều 98 và điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Thái Đặng Đình Hậu 09 (chín) tháng tù giam.

Ngày 15/01/2016, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng có quyết định kháng nghị với nội dung: bị cáo là tài xế xe ô tô nhƣng khi điều khiển phƣơng tiện, bị cáo không tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, lùi xe không chú ý chƣớng ngại vật phía sau, để cản sau xe tông vào tƣờng ngăn cách giữa bãi đất trống và con đƣờng dân sinh, làm tƣờng sập gây hậu quả chết ngƣời. Hành vi của bị cáo có đủ yếu tố cấu thành tội “Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” theo Điều 99 BLHS. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị chuyển tội

danh đối với bị cáo nhƣng giữ nguyên mức hình phạt tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo.

Do có kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng nên Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Thái Đặng Đình Hậu. Tại bản án số 39/2016/HSPT ngày 26/02/2016, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND thành phố Đà Nẵng nhận định: hành vi của bị cáo đã vi phạm các quy tắc nghề nghiệp, gây thiệt hại đến tính mạng của ngƣời khác; mặc dù bị cáo phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn, đã bồi thƣờng xong cho gia đình ngƣời bị hại, gia đình bị hại có đơn bãi nại xin giảm hình phạt cho bị cáo nhƣng xét thấy bị cáo có nhân thân xấu (đã bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm quy định về giao thông đƣờng bộ); mức hình phạt 09 tháng tù mà án sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo là thỏa đáng, đã dƣới mức khởi điểm của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 99 BLHS. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hậu; chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng; áp dụng khoản 1 Điều 99, điểm b,p khoản 1, khoản Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt bị cáo Hậu 09 (chín) tháng tù về tội “Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp”.

Nhận xét: Việc định tội danh của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

và của Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND thành phố Đà Nẵng trong vụ án này là đúng, việc định tội danh của cấp xét xử sơ thẩm là hoàn toàn sai. Bởi bản thân bị cáo Hậu là ngƣời có giấy phép lái xe ô tô, là tài xế lái xe ô tô nhƣng bị cáo trong quá trình điều khiển phƣơng tiện lại không tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, điều khiển xe lùi sau nhƣng lại chủ quan, không chú ý quan sát chƣớng ngại vật dẫn đến hậu quả làm chết một ngƣời. Hành vi của bị cáo Hậu phạm vào tội “Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” theo khoản 1 Điều 99 BLHS chứ không phải là phạm tội “Vô ý làm chết ngƣời” theo khoản 1 Điều 98 BLHS nhƣ án sơ thẩm đã xét xử. Việc quyết định hình phạt của cấp xét xử phúc thẩm phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị cáo Hậu, đã

dựa trên nhân thân của bị cáo (nhân thân xấu) và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đúng theo quy định pháp luật.

2.3.2.4 Trường hợp Viện kiểm sát và Tòa án định tội danh khác nhau

Ví dụ 4: Đỗ Đình Doanh mua của một ngƣời đàn ông không quen biết 01

khẩu súng côn quay tự chế bằng kim loại bắn đƣợc đạn thể thao, trong đó 06 viên đạn. Sau khi đƣợc hƣớng dẫn cách sử dụng, để kiểm tra tính năng và cách sử dụng súng, Doanh đã tập bắn thử 03 lần trong đó 02 lần bắn vào cánh tủ gỗ trong phòng ngủ và 01 lần bắn ra ngoài trời. Ngày 15/11/2011, Doanh mang súng trên đi cùng các bạn là Trần Văn Sinh và một số ngƣời khác sang huyện AL chơi. Khi ra về, anh Sinh chở Doanh. Khi xe của anh Sinh điều khiển chở Doanh trên đƣờng đi thì Doanh rút súng ra cầm bằng tay phải, kéo búa đập kim hỏa và xoay ổ đạn nhằm bắn vào bóng điện chiếu sáng bên phải nhƣng không trúng. Donh tiếp tục bắn tiếp phát thứ hai thì có tín hiệu điện thoại di động nên Doanh dùng tay trái rút điện thoại ở túi quần bên phải trong khi tay phải Doanh vẫn đang cầm súng ở tƣ thế để ngang ngực, nòng súng chếch lên trên hƣớng vào gáy anh Sinh theo chiều từ phải sang trái. Khi đó anh Sinh hơi nghiêng đầu sang nói chuyện với Doanh thì tay trái của Doanh rút điện thoại ra và đã va vào tay phải đang cầm súng làm súng nổ bắn 01 phát trúng vào sau gáy anh Sinh. Doanh cùng một số ngƣời bạn khác đƣa anh Sinh đi cấp cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 69 - 79)