Giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 83 - 87)

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến

pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ

chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc xem là cầu nối giữa đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà

nƣớc đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng

công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại

học), của các đoàn thể nhân dân”. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có

một vai trò rất lớn trong việc nâng cao ý thức pháp luật xã hội.

Đối với các tội vô ý làm chết ngƣời, bên cạnh các kết quả đạt đƣợc trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhƣ:

Một là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có đƣợc cơ sở pháp lý vững

chắc cho việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp mà ngành Tƣ pháp là nòng cốt đã phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội và toàn dân.

Hai là, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần dần đi vào nề nếp

theo kế hoạch, chƣơng trình cụ thể với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm đối tƣợng đƣợc phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện của địa bàn thực hiện. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã đƣợc triển khai đồng bộ và mạnh mẽ trên nhiều địa bàn, nhân dân ngày càng có điều kiện tìm hiểu pháp luật.

Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bƣớc

đƣợc xây dựng, củng cố.

Bốn là, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa

dạng và thiết thực với ngƣời dân hơn nhƣ: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dƣới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; tuyên truyền pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chƣơng trình truyền hình nhƣ

“Tòa tuyên án; tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của ngành, trên các Báo, Tạp chí nhƣ Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Bảo vệ pháp luật, Báo Công lý…; thông qua các phiên toà xét xử công khai, lƣu động... đã và đang đƣợc triển khai mạnh mẽ.

Ngoài các kết quả kể trên, công tác này còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp cụ thể, thời lƣợng tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn ít mặc dù vấn đề tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đƣợc triển khai đến các cấp các ngành, tuy nhiên nội dung, hình thức tuyên truyên cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu để nâng cao hơn nữa chất lƣợng tuyên truyền để phù hợp với từng đối tƣợng, địa bàn.. cụ thể. Mặc dù, các tội vô ý làm chết ngƣời không phải loại tội phạm mới nhƣng nhận thức về các tội này trong thực tế còn rất hạn chế, một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tội phạm này chƣa đƣợc thực hiện tốt. Các tội vô ý làm chết ngƣời tuy không phải tội phạm mới và chiếm tỷ trọng thấp so với các tội phạm khác nên việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với loại tội phạm này chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm này còn thiếu sót, dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Để khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các tội vô ý làm chết ngƣời kể trên, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là đổi mới các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật. Đa

dạng hóa các hình thức, biện pháp phổ biến pháp luật, tăng cƣờng những hình thức đang phát huy hiệu quả trên thực tế nhƣ trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp các yêu cầu, thắc của ngƣời dân về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói chung, về các tội vô ý làm chết ngƣời nói riêng. Điều quan trọng nhất là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải phù hợp với đối tƣợng thì mới mang lại hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Ví dụ, ở vùng xa xôi, hẻo lánh thì khó có thể tổ chức thành hội

thi, mà chủ yếu tuyên truyền thông qua họp thôn, tƣ vấn trực tiếp tại gia đình. Chú trọng những đối tƣợng hoặc gia đình có thành viên hay vi phạm pháp luật. Đồng thời kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý lƣu động… Phƣơng pháp này sẽ giúp ngƣời dân chủ động tiếp nhận các kiến thức pháp luật hơn.

Hai là kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật của các

cơ quan tƣ pháp. Các cấp, các ngành có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyên truyền viên pháp luật, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn bồi dƣỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho chính đội ngũ này, trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để khi tuyên truyền ở cơ sở họ có khả năng vận dụng kiến thức, phƣơng pháp tuyên truyền vào nhóm đối tƣợng cụ thể cho phù hợp.

Ba là, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hƣớng làm

thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật. Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của ngƣời dân đối với pháp luật. Ngƣời dân thƣờng chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cƣỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cƣỡng chế…). Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần

Bốn là tăng cƣờng kiểm tra về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục

pháp luật. Các cơ quan tƣ pháp trung ƣơng cần thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các đơn vị trực thuộc mình quản lý và tại các địa phƣơng trên cả nƣớc, đảm bảo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thƣờng xuyên đƣợc cập nhật đến cán bộ, công chức ở đơn vị mình. Yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi hình thức tuyên truyền không phù hợp.

Năm là tăng thêm kinh phí cho hoạt động truyên truyền, phổ biến giáo dục

pháp luật. Các cấp, các ngành nghiên cứu bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền pháp luật, nhất là ở cơ sở. Vì để tuyên truyền pháp luật đến ngƣời dân

hiệu quả thì ngoài việc giành thời gian nghiên cứu về các văn bản pháp luật, tuyên truyền viên còn phải nghiên cứu vận dụng hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đối tƣợng, chƣa kể địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông đi lại chƣa thuận tiện... việc thông báo để ngƣời dân đến nghe tuyên truyền cũng là một việc hết sức khó khăn. Việc bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động này nói chung và tuyên truyền viên ở cơ sở nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết.

Sáu là các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng chỉ đạo, quan tâm, phối hợp

với nhau thực hiện tốt hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công chức, ngƣời lao động trong cơ quan, đơn vị mình, đồng thời tƣ vấn, chia sẻ những hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả cho các đơn vị khác.

Bảy là đội ngũ cán bộ tƣ pháp nói chung, cán bộ các cơ quan tiến hành tố

tụng nói riêng cần thƣờng xuyên tự học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chủ động cập nhật các thông tin khoa học pháp lý, cập nhật các văn bản pháp luật mới thay thế, bổ sung đang có hiệu lực để trang bị kiến thức pháp lý đầy đủ, chính xác cho bản thân. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong gia đình, trong cộng đồng dân cƣ nơi mình sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 83 - 87)