Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 29 - 31)

1.2. Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời

1.2.3 Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người

Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là các căn cứ mà dựa vào đó ngƣời định tội danh đƣa ra đánh giá pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện trong thực tế khách quan. Dƣới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, căn cứ pháp lý của việc định tội danh có thể đƣợc hiểu theo hai bình diện sau:

Thứ nhất, xét trên bình diện rộng thì căn cứ pháp lý của việc định tội danh

đối với các tội vô ý làm chết ngƣời là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý về nội dung duy nhất (trực tiếp) cũng nhƣ hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý hình thức cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện

là các tội vô ý làm chết ngƣời.

Thứ hai, trên bình diện hẹp thì căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với

các tội vô ý làm chết ngƣời chỉ có hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện là tội phạm. Kết quả của việc định tội danh là rút ra kết luận rằng hành vi nguy hiểm cho xã hội đang đƣợc giải quyết bao quát quy phạm nào của BLHS. Việc định tội danh cần phải có việc viện dẫn đến điều luật cụ thể của BLHS hiện hành [3, tr38-39].

Trong quá trình định tội danh, nếu chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung thì Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh. Chỉ có Bộ luật hình sự mới quy định tội phạm và hình phạt. Bất kỳ cá nhân hay cơ quan, tổ chức nào cũng không đƣợc phép quy định, mở rộng hay thu hẹp hành vi phạm tội là tội phạm trong Bộ luật hình sự trừ Quốc hội với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, thực hiện quyền lập pháp.

BLHS nƣớc ta gồm hai phần là quy phạm pháp luật phần chung và quy phạm pháp luật phần các tội phạm. Trong đó, phần chung quy định nhiệm vụ, các nguyên tắc, các chế định cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm quy định cấu thành cụ thể của tội phạm và chế tài tƣơng ứng với tội đó. Phần chung và phần các tội phạm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc áp dụng phần các tội phạm phải dựa trên các nguyên tắc, các chế định đƣợc quy định ở phần chung của BLHS. Quy phạm pháp luật ở phần chung và phần các tội phạm có quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu trong định tội danh với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS đối với ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Quy phạm pháp luật phần các tội phạm giúp ta xác định đƣợc hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện trong thực tế là tội Vô ý làm chết ngƣời hay tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Trong quá trình định tội danh các quy phạm phần chung sẽ giúp ta phát hiện các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể.

Khi tiến hành định tội danh một hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu của hành vi vô ý làm chết ngƣời hoặc hành vi vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy

tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cần phải căn cứ vào cả quy phạm phần chung và quy phạm phần các tội phạm trong BLHS, đồng thời viện dẫn một cách đầy đủ các điều, khoản hay một số điều luật liên quan và cần lƣu ý tới hiệu lực về không gian và thời gian của các điều khoản đƣợc viện dẫn. Nhƣ vậy thì việc định tội danh các tội vô ý làm chết ngƣời mới đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS đối với ngƣời thực hiện hành vi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 29 - 31)