II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍN HỞ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP.
15 Sản phẩm phân tích tóm tắt ngân hàng Thương mại Cổ phầ nÁ Châu của phòng phân tích đầu tư PhugiaSecurities.
2.5.1. Nhân tố khách quan
• Công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam còn yếu, các quy định trong việc công bố thông tin chưa chặt chẽ nên độ chính xác trong các thông tin công bố chưa cao, gây khó khăn trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
• Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động. Diễn biến thị trường có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ đầu năm 2006 đến tháng 3/2007: Chỉ số Vn-index của cả 2 sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như giá cổ phiếu trên thị trường OTC tăng giá mạnh với đỉnh điểm là HaSTC-index đạt 459,36 điểm, tăng 90% so với cuối năm 2006 và HoSTC- index (Vn-index) đạt 1170,67 điểm tăng 56%.
Nguồn: www.cafef.vn
Giai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2007: do giá các cổ phiếu đã trở nên quá cao và các biện pháp kiềm chế tăng nóng của thị trường như kiểm soát nguồn vốn, thông tin về việc thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư,.v.v. đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 3 năm 2007. Trong giai đoạn này, chỉ số chứng khoán của cả hai sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM và giá chứng khoán trên thị trường OTC đều giảm mạnh vào cuối tháng 3 và tháng 4, sau đó giao động quanh mức 1000điểm của VN-index và 300 điểm của HaSTC-index. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường vào khoảng 13 tỷ đô la Mỹ, giảm 23%so với quý I/2007.
Nguyên nhân chính dẫn đến thị trường điều chỉnh giai đoạn này:
+ Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về việc khống chế dư nợ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng.
+ Có đến hơn 90% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phát hành thêm cổ phiếu. Nguồn cung hàng hóa dồi dào đặc biệt là các
đợt IPO rất lớn, do cổ phần hóa các tập đoàn như Bảo Việt, PVFC, Vietcombank.
+ Những thông tin bất lợi như tỷ lệ lạm phát trong nước cao, giá vàng tăng cao và biến động mạnh, thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm, đánh thuế thu nhập đối với những người đầu tư chứng khoán (20%) cũng tác động tâm lý nhà đầu tư.
- Thị trường chứng khoán tụt dốc sau một thời gian phát triển quá nóng. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang trên đà tuột dốc. Trong năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ tăng trưởng 25%. Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2007, thị trường chứng khoán đã sụt giảm đáng kể và kỷ lục đáy mới luôn được thiết lập.Nguyên nhân là do các ngân hàng thắt chặt cho vay tiền mua cổ phiếu, lượng cổ phiếu mới tung ra thị trường quá nhiều, đặc biệt là chứng khoán cầm cố) và những lo ngại về sự suy giảm kinh tế thế giới. Một số chuyên gia lại cho rằng, việc thị trường rơi tự do nhu hiện nay có một phần nguyên nhân từ việc NHNN rút 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống tài chính thông qua việc phát hành tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Sự khan hiếm VNĐ trong thời gian qua cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó khăn trong viêc mua cổ phiếu.
Trong tháng 4/2008, Vn-Index chỉ tăng được 1%, khối lượng giao dịch giảm sút, trung bình chỉ đạt 21 tr USD/ ngày, chưa bằng 1/3 so với năm 2007. Nguồn vốn của các nhà đầu tư nhỏ trong thời gian gần đây đang chuyển sang vàng – một phương tiện đầu cơ tích trữ mới hiện nay. Tuy nhiên các nhà nước ngoài vẫn có dấu hiệu tích cực với thị trường. Đồng thời, nhìn chung tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty vào giai đoạn nay khá tốt, các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở về với giá trị thật của nó.
• Thị trường bất động sản sụt giảm.
Năm 2007 được đánh giá là năm sôi động của nên kinh tế Việt Nam. Các thị trường trọng yếu, tập trung nhiều nguồn lực và thu hút sự chú ý của công
chúng là bất động sản, vốn và tiền tệ. Nhiều dấu hiệu thể hiện sự liên thông mạnh mẽ giữa các thị trường này được ghi nhận từ thực tế vân động và các sự kiện kinh tế. Tương tác giữa thị trường bất động sản và chứng khoán gần như là mối quan tâm thường trực của cá nhân mỗi khi tiềm lực được cải thiện hoặc vào lúc cần sắp xếp lại cơ cấu tài sản nắm giữ. Đặc tính nay càng thể hiện rõ hơn khi nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến tích cực, của cải tích l của người dân nhiều hơn. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã ghi nhận việc xã hội xem bất động sản như một phương tiện lưu trữ gá trị bên cạnh vàng và ngoại tệ mạnh (phổ biến là USD). Xu hướng tăng giá bất động sản là động lực khiến thị trường này ngày một sôi động và lấn át các hình thức đầu tư và tiết kiệm truyền thống.
Sau khi thị trường chứng khoán đạt đỉnh (cụ thể là Vn – Index đạt 1.170.67 điểm vào ngày 12.3.2007) thì đã liên tục trồi sụt, xu hướng bất động sản trở nên rõ nét, với mức giá ngày càng cao hơn. Hoạt động kinh doanh bất động sản rất nhộn nhịp, không chỉ trong giới đầu tư, đầu cơ kinh doanh bất động sản, mà tất cả các cơ quan cung cấp tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đầu tư vốn cổ phần. Quý I năm 2007 ghi nhận mức càu bất động sản tăng vọt của những nhà đầu tư thắng lợi trên hoạt động chứng khoán. Lượng tiên mặt thu được từ các khoản đầu tư chuwgns khoán không chỉ góp phần gia tăng khối lượng giao dịch bất động sản mà còn tạo tính thanh khoản rất cao cho thị trường này. Có lẽ đó là lý do trực tiếp nhất dẫn đến cơn sốt bất động sản trong quãng thời gian còn lại của năm 2007.
Giá nhà đất trong quý II 2007 tăng chóng mặt tác động tâm lý thể hiện rõ trong hành vi vội vã tham gia thị trường bất động sản. Những người thực sự có nhu cầu sử dụng cố gắng tìm và sở hữu một món bất động sản phù hợp với nguyện vọng và khả năng tài chính trước khi giá leo thang. Một nhóm khác, chiếm từ 50-60% người mua bất động sản nhanh chân thực hiện các giao dịch đầu cơ để chờ giá lên. Sụt giảm của thị trường chứng khoán từ sau tháng 4
năm 2007 phần nào buộc công chúng điều chỉnh mức kỳ vọng lợi nhuận đầu tư và xem xét lại tiềm lực tài chính, cân nhắc một trong hai lựa chọn: bất động sản hay chứng khoán. Sang đầu quý III, giá nhà đất bình ổn hơn.
Việc thắt chặt tín dụng và tình hình lạm phát 2008 có quan hệ mật thiết tới thị trường bất động sản. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, ước tính khoảng trên 20% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó chi phí xây dựng lại tăng tới 15% đã làm một số dự án không hoàn thành đúng tiến độ. Sự chững lại của thị trường bất động sản đầu năm 2008 đã khiến cho việc giảm giá đất trong giai đoạn gần đây. Đây cũng là những lý do khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản phải bỏ cuộc, hoặc tạm ngưng các dự án để theo đuổi các hoạt động đầu tư sinh lời hơn.
• Các chính sách mới để kiểm soát thị trường tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn.
Đứng trước tình hình lạm phát tăng nhanh trong năm 2007, 2008 một loạt các biện pháp hành chính đã được sử dụng một cách dễ dãi như áp dụng trần lãi suất huy động, tín phiếu bắt buộc… gây nên tình trạng giảm thanh khoản trong các ngân hàng. Nguồn tiền vào các ngân hàng không gia tăng như dự kiến đầu năm 2008, trong tình hình đó, việc rút tiền bằng trái phiếu bắt buộc với lãi suất thấp là một hành động không đúng lúc đã tạo nên hiệu ứng tâm lý xấu đi nhiều về khả năng thanh khoản. Đặc biệt trong bối cảnh việc hoạt động ngân hàng đang khó khăn, phải cõng 20.000 tỷ đồng với lãi suất thấp làm cho khả năng sinh lãi và khả năng tài chính của ngân hàng bị suy giảm và làm hình ảnh của các ngân hàng xấu đi trong mắt các nhà đầu tư.
Những hiệu ứng này cộng với sự hoạt động thiếu bình thường của hệ thống liên ngân hàng qua việc NHNN thực hiện cho vay năng lãi qua đấu thầu lãi sutaats lên đến 30%/ năm và hoạt động cầm chừng với tư cách người cho vay cuối cùng đã làm cho ngay trong hệ thống ngân hàng thương mại có tâm lý về một cuộc khủng hoảng khả năng thanh khoản. Điều này làm cho tâm lý
“dự trữ” trên mức cần thiết xuất hiện ở những ngân hàng mạnh và cơn khát vốn của nhiều ngân hàng gia tăng.
Hiệu ứng tâm lý đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Việc áp dụng lãi suất huy động trần 12% trong khi lãi suất cho vay lên đến 20% đã làm cho người gửi tiền thì không giám gửi, người đi vay phải chịu vay đắt. Vấn đề này làm giảm đi cơ chế truyền dẫn về chống lạm phát, vì rằng khi lãi suất tăng thì sự gia tăng giá trị của nguồn vốn đó phải có đến người tiết kiệm, qua đó làm tâm lý tiết kiệm gia tăng, chi tiêu giảm đi và làm cho cầu giảm đi, kiềm chế lạm phát. Song việc duy trì lãi suất tiền gửi trần đã làm cho giá trị gia tăng của nguồn vốn không đến được tay người tiết kiệm, hậu quả là nguồn vốn tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng giảm đi.