Xác định định hướng đầu tư phù hợp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 98 - 100)

I. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

1. Xác định định hướng đầu tư phù hợp

Sự phát triển gần đây của thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường tài chính trong nước nói riêng đã đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả doanh nghiệp, cho dù họ hoạt động ở lĩnh vực nào đi nữa. Sự phát triển quá nóng của thị trường tài chính trong nước giai đoạn 2006- cuối 2007 đã khiến cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đi theo trào lưu đầu tư tài chính nhằm sinh lời lớn một cách nhanh chóng, tuy nhiên lại tiềm ẩn rủi ro lớn trong tương lai. Các doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn thặng dư do hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, hoặc nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả vào đầu tư tài chính, tạo cho nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế được hiệu quả, nâng cao mức sinh lời cho chính

doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, đầu tư vào lĩnh vực gì? Và đầu tư như thế nào để có hiệu quả đang là vấn đề mà ít doanh nghiệp xem xét đến trước khi thực hiện đầu tư tràn lan như hiện nay.

Do vậy, việc định hướng đầu tư tài chính là rất quan trọng. Tùy vào loại hình doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh mà hoạt động đầu tư tài chính nên đẩy mạnh theo hướng nào là an toàn và hiệu quả. Việc thua lỗ của những doanh nghiệp đầu tư tài chính trong năm 2008 không có nghĩa là đầu tư tài chính sẽ hết thời mà nó chính là bài học cho các doanh nghiệp cần phải có hướng đầu tư hợp lý và tham gia lĩnh vực nào cần phải chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó.

Trước khi thực hiện các quy trình đầu tư tài chính (theo mục 2 phần này sẽ đưa ra) thì doanh nghiệp cần xem xét, phân tích hoạt động kinh doanh chính của mình, cân đối nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính, các quan điểm về khả năng chấp nhận rủi ro, các quy chế về thuế…Sau đó từ tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp bao gồm các nhu cầu hiện tại và tương lai, và các năng lực của bản thân doanh nghiệp để làm cơ sở xác định được một cách có hệ thống các mục đích đầu tư cũng như định hướng đầu tư.

Mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn phải xác định cho mình những mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài đối với hoạt động đầu tư tài chính. Các mục tiêu này phải gắn chặt với yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây là sự biến động của thị trường, nhu cầu của thị trường, ngành nghề nào sẽ cho lợi nhuận tốt trong tương lai…Yếu tố chủ quan: tình hình tài chính, cơ cấu phân bổ vốn, năng lực quản lý, năng lực nhân viên trong công ty…

Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất với số vốn ít nên tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, nhằm mở rộng phát triển doanh nghiệp, không nên đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực khác trong khi năng lực về mọi mặt đều yếu. Hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã mạnh,

thặng dư vốn lớn, hoạt động đầu tư tài chính là cần thiết, tuy nhiên cần có định hướng đầu tư đúng đắn: đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, đầu tư vào những ngành nghê kinh doanh nào, có nên mở rộng sang lĩnh vực hoàn toàn mới không?

Qua diễn biến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động đầu tư còn hàm chứa nhiều rủi ro. Bài học đối với các doanh nghiệp là cần xem xét đầu tư tài chính vào các lĩnh vực gần gũi với hoạt động chính của công ty, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác cần có sự đầu tư về mọi mặt từ khâu quản lý, nhân sự, hệ thống thông tin…để hoạt động chuyên nghiệp hạn chế rủi ro, tăng trưởng ổn định.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w