Tạp chí đầu tư chứng khoán, năm 2008, số 17, trang 22-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 43)

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

9Tạp chí đầu tư chứng khoán, năm 2008, số 17, trang 22-

cổ phần nói riêng, các tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn nói chung đã thành lập các công ty ty con: công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán để thuận lợi cho việc đầu tư chứng khoán của mình. Theo thống kê có 13 trong số đó thành lập quỹ đầu tư Chứng khoán với tổng số vốn là 1.000tỷ đồng, 19 doanh nghiệp đầu tư vào ngân hàng với số vốn 4.400 tỷ đồng và 13 doanh nghiệp đầu tư vào công ty chứng khoán với tổng vốn 420 tỷ đồng.10

Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời gian này đều là một con số đáng kể. Ngân hàng Ngoại thương thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn cho năm 2007 gần 470 tỷ đồng, công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (mã DPM – HOSE) cũng đạt hiệu quả đầu tư tài chính cao với mức doanh thu từ hoạt động này là 139,9 tỷ đồng. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này cũng hoàn thành kế hoạch chuyển đổi thành Tập đoàn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng…đồng thời cũng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Đến năm 2007 riêng doanh thu đầu tư tài chính của tập đoàn là 1.637 tỷ đồng, tăng so với 2006 là 18,2 %.11

Danh mục đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp trong giai đoạn 2006- giữa 2007 này hết sức phong phú. Danh mục trái phiếu chính phủ, tiền gửi vào các tổ chức ngân hàng, tín dụng giảm, thay vào đó là tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu (trên thị trường chứng khoán và trên thị trường OTC) và bất động sản chiếm tỷ trọng cao. Bất động sản năm 2007 có một mức tăng trưởng ngoạn mục, chính 3 đợt sốt vào tháng 2, tháng 8 và cuối năm đã khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn. Nguồn vốn trong giai đoạn này đổ vào bất động sản ước 10 Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp (NSCERD) và BTC (2008) dựa trên 76 tập đoàn

kinh tế và tổng công ty.

tính 5 tỷ USD gồm cả vốn FDI, kiều hối và một bộ phận không nhỏ từ vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn thông (SAM) năm 2007 đã có nhiều dự án bất động sản đi vào khởi công và cho lợi nhuận cao: Dự án Sacom Building với số vốn 35 tỷ đồng, góp vốn xây dựng khu dân cư Nhơn Trạch 67,5 tỷ đồng; Góp vốn dự án KCN Hải Phòng, dự án khu nghỉ dưỡng Sacom resort với tổng vốn đầu tư là 515,5 tỷ đồng (ước tính cho lợi nhuận 58 tỷ đồng trong năm thứ 1 đi vào hoạt động và lên trên 70 tỷ đồng trong những năm sau)

Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuyển vốn từ hoạt động sản xuất sang đầu tư tài chính một cách tự phát, điều này tạo nên mức rủi ro khá lớn. Hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư dàn trải, chưa có một danh mục đầu tư hợp lý.

Bước sang năm 2008, hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp diễn ra ngược lại so với giai đoạn trên, hoạt động của hầu hết các công ty đi vào bế tắc khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, Vn-index liên tục lập đáy mới. Ở nhiều công ty sản xuất kinh doanh, hoạt động trong ngành nghề chính vẫn có doanh thu lớn, lợi nhuận tốt nhưng do phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính nên kết quả cuối cùng là thua lỗ. Doanh thu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE là một ví dụ với doanh thu trên 1000 tỷ đồng, thu nhập gần 200 tỷ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lớn (520 tỷ đồng) do vậy làm lợi nhuận sau thuế âm lớn. Tương tự với tình trạng của REE là Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông SAM với doanh thu trên 1000 tỷ, lợi nhuận 92 tỷ tuy nhiên mức trích lập dự phòng trên 200 tỷ khiến lợi nhuận sau thuế cũng là số âm. Bảng 1 sẽ đưa ra con số cụ thể hơn về mức trích lập dự phòng và lợi nhuận sau thuế của một số công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán có khoản đầu tư tài chính lớn năm 2008.

Bảng 3: Thu nhập hoạt động kinh doanh so với mức trích lập dự phòng tài chính năm 2008 của một số doanh nghiệp.

(tỷ đồng) Mã chứng khoán Doanh thu hoạt động Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động Mức trích lập dự phòng Lợi nhuận sau thuế. REE 1.149,10 953,20 195,90 520,70 -152,39 GMD 1.854,58 1.653,71 200,86 287,68 -168,73 SAM 1.296,39 1.204,03 92,36 244,88 -67,38 HAP 413,84 439,58 -25,74 95,44 -68,72 TPC 456,36 442,33 14,03 36,62 -51,01

Nguồn: Báo cáo tài chính được công bố trên HOSE

Mức độ đầu tư tài chính quá lớn trong năm 2008 đã làm cho giá trị danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp sụt giảm một cách trầm trọng. Bảng 2 sẽ chứng minh cho trường hợp này. Lượng vốn chủ sở hữu đầu tư vào ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì thấp.

Bảng4 : Mức độ đầu tư tài chính của một số công ty niêm yết cuối năm 2008 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính công bố trên HOSE

Mã chứng khoán Quy mô vốn điều lệ Quy mô VCSH ĐTTC ngắn hạn và dài hạn Tỷ lệ đầu tư trên vốn Mức trích lập dự phòng Doanh thu hoạt động REE 810,43 2.088,47 1.618,89 77,5% 520,70 1.149,10 GMD 475,00 1.996,20 982,42 49,2% 287,68 1.854,58 SAM 654,009 2.216,80 1.078,43 48,6% 244,88 1.296,39 HAP 169,724 422,00 258,76 61,3% 95,44 413,84 TPC 205,46 273,39 100,803 36,9% 36,62 456,36

Với sự biến động bất thường của chứng khoán do khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng, trong giai đoạn này thì đầu tư tài chính vào kênh chứng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 43)