Hoạt động đầu tư tài chính tại Ngân hàng cổ phần ACB.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 74 - 77)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍN HỞ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP.

4 Thuếthu nhập doanhnghiệp 00 81 81 581 81 81 81

2.3. Hoạt động đầu tư tài chính tại Ngân hàng cổ phần ACB.

Hoạt động đầu tư tài chính là loại hình đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi. Đối với các ngân hàng thì hoạt động đầu tư tài chính tương đối hẹp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất thông thường (đã đề cập tại chương I). Hoạt động đầu tư tài chính của các ngân hàng nói chung và thương mại cổ phần nói riêng là các hoạt động bỏ vốn mua bán các tài sản tài chính ngắn và dài hạn, trong đó có cả hình thức góp vốn kinh doanh với các doanh nghiệp khác mà không bao gồm các hoạt động gửi tiền tại Ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín

dụng (bởi việc gửi tiền tại ngân hàng nhà nước được coi như việc dự trữ bắt buộc, còn gửi tiền tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nhằm giúp cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế được thuận lợi và nhanh chóng…đây chính là nghiệp vụ của ngân hàng- tổ chức tài chính đặc biệt) hay không bao gồm việc cho vay cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác bởi đây cũng là nghiệp vụ ngân hàng – một trung gian tài chính… Đặc biệt trong giai đoạn này hoạt động đâu tư tài chính của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư chứng khoán(cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh) và góp vốn liên doanh với một số doanh nghiệp khác.

Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư đa số được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thế rút ra nhanh chóng. điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra đầu tư. Tuy nhiên đầu tư tài chính có nguy cơ rủi ro cao hơn, để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư thường đầu tư nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Đầu tư tài chính là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các hoạt động đầu tư khác. Đối với Ngân hàng thì hoạt động đầu tư chứng khoán đêm lại nguồn thu nhập lớn cho mình. Có nhiều mục đích khác nhau trong hoạt động này: có khoản đầu tư kinh doanh nhằm tìm kiếm thu nhập; có khoản nhằm mục đích thanh khoản còn thu nhập chỉ là phụ. Trong quản trị ngân hàng bao giờ cũng phải dự trữ các chứng khoán ngắn hạn, đặc biệt là tín phiếu kho bạc, loại tín phiếu này thường xuyên có lãi suất thấp, nhưng lại có tính thanh khoản cao, đáp ứng mục đích của ngân hàng là nâng cao khả năng thanh toán. Ngoài các chứng khoán ngắn hạn, việc đầu tư trực tiếp vào chứng khoán dài hạn chủ yếu nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Khác với sự phân chia chứng khoán đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp, chứng khoán ngân hàng được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin. Việc phân loại đúng đắn tài sản tài chính nói chung và các chứng khoán nói riêng là tiền đề quan trọng cho quá trình ghi nhận, đo lường và trình bày trên báo cáo tài chính của các NHTM. Sự phân loại chứng

khoán được quy định trong hai văn bản: Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/04/2004 và quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/4/2007. Tuy nhiên các quyết định không đề cập một cách cụ thể và rõ ràng về các dấu hiệu nhận biết để phân biệt các loại chứng khoán này. Trong khi đó theo chuẩn mực kết toán quốc tế số 39 (IAS 39) phân chia các chứng khoán mua vào thành ba loại, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán giữ đến đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán.

+ Chứng khoán kinh doanh: đây là loại chứng khoán mà các NHTM mua vào với mục đích hưởng chênh lệch giá trong ngắn hạn và các tài sản tài chính phái sinh mà được nắm giữ không phải với mục đích phòng ngừa (IAS 39-10).

+ Chứng khoán giữ đến đáo hạn: là các tài sản tài chính mà có các khoản thanh toán khi đáo hạn là cố định hay xác định được mà một doanh nghiệp có ý định giữ đến đáo hạn và có khả năng tài chính để giữ chúng đến đáo hạn, loại trù các khoản cho vay và phải thu nguồn gốc từ doanh nghiệp. Theo IAS 39-79 khẳng định ý nghĩa giữ đến đáo hạn vi phạm khi một trong các điều kiện sau thỏa mãn: (1) Doanh nghiệp có ý định giữ tài sản này trong một khoảng thời gian không xác định; (2) Doanh nghiệp buộc bán tài sản nhằm xử lý các tình huống thay đổi về lãi suất, rủi ro trong kinh doanh nhu cầu thanh khoản hay sự thay đổi về khả năng sinh lời của các khoản đầu tư thay thế, sự thay đổi nguồn tài chính; (3) Người phát hành có quyền thanh toán tài sản với giá trị thanh toán nhỏ hơn nhiều so với giá trị còn lại của nó.

+ Chứng khoán sẵn sàng để bán: là những chứng khoán mà tổ chức kinh doanh mua vào không xếp vào hai nhóm trên thì gọi là chứng khoán sẵn sàng để bán. Khi chứng khoán không đủ khả năng tài chính giữ đến đáo hạn thì chúng thường được chuyển sang nhóm này. Còn khi so sánh chứng khoán sẵn sàng để bán có thời gian năm giữ phụ thuộc vào thị trường còn với chứng khoán kinh doanh thì thời gian nắm giữ ngắn hơn rất nhiều.

Vậy ở phần này, luận văn sẽ phân tích hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng cổ phần Á Châu như là một ví dụ cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 74 - 77)